25 thg 10, 2011

Hà Nội phố - thơ Phan Vũ

   Nhiều người Hà Nội cũng như cả nước rất yêu thích bài hát “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang, nhưng không nhiều người biết Nhà thơ Phan Vũ lời của bài hát đó. Năm 2010 Nhà thơ Phan Vũ ra Hà Nội ông có đọc lại bài thơ này. Ông đánh giá cao nhạc sĩ Phú Quang khi phổ bài thơ để mọi người biết về ông. Kỷ niệm một năm sau ngày ông trở lại Hà Nội xin có vài dòng viết về ông.
    Ông sinh năm 1926 tại Hải Phòng, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Ông không chỉ là nhà thơ, họa sĩ, mà ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như “Dòng sông âm vang”, “Lửa cháy lên rồi”, “Thanh gươm và bà mẹ”. Ngoài ra ông cũng là đạo diễn các phim được đánh giá cao như “Người không mang họ”
  Mùa đông năm 1972 tôi ở Hà Nội, lúc ấy B52 đánh Hà Nội ác liệt. Hàng ngày đi lang thang. Tôi thân với họa sĩ Bùi Xuân Phái, nên hay đi theo ông. Ông vẽ phố, còn tôi nghĩ về phố. Tôi viết bài thơ đó trong khoảng 10 ngày. Nhà tôi ở phố Hàng Bún. Chiến tranh, người ta đi vắng hết. Bom đạn, cây cối nhà cửa đổ nát. Căn nhà tôi ở là một nhà kiểu Pháp, có lò sưởi. Lúc đấy tôi đi lượm cây cối, những mảnh gỗ vỡ, rồi đêm nào cũng đốt lên, rồi làm thơ… Ông kể “Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ”- là cô gái nhà ở phố Quán Thánh, chơi đàn Piano theo học bà Thái Thị Liên cùng Đặng Thái Sơn. Sau này cô sang Nga học, rồi định cư ở Pháp. Thuở đó chúng tôi là bạn thân, ở nhà gần nhau. Trời lạnh, tôi sang nghe cô đàn. Cô ấy sau này có một cuộc đời nhiều truân chuyên, trắc trở...
  Còn tình duyên của ông với nghệ sĩ điện ảnh Phi Nga nổi tiếng với vai chính trong bộ phim truyện Việt Nam "Chung một dòng sông". Cặp trai tài gái sắc Phan Vũ - Phi Nga trở thành một kiểu mẫu gia đình nghệ sĩ sống hạnh phúc, có nhiều thành công trong sự nghiệp. Năm 1985, nghệ sĩ Phi Nga qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Bà mất đi cũng để lại nỗi buồn khôn nguôi trong tâm hồn nghệ sĩ Phan Vũ.



Nhà thơ Phan Vũ


Tranh của Phan Vũ

5 nhận xét:

  1. Con người tài ba quá

    Trả lờiXóa
  2. Bài thơ hà Nội phố, tôi rất thích, định viết nhưng chưa đủ tư liệu. Bây giờ được đọc của ông.
    Với sáu chương, 23 đoạn. Câu thơ ngắt đoạn lô xô, như cầu thang phố cổ.
    Cuối mỗi đoạn là những chấm lửng ngập ngừng, như phân vân ngõ hẹp ngày xưa khi đến.
    Dù lúc đó ta không có tiếng chuông nguyện ngân nga, tiếng dương cầm ngõ nhỏ, nhưng

    Ta còn em màu xanh thật đêm
    Ngôi sao lẻ . . .
    Tôi nhớ
    ... Rất vội,
    Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
    Đêm tháng 5/1972, sân ga Hàng cỏ, tiếng còi tầu thiết tha dọc đường Nam bộ gửi lại ... không một bóng khăn tay...

    Trả lờiXóa
  3. 21/12/1972 Tôi đạp xe từ 18 giờ đi về nơi sơ tán của khoa Toán ở Vĩnh Tường, đi theo đường Sơn Tây 21 giờ máy bay B52 đánh Hà Nội tôi phải vào tránh nạn một nhà dân ở Phùng sau đó ngồi chờ đến sáng. Kỷ niệm khó quên.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi chưa một lần đi thăm Hà Nội
    Tôi chưa một lần đến đất Thăng Long
    Nhưng niềm yêu đất nghìn năm văn vật
    Vẫn ở trong tim tôi tự thuở nào...

    Trả lờiXóa
  5. Có một cán bộ lão thành nói một câu rất buồn:
    Lâu tôi không ra HN nhưng người ta bảo HN bây giờ khác xưa nhiêu, đâu còn là Thành phố Hòa bình?

    Trả lờiXóa