31 thg 10, 2011

Dân không cần biết

     Mấy ngày qua, báo chí nước ngoài và cư dân mạng nói nhiều về tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam đưa ra gần đây, ông CXN nói hơi quá và đôi lúc còn mang tính hận thù, chia rẽ đoàn kết.
Tất cả mọi người hãy dũng cảm vượt qua đớn đau
  Trong lĩnh vực kinh tế tôi thực sự dốt cả lý thuyết lẫn thực hành, chẳng thế mà bài kiểm tra về kinh tế thấp nhất trong các học phần học ở Học viện (6,5 điểm) mặc dù luận văn cuối khóa 9,75 nhưng không đạt giỏi. Hôm qua đọc một tài liệu không thấy báo lề phải đưa, đó là bài phát biểu của PGS.TS Trần Hoàng Ngân ủy viên ủy ban kinh tế Quốc hội nêu ra: Bội chi ngân sách kéo dài nhiều năm qua chưa có xu hướng giảm, kéo theo nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài liên tục gia tăng. Đến cuối năm 2011 nợ công sẽ ở mức 54,6% GDP, mức này là rất cao và cần có những cảnh báo, bởi vì nhìn sang các nước trong khu vực thì nợ công của Thái Lan là 44%, Indonexia là 39,7%.
   Cách đây 3 năm một số nước châu Âu cũng nói nợ công an toàn nhưng nay họ đang vỡ nợ. Tư tưởng nợ công vẫn an toàn đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan Trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách. Năm 2011, chúng ta đã chi vượt dự toán là 9,7%, số đó là 70.400 tỷ đồng và cũng không lạ gì vì năm 2010 chúng ta đã chi vượt dự toán 65.000 tỷ đồng. Để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các doanh nghiệp nội địa, những người nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Từ đó đẩy lãi suất tăng cao gây rủi ro cho nền kinh tế trong nước.

   Nhập siêu nhiều năm ở mức rất cao, 5 năm 2001 – 2005, nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD nhưng trong 5 năm 2006 - 2010 nhập siêu đã lên tới 63 tỷ USD. Đáng lo ngại là kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 khi xác định vẫn tiếp tục nhập siêu 68 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu này sẽ kéo nợ nước ngoài gia tăng. Chúng ta lấy tiền ở đâu để trả nợ? Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và tình trạng người lao động thất nghiệp gia tăng, đặc biệt hơn là nguồn thu ngân sách dựa vào nguồn thu thuế của các doanh nghiệp rất lớn nhưng thực hiện thì rất khó khăn, còn chi thì vượt dự toán, khó khăn về lĩnh vực xã hội cũng không kém.
Lạm phát đã tăng cao kéo dài trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13%/ năm, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và có nhiều mặt hàng tăng phi lý, Ở Việt Nam từ năm 2007, 2008, 2009, 2010 bình quân cán cân vãng lai thâm hụt là 8% GDP. Vậy có nghĩa nền kinh tế của chúng ta đang rơi vào tình trạng báo động. Vấn đề đặt ra là tại sao các nước trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng bởi giá dầu, tình hình chính trị bất ổn… nhưng lạm phát của họ cũng chỉ 4%-5%/năm.
   Những thông tin này không nên để dân biết vì Chính phủ lo cả rồi. Không bao giờ vỡ nợ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét