17 thg 5, 2011

Lạm phát không buông tha cái nghèo


    Bộ KHĐT mới đây đã chỉ ra rằng, khi lạm phát bao trùm xã hội, thiếu đói và đình công ở Việt Nam tăng cao. Thu nhập thực của người lao động sụt giảm vì không đuổi kịp nổi tốc độ tăng giá. Mục tiêu giảm nghèo 2% năm nay có thể bị phá vỡ.

   Hai tháng đầu năm nay và năm 2007-2008 cho thấy, lạm phát đã để lại những hệ lụy rất xấu tới an sinh xã hội. chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh đang trở thành nỗi lo ngại lớn không chỉ cho các nhà quản lý chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Mà còn nhấn chìm chất lượng cuộc sống của người dân.
     Hiện nay ở Việt Nam đa số những người nông dân, người làm công ăn lương, người hưu trí đang gặp không ít khó khăn để gồng mình với bão giá (kể cả giá chợ đen lẫn giá Nhà nước). Khi lạm phát xảy ra, tiền lương tối thiểu tăng không đủ bù đắp mức tăng giá. Nguồn thu từ nông nghiệp không bù được với tăng giá đầu vào như thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, chưa kể còn chịu rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh. Do đó, khi giá cả tăng cao, người nghèo sẽ phải dồn khoản tiền kiếm được chỉ để duy trì cuộc sống dù được hưởng nhiều chính sách miễn giảm của Nhà nước.
  Biểu hiện đáng ngại nhất là tình hình thiếu đói đã bùng nổ trong tháng 1 và 2 vừa qua. Số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010 với 838,6 nghìn lượt người, điển hình là tỉnh Thanh Hoá.
   Tiền lương, tiền công tăng lên chỉ là danh nghĩa, không đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt. Trong khi đó, đây lại là nguồn thu nhập chính của công nhân, lao động tự do, lao động phổ thông. Nghịch lý này đã đẩy quan hệ lao động ở các nhà máy, khu công nghiệp trở nên căng thẳng. Khi mức sống bị kéo lùi, lạm phát trở thành bóng ma tác động tiêu cực tới tâm lý của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Vì lẽ đó, lạm phát không đơn giản tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô mà còn làm gia tăng sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
   Tổng cục Thống kê còn cho thấy, lạm phát đẩy người nghèo càng nghèo hơn. Các chuẩn nghèo của Việt Nam bỗng dưng bị mất tính chân thực.

2 nhận xét:

  1. Thanh Hoá đói kém là vậy phải xin Trung ương trợ cấp lương thực thế mà vẫn nuôi nổi đội bóng đá, mỗi năm tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền, nếu quy ra thóc nuôi được bao nhiêu người dân thiếu đói hiện nay.

    Trả lờiXóa
  2. Lạm phát thì cứ tăng như ngựa vía, đời sống của nhân dân thì ngày càng khó khăn, người nghèo thì càng nghèo... Vậy mà BTC vẫn nghĩ ra được việc tăng tiêu chuẩn xe công, người ta đã tính số tiền phát sinh này đến hàng trăm nghìn tỉ (nếu cũng qui ra thóc?...), trong khi các nước láng giềng như: Trung Quốc thì tăng thời hạn sử dụng xe công, Thủ tướng Nhật Bản thì tình nguyện không nhận lương đến khi khủng hoảng hạt nhân chấm dứt.
    Còn biết bao những điều nghịch lí, biết bao "những điều trông thấy mà đau đớn lòng"...

    Trả lờiXóa