Tôi đã từng là “người bị hại” cũng như “đương sự” trong những chuyện như thế. Tôi không thể quên những hình ảnh khi đi học bị thầy giáo bắt khoanh tay quỳ trước lớp hoặc úp tay xuống bàn để thày đánh có lúc gẫy cả thước, chỉ vì tội mất trật tự trong lớp hoặc ra chơi vào muộn, nhưng tôi chưa bao giờ oán trách thầy sau khi ra trường gặp lại thầy vẫn lễ phép như xưa..
Sau này tôi dạy ở một trường cấp 3 huyện (lúc đó cả huyện chỉ có một trường) giáo viên ở nhiều tỉnh khác nhau, rất nhiều giáo viên Hà Nội bấy giờ nhân dân rất quý, xã hội kính nể chúng tôi. Chính tôi đã nhiếc mắng học sinh, đôi lúc bạt tai các em nam vì tội không thuộc bài hoặc vô lễ với thầy cô giáo. Năm trước có một lớp tổ chức gặp mặt sau 20 năm ra trường tôi nói với các em “Trước tiên tôi xin lỗi các em vì ngày xưa tôi dạy cái gì tôi cũng cho mình đúng còn các em đều sai” các em vỗ tay vang lên.
Nhưng bây giờ thương cho các thầy các cô, học sinh hư mà có lúc phải im lặng. Rất nhiều học sinh bây giờ từ chọn trường, lên lớp toàn bố mẹ và tiền học hộ. Những ngày 20/11, 8/3, 20/10…đều phải đến thăm thầy cô giáo, có phụ huynh đại gia đưa cô đi mua hàng hiệu giá vài chục triệu.
Hôm trước ngồi chơi với mấy giáo viên họ nói: Chẳng dại gì mà nhiếc mắng học sinh, mình có làm tốt cũng chẳng được gì, đôi lúc còn mang vạ vào thân, ban giám hiệu được phụ huynh chăm sóc hoặc điều khiển từ xa nên bọn em chỉ dạy cho xong việc, hơi đâu mà bồi dưỡng uốn nắn học sinh”
Nghe xong tôi thấy buồn và xót xa.
Ở xa không đến thắp cho em Dương một nén hương để tỏ lòng thương tiếc, nhưng cũng không khỏi trách em dại dột mà làm nhiều người khổ. Có phải đây là một trong những nguyên nhân mà mấy năm nay số sinh viên vào sư phạm giảm đi nhiều?
cái gì cũng có tại ai , ở đây chả biết tại ai , vì kiểu như thế này đã lâu rồi
Trả lờiXóaXót xa này không chỉ riêng "ai" !...
Trả lờiXóaBuồn ta, là của muôn người.
Trả lờiXóaBuồn ta, không chảy thành đôi lệ hèn,
Buồn ta, ấy lửa đang nhen,
Buồn ta, ấy rượu lên men say nồng.
Những lúc buồn, và cả những lúc tràn ngập nỗi buồn (tưởng như không thể nào chịu nổi), muội thường tự an ủi mình bằng những câu thơ trên.
(Những câu thơ ấy đã theo muội từ những năm còn học cấp 3 tới bây giờ)
Em chia sẻ với thầy nhưng vẫn nhói một niềm đau. Em Dương dại dột và hiện đại như nhiều học sinh bây giờ.Đau xót! Nhưng niềm đau lại ở chỗ:Chính xã hội đương đại không cho các em một cái chuẩn về đạo lí mà lại nặng về pháp lí(hoặc có vẻ như thế).Người ta quên mất rằng: đạo lí là cơ sở của pháp lí.
Trả lờiXóarất đồng ý với bác Hùng Tăng
Trả lờiXóa