Tôi đã từng có thời kỳ được gọi là lãnh đạo, dù chức sắc chẳng là “cái đinh gỉ” nhưng vẫn thấy “oai” khi trong Hội nghị, cuộc họp hay trong lớp học được tôn vinh là lãnh đạo.
Một trong những cái sợ của lãnh đạo là nghe mọi người góp ý phê bình mà các cụ thường gọi là “nghịch nhĩ”, chỉ thích được khen dù là khen đểu, chính những cái đó làm suy yếu lãnh đạo, mặc dù trong cửa miệng cũng “phê và tự phê là vũ khí sắc bén”. Nhiều khi cành cây gẫy cũng tưởng là cánh cung đang ngắm vào mình.
Đọc bài “Đừng hoảng loạn vì lạm phát cao” của Tiến sỹ Nguyên Quang A trên báo Lao động ông phân tích có cơ sở khoa học của một chuyên gia kinh tế , tôi đã từng tiếp xúc với ông, nhìn bề ngoài một con người đầy sắc lạnh, nhưng khi nghe nói chuyện mới thấy ông hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực.
Ông cho biết Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo lạm phát ở Indonesia , Philippines , Thái Lan , Malaysia tính chung lạm phát năm nay khoảng 6,1% trong khi mức năm trước chỉ là 4,4%. IMF dự báo tỷ lệ lạm phát ở Indonesia có thể lên 7,1%; tại Philippines khoảng 4,9% ; Thái Lan 4,0% và Malaysia 2,8% trong năm 2011 so với cùng kỳ năm trước.
Vậy thì nguyên nhân gì đẩy Việt Nam đột biến CPI tháng 4 vừa qua: đó là sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng qua đối với quá nhiều thứ. 11-2-2011 phá giá đồng nội tệ 9,3% khiến cho tác động của giá thế giới đến CPI được khuếch đại lên; 24-2-2011 tăng giá xăng 17,7% rồi đến 29-3-2011 lại tăng tiếp thêm 10,4% nữa; từ 1-3-2011 tăng giá điện trung bình 15,32%. Trong khi đó ta toàn đổ lỗi cho khách quan, cho rằng tăng giá thế giới... không hề nhận sự điều hành yếu kém của Chính phủ. Theo Tổng cụ Thống kê:
Năm 2005: CPI 8,40%; GDP 7,79%; Lương cơ bản 350 đồng
Tháng 5 Năm 2011: CPI 9,64%; GDP 6,78; Lương cơ bản 830 đồng.
Năm 2008 CPI lên đến 19,9; bình quân 6 năm qua CPI 10,92%, như vậy đồng tiền Việt Nam mất giá thế nào, dù tháng 5 này có "tăng" lương cơ bản lên 830 đồng cũng vô nghĩa không bù được sự bão giá hiện nay.
Năm 2008 CPI lên đến 19,9; bình quân 6 năm qua CPI 10,92%, như vậy đồng tiền Việt Nam mất giá thế nào, dù tháng 5 này có "tăng" lương cơ bản lên 830 đồng cũng vô nghĩa không bù được sự bão giá hiện nay.
Nhìn vào đó đời sống của người làm công ăn lương thế nào mọi người đều hiểu.
Trích bài thơ "Tăng đi em" của Thanh Chung mượn lời bài "Đi đi em" của Tố Hữu:
Trả lờiXóaRứa là hết! Vàng -Đô la tăng giá
Còn mong chi ngày trở lại Giá ơi!
...
Biết làm sao Em hỡi nói cùng nhau
Lạm phát vẫn tăng hoài như ngựa vía
Thì Em hỡi tăng lên đừng tiếc nữa
Ngại ngùng chi nấn ná chỉ thêm sầu
Tăng đi Em, can đảm, giá xăng lên
Ừ đi bộ, phải đâu là tội lỗi
Anh mới hiểu càng ngậm ngùi khổ tủi
Càng dày thêm khát vọng đổi đời nhau
Tăng đi Em, ai chóng phất, chóng giầu(?)
Mặc con sãi vào chùa quét lá
Để thêm nhớ mai sau ngày Bão giá
Mà hôm nay ta mới chỉ bắt đầu.
Qua Hội nghị ADB tổ chức tại Việt Nam tuần qua, mới thấy Việt nam đứng ở đâu trong khu vực?
Trả lờiXóa