“Hòa thượng Thích Học Toán đi tu ở trên núi, ít quan tâm đến ái ố hỉ nộ của nhân gian. Gần đây, không may hắn lại bị cuốn vào vòng quay của nhân loại đặc biệt là các nỗi buồn vui liên quan đến khai thác kim loại mầu ở Tây Nguyên. Thay cho kinh kệ, hắn chúi mũi vào đọc đủ thứ chuyện liên quan đến cái mảnh đất chôn chau cắt rốn mà đáng ra với tư cách là một nhà tu hành chuyên nghiệp, hắn đã tưởng cắt được tiền duyên. Đáng buồn hơn nữa, hắn lại còn bị nhiễm thêm căn bệnh thế kỷ là thích đọc blog và viết blog theo gương đồng chí.
Đây là lý do Hòa thượng quyết định khởi động. Nhưng Blog này chỉ nói đến kinh kệ toán học : từ lý thuyết số, đại số, hình học, giải tích đến tổ hợp và có thể lan man sang vật lý nhưng nhất định blog không bàn đến kim loại màu ở Tây nguyên, dành chỗ khác để bàn câu chuyện thú vị này. Xin mời anh em bốn phương đến đây nói chuyện toán học với Hòa thượng Thích Học Toán.
Tên tục của Thích Học Toán là Ngô Bảo Châu. Bạn bè đóng góp vào blog này giữ bản quyền cho bài viết của mình. Thích Học Toán không giữ bản quyền, chỉ đề nghị ai sao chép thì ghi rõ nguồn gốc.”
Huy chương Fields |
Tranh cổ động cho Đại hội toán ICM |
Trong blog của NBC có commen “Có đây đó thông tin, chắc như đinh đóng cột, là bạn Châu được giải thưởng nọ kia. Bần đạo xin nhắc nhở các bạn nhà báo cần luôn luôn tỉnh táo. Trước buổi khai mạc hội nghị toán học thế giới, mọi tin tức chỉ mang tính chất phỏng đoán. Ngay anh bạch tuộc lần này cũng còn im như thóc. Sự manh động của một số bạn nhà báo có thể làm mất mặt quốc gia, và các bạn đó có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.” Ta hãy chờ đợi ngày vinh quang sắp đến gần.
Nhớ lại bài toán Fermat (1601-1665) Không tồn tại các số nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2. Ông đã ghi thêm một câu bên cạnh: “Tôi đã chứng minh được điều này, hay tuyệt! Nhưng lề cuốn sách này quá nhỏ, nên không thể viết ra ở đây.”
Mặc dù tôi biết để chứng minh bài toán này mấy thế kỉ qua đã làm tốn bao giấy mực, công sức của các nhà toán học thế giới, mãi đến tháng 8 năm 1995 sau 8 năm nghiên cứu Andrew Wiles (1923-2005) mới giải bài toán thành công, nhưng theo như mọi người thường kể cũng chỉ là món quà Wiles mừng ngày sinh nhật của vợ. Bài toán nổi tiếng thế giới là vậy chỉ là món quà cho phụ nữ. Thế mà bao nhiêu người trong đó có cả mình đã tự cho là hạnh phúc khi làm xong bài toán có thể gọi là vớ vẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét