Mấy ngày nay báo chí trong nước đưa tin và đánh gía cao Ngô Bảo Châu điều đó là hoàn toàn đúng đắn vì giải Fields có từ năm 1936 mới chưa đầy 50 nhà toán học trên thế giới nhận giải. Có báo đưa cả Bổ đề cơ bản và chương trình “Leng –leng” cho dân ta biết. Tôi không hiểu sâu lắm, cứ tạm dịch nôm như thế này:
Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng hai lí thuyết số học và lí thuyết nhóm có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert và cách thể hiện quan điểm đó đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Choáng chính cả với ông.
Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển. Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép, chân vịt cùng cỡ. Bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.
Ông Robert nghĩ cần phải có “một sợi dây” móc hai tàu với nhau và ông cùng học sinh làm mấy lần đều thất bại. Người đã thử rồi làm thật, đã nối được hai con tàu đó lại với nhau chính là GS Ngô Bảo Châu Việt Nam.
Năm 1946 sau ngày độc lập Bác Hồ có viết “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quấc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu…” GS Ngô Bảo Châu đã làm được điều này và Việt Nam đã ngang hàng với nhiều nước trên thế giới.
Những lần giao lưu với học sinh thi toán Quốc tế, bọn Tây thường bảo học sinh của ta "tao lạ cho chúng mày một đất nước chiến tranh như vậy, nghèo đói là thế sao chúng mày giỏi thế. Những Bất đẳng thức rất rất khó trong đề thi IMO chúng tao bó tay mà chúng mày giải ngon. Sao chúng mày không biết vận dụng để đưa kinh tế đất nước lên, đừng để quanh năm đi vay mượn. Dân tộc Việt Nam vẫn băn khoăn lo lắng tự hỏi mình: Dân tộc ta sẽ đi lên như thế nào, vị thế của chúng ta ở đâu trên thế giới? Điều đó đòi hỏi ngành Giáo dục đóng góp công sức để trả lời câu hỏi này.
Có một giáo sư nổi tiếng đã nhận xét “Những quốc gia càng được thiên nhiên ưu đãi thì càng có nguy cơ tụt hậu”. Lời lý giải đến từ chính những quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi: Phải dùng nỗ lực của con người để vượt qua những bất công của thiên nhiên. Không ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đông, nhưng chưa có quốc gia nào ở đó vượt lên để gia nhập nhóm “các nước phát triển” mà mãi vẫn dừng lại ở “các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu Phi. Nhưng hầu hết các quốc gia ở đó vẫn đang ở mức “kém phát triển”. Nhật Bản, Phần Lan, Ireland… là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu. Trong khi đó các sách giáo khoa Việt Nam chúng ta vẫn dạy trẻ em: Nước ta rừng vàng biển bạc, tài nguyên dồi dào, dân tộc anh hùng ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đánh thắng nhiều đế quốc lớn....
Có người còn nêu câu hỏi: Vào WTO chúng ta sẽ bán cho thế giới cái gì, họ giúp ta được những gìớcuốt ngày báo, đài, tivi đưa tin nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê, đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và hạt điều. Nhưng mấy năm nay có thấy tiến bộ gì đâu.Nông đân vẫn khổ, được mùa lại càng thêm lo.
Nhà báo Thomas Friedman của tờ báo New York Times đã đưa ra khái niệm dùng trọng lượng của sản phẩm để so sánh trình độ quốc gia. Hãy xem một ví dụ: để thu được 500 USD, người ta có thể làm gì?
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá.
Nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo.
Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100 kg.
Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg.
Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1 kg.
Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg.
Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg.
Sức mạnh của vó ngựa đã từng giúp Mông Cổ hay đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) bá chủ một thời, sức mạnh của cánh buồm rộng lớn đã giúp Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha thống trị thế giới. Rồi đến thời sức mạnh của những chiếc động cơ hơi nước đã giúp nước Anh chiếm lĩnh khắp nơi để họ có thể nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”. Tất cả đã lùi vào dĩ vãng.
Ngày nay, tất cả những quốc gia trở nên hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ. Đấy là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Điều này các nhà quản lí vĩ mô ở Việt Nam đã nhận thức ra, nhưng để thực hiện khó quá. Suốt ngày đi đuổi bắt mấy người không đội mũ bảo hiểm, đi cắt băng khánh thành, xúc mấy xẻng đất khởi công nhà máy, khu đô thị, xử kiện tham nhũng … như vậy còn có thời gian đâu để suy nghĩ phát triển học thuyết xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Quay đi bán bán khoáng sản và cho thuê đất trồng rừng. Như thế mãi mãi là “Chúa chổm” và vợ chồng “Chị Dậu” mà thôi.
Chẳng thế để chọn các cháu vào đại học đề thi phải “hay và khó” đến nỗi anh bạn tôi luyện thi toán phải kêu lên:
"Ra kiểu đểu, quá khó với học sinh, đáp án đưa ra từ hệ phương trình chuyển về xét hàm số f(2x) đã vậy rồi lại còn hàm số g(x) mà hàm số học ở lớp 10, đ..đứa học sinh nào nghĩ ra điều ấy, thử hỏi mấy ông ra đề ngồi trong phòng thi có làm nổi không? Khó hơn cả đề thi học sinh giỏi Quốc gia, thi Toán Quốc tế, cả nước có mấy em được điểm tuyệt đối môn toán khối A."
Thật khác người cách chọn nhân tài của người Việt Nam.
đánh giá quá chủ quan rồi ạ, mấy cái trên thì mình không biết, nhưng còn cái môn toán khối A mình vừa mới thi xong thì ko có chuyện khó hơn đề thi học sinh giỏi quốc gia đâu ạ. Có chăng chỉ là cách ra đề của các bác ghế trên chỉ tìm được mấy thằng cày bừa tru bò thôi, không có tính tư duy, chỉ mang yếu tố kĩ thuật, kĩ năng, đó là điều mình chán nhật ở giáo dục Việt Nam. Dạy cho người ta con đường để nghĩ ra lời giải chứ không phải chỉ cho người ta một con đường đẹp đẹp để lúc nào có con đường ấy thì đi, không có thì đành bó tay
Trả lờiXóa