31 thg 7, 2013

CHUYÊN ĐỀ NĂM 2013

   Hai ngày nay cùng với Sở GD-ĐT Hà Nội, Hội toán học HN, Tạp chí Toán học - Tuổi trẻ, Tạp chí Toán tuổi thơ, trao đổi chuyên đề với giáo viên toán THPT huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên và Phòng Giáo dục huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Hoài Đức.  Giáo viên rất thích thú với cách sinh hoạt này, tài liêu tôi gửi trước, họ chăm chú theo dõi ý tưởng của mỗi bài, có những bài bài tôi giải theo hướng đi khác với tài liệu có sẵn, chính mình cũng thỏa mãn với những suy nghĩ ấy. Với tình thần luôn làm mới những lới giải bài toán cũ. 
  Từ đầu giờ đến khi kết thúc, hội trường chật kín người. Làm tác giả thấy vui.  
Cả đoàn đến Đông Anh


Giáo viên Ba Vì, Hoài Đức, Phúc Thọ 

Học viên theo dõi tác giả thuyết trình


Thầy Thẩm Đức Khuê (nguyên phụ trách toán sở HN)
Hồ Quang Vinh Thư ký Toán học tuổi trẻ và trưởng bồi dưỡng HN

Sử dụng phần mềm trong giảng dạy 

Trên bục giảng

Học viên lên làm bài


28 thg 7, 2013

Kết quả IMO năm 2013

  Kỳ thi IMO 2013 Việt Nam giành được ba Huy chương vàng, ba Huy chương bạc, đứng thứ 7/97 nước tham dự. Năm nay thi tại Colombia, học sinh Việt Nam làm trọn vẹn bài 1 và bài 4, bài số 4 hình học phẳng dễ hơn năm trước hs lớp 9 làm được, bài số 6 bài toán tổ hợp quá khó với hs. Kết quả học sinh VN trên trang web IMO (dangnba)

 54th IMO 2013

VNM at IMO 2013
Contestant []P1P2P3P4P5P6TotalRankAward
Abs.Rel.
Team results42302042415180793.75%GGGSSS
Anh Đức Võ747772342395.83%Gold medal
Tuấn Huy Phạm775770332695.26%Gold medal
Thành Trung Cấn Trần773761313493.74%Gold medal
Lê Công Đinh772770304691.46%Silver medal
Đăng Phúc Trần750772286188.61%Silver medal
Đỗ Kiên Hoàng7037702413175.33%Silver medal
Leader: Bá Khánh Trình Lê
Deputy leader: Anh Vinh Lê
  Năm nay Trung Quốc đứng thứ nhất, sau đó đến Hàn Quốc đều có 5 HCV, 1HCB. Nhìn vào phổ điểm cao nhất 41 điểm (tuyệt đối), không có hs đạt điểm điểm 36 và 39.
 HCV từ 31 điểm trở lên, HCB từ 24 điểm trở lên, HCĐ từ 15 điểm cao hơn năm 2012.
 Đức tụt xuống thứ 27, Thái Lan bật ngoài tốp 10.

24 thg 7, 2013

TIN BUỒN

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Vinalines sớm hoàn thiện và nộp hồ sơ phá sản doanh nghiệp đối với công ty Vinashinlines và Falcon theo quy định.

Liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

23 thg 7, 2013

NỖI PHIỀN CỦA BÀ CHÁNH ÁN

Mấy ngày nay ở Cửa Lò đăng bài của GS Nguyễn Tiến Dũng đọc cho vui
Trương Tùng bị bắt và lần đầu tiên trong đời phải ra tòa vì tội cư trú bất hợp pháp tại Cộng hòa Ba Lan. Phiên tòa do chính bà chánh án xử. Không khí rất trang nghiêm. Bàn chủ tọa bà chánh án ngồi giữa, hai ông  hai bên. Các quan tòa mặc áo choàng đen, cổ đeo xích có đính quốc huy Ba Lan hình con đại bàng. Cô thư ký đánh máy chữ ngồi riêng cạnh bàn phía dưới. Ba vệ sĩ quân phục dùi cui, xếp hàng ngang, chõ đít vào tường. Tùng đứng vành móng ngựa. Cạnh anh còn có ông phiên dịch tuyên thệ người Việt. Nhưng bà quan tòa thấy Tùng rất sõi tiếng Ba Lan thì xử không qua phiên dịch. Bà hỏi:
            – Bị cáo có biết, công dân nước ngoài không được cấp giấy tờ tùy thân mà cư trú trên đất Ba Lan là vi phạm pháp luật không?
            – Thưa quý tòa, tôi không biết. – Tùng trả lời.
            – Sao lại không biết? Ở nước bị cáo pháp luật quy định khác ư?
            – Bên nước tôi, dẫu công dân trong nước, có giấy tờ hợp pháp mà nói lằng nhằng cũng có khi bị tống giam hoặc… trục xuất!
            – Bị làm sao? – Bà tránh án trố mắt.
            – Bị trục xuất.
            – Trục xuất đi đâu?
            – Trục xuất sang Ba Lan!
            – Sao lại thế?
            – Bẩm, tôi cũng không hiểu.
            – Tôi cảnh cáo ông, ông… Tờ-ruong! – Bà quan tòa vẻ nghiêm nghị – Ông đương đứng trước tòa chứ không phải đương đóng vai hề trên sân khấu.
            – Vâng, tôi cũng biết vậy – Tùng trả lời.- Nhưng tôi nhiều cái không hiểu là vì từ nhỏ tôi mắc bệnh… điên!
            – Bệnh gì?
            – Bẩm quý tòa, bệnh điên. Cha mẹ tôi chữa mãi không khỏi.
            – Tôi không thể nghe được nữa. – Bà quan tòa miệng lẩm bẩm, ngả người vào ghế, đăm đăm nhìn Tùng. Nhưng rồi bà lại hỏi tiếp: – Bị cáo có thể cho biết, dựa trên cơ sở nào tòa có thể tin được bị cáo quả thực mắc bệnh điên?
- Bẩm, tôi có giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận nào?
Bấy giờ Tùng mới rút từ trong tay áo ra tờ giấy đã nhàu. Bà quan tòa bảo anh vệ sĩ mang đến cho bà xem. Tờ giấy đóng dấu đỏ lòe đỏ loẹt, nhưng viết bằng tiếng Việt. Bà không tài nào đọc được, lại sai anh vệ sĩ đưa cho ông phiên dịch tuyên thệ. Rồi hỏi:
            – Có đúng là giấy chứng nhận người điên không?
            – Thưa quý tòa, đúng. – Ông phiên dịch khảng định.
Nguyên khi còn trong nước, Tùng nghe đồn, bên này nếu người bị bệnh thần kinh mà không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh thì vì nhân đạo, người ta không bắt giam. Vì vậy trước khi dời Việt Nam anh đã mua sẵn giấy chứng nhận, lúc nào cũng mang theo người để dự phòng. Quả nhiên có ngày dùng tới.
Bà chánh án nghe ông phiên dịch trả lời thì thở dài ngao ngán:
            – Nước mình đã lắm kẻ điên khùng. Bây giờ lại có lũ người điên từ Việt Nam tràn sang thì làm thế nào?
Hai ông quan tòa hai bên đều nhếch mép tủm tỉm cười….
                                 (Trích truyện “Kiếp sau xin chớ làm người”)


                                                                                     Trương Đình Toe

18 thg 7, 2013

Đội mưa xem bóng đá

    Dù thua 1-7 với Arsenal tôi và mọi người trên sân Mỹ Đình vẫn thấy vui, điều họ thắng là hiển nhiên. Qua đây càng hiểu thế nào là đẳng cấp, thế nào là tốp đầu ngoại hạng Anh, bóng đá VN chưa gọi là chuyên nghiệp. Lương của một cầu thủ ngoại hạng Anh mỗi tuần 70 ngàn bảng (tương đương 2 tỷ 4 VNĐ) hơn cả lương một đội VN, cầu thủ Rooney có thể kiếm từ 4 đến 10 triệu bảng/năm một cách dễ dàng. 
  Ông HLV Hoàng Văn Phúc bày tỏ: “Arsenal quả thực quá đẳng cấp, quá tuyệt vời” câu này “hơi thừa” . Ngay phút thứ 6 chỉ hai nhịp Giroud ghi bàn, tôi ngỡ ngàng không tin, phải nhìn lên bảng điện tử sau mấy chục giây mới xuất hiện 0-1.  Các cầu thủ Arsenal luôn duy trì tốc độ cao nhất trên nền tảng thể lực. Còn đội tuyển VN cứ như thiếu niên đá trên sân kho Hợp tác xã, bàn thắng của Mạnh Dũng làm cả sân như nổ tung xứng đáng đội mưa xem trận này. 

15 thg 7, 2013

Arsenal có mặt tại Việt Nam

HLV  Wenger nhận quà tặng VN






Cổ động viên VN thức trắng đêm ngậm ngùi không được gặp các cầu thủ

12 thg 7, 2013

Sao không nói thật?

  Sáng nay trên VTV đưa tin: Thương lái nước ngoài nhiều năm nay phá hoại kinh tế nước ta như: Thu mua rễ cây hoa hồi, móng trâu bò, khoai lang tím, rễ cây hồ tiêu, lá cây điều giá cao... làm cho nông dân điêu đứng, nhiều gia đình mất trắng. Tôi tự hỏi thương lái nước ngoài là đâu? Chẳng lẽ Thái Lan, Lào, Campuchia ...sao không nói thẳng ra như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đó là anh bạn 16 chữ vàng.
 Xét cho cùng ông Tổng Giám đốc Đài truyền hình phải lo giữ ghế của mình, không cho phép biên tập viên phát ngôn tự do mọi việc đã có Đảng và Chính phủ, ngay cả người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị chỉ thấy đưa tin chứ mấy khi xuất hiện trên truyền hình như phát ngôn viên các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Hoa Kỳ....
  Tôi nhớ có lần lãnh đạo cao nhất của tỉnh khoe rằng khóa này (ĐHXI) tỉnh ta có 5 ủy viên Trung ương trong đó có đồng chí Tổng GĐ đài truyền hình VN. 
  Không biết tôi nên vui hay buồn khi có đồng hương làm to như vậy!

11 thg 7, 2013

ĐÀ NẴNG GẶP LẠI

Hùng Tăng

Hè này, lại có dịp vào thăm lại Đà Nẵng. Lần gần nhất 2002, cũng đã hơn mười năm rồi. Nhớ  kỉ niệm mấy ông bạn người bản xứ rủ bọn mình nhậu ngay gần cầu sông Hàn để đêm tiện xem cầu quay. Rượu ngon, mồi đẹp chủ khách nhiệt tình đến mức nằm ngay ghế bố mà ngủ, mặc cầu cứ… tự quay. Ngày đó, Đà Nẵng đã được biết đến như một thành phố đầy tiềm năng với một chủ tịch Nguyễn Bá Thanh năng động và… máu lửa.

Khách sạn bọn mình ở là Lucky, ngay trên bờ sông Hàn. Nhỏ nhưng khá đủ tiện nghi. Cảm nhận lớn nhất của những người nơi khác đến Đà Nẵng là thân thiện và tự giác. Chiều tối, các quán nhậu mỗi lúc một đông khách nhưng hầu như không thấy sự ồn ào, nhốn nháo vốn có của ngành kinh doanh này. Ô tô, xe máy của thực khách xếp hàng ngăn nắp. Không có cảnh chèo kéo, mời mọc hoặc “phố vẫy” như nhiều điểm du lịch mình từng đi qua.
Và sạch. Hình như người Đà Nẵng rất có ý thức trong việc giữ gìn môi trường và hình ảnh của phố biến quê hương. Đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những cử chỉ dù nhỏ của người dân tự giác trong việc tưởng như rất nhỏ này. Cơm tối xong, mình và mấy anh bạn dạo trên bờ cát. Chợt nghe bập bùng tiếng ghi ta. Mấy cô cậu sinh viên ĐH Đà Nẵng đang tổ chức sinh nhật cho 2 bạn trong nhóm ngay trên bãi cát. Máu nghệ sĩ nổi lên, mình sà vô, mượn đàn và solo liền 2 bản “миллиона роз” và “Молодой фанк песни”. Các cháu ngạc nhiên và chính mình cũng ngạc nhiên không hiểu vì sao mình còn trẻ vậy.
Ba ngày rong ruổi thăm bán đảo Sơn Trà, tắm biển Mỹ Khê, ngược Bà Nà thăm núi Chúa hay chùa Linh Ứng, tối dạo chơi phố cổ Hội An… Cảm giác an toàn đã thuyết phục chúng tôi một cách thực sự. Mấy ngày lưu lại nơi đây rất ít nhìn thấy bóng cảnh sát. Và đặc biệt, phong thái người Đà Nẵng tự tin ung dung đến lạ.
Khuya. Không nỡ ngủ nên rủ nhau lội bộ vào trong thành phố xem sao. Đoàn tàu Bắc Nam xình xịch chạy qua trước mấy bạn trẻ chắc vừa tan ca nói giọng Quảng khó nghe đến lạ. Hai đường cô công nhân đường sắt gác chắn mắt ánh lên niềm vui giữa tiếng cười nhẹ. Ngồi lai rai món ốc xào cay xé, bọn tôi gợi chuyện ông chồng vốn làm nghề xe ôm đang phụ vợ bán hàng về Nguyễn Bá Thanh. Ông cười rổn rảng: “Mấy anh ngoài đó chắc nghe nhiều, đọc nhiều về ông Thanh. Tui chỉ cần đọc mấy câu mà dân Đà Nẵng nói vầy:
”Biển vẫn xanh
Trời vẫn xanh
Trời đất này là của Bá Thanh”
Lại nhớ chiều nhâm nhi café với ông bạn nhà báo. Biết tôi có qua lại bằng email với Trương Duy Nhất, hắn cứ tiếc:”Ông vào sớm một tháng chắc tôi bố trí được nhậu với Nhất”.
Đêm vẫn khó ngủ. Không phải vì ly café khuya uống lúc 0 giờ mà suy nghĩ mông lung. Mừng cho Hội An vẫn còn một Nguyễn Sự. Mừng cho Đà Nẵng đã có những bước đi ngoạn mục và lo cho Đà Nẵng khi vắng bóng Bá Thanh.

Gặp lại lần này, tôi bắt gặp một Đà Nẵng khác. Một ĐÀ NẴNG VĂN MINH.

9 thg 7, 2013

CỎ NON THÀNH CỔ


                         
   Nhiều năm gần đây các trường đã tổ chức cho giáo viên tham quan các di tích lịch sử như Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn...các thấy cô đã tìm gặp các nhân chứng lịch sử, được nghe kể câu chuyện cũ, họ đã sống và chiến đấu như thế nào...một việc làm tôi thấy cần được nhân rộng.
 Tăng Hùng vừa từ đó ra gửi thầy đăng bài CỎ NON THÀNH CỔ


                         “Cỏ non thành cổ
Một màu xanh non tơ…”
Bước chân vào khu di tích thành cổ Quảng Trị, chợt trong tôi như có một luồng cảm giác chưa bao giờ gặp. Rất lạ, cứ chạy dọc sống lưng đến nỗi phải ngồi xuống khi nghe cô hướng dẫn viên bắt đầu giới thiệu về di tích này. Cỏ non cứ mọc như mọi ngày. Mặt trời Quảng Trị vẫn gay gắt như mọi ngày. Xương máu bao người lính trẻ đã hòa quyện vào mảnh đất này đến mức người ta không nỡ (hay là không dám) xây dựng nơi đây một khu tưởng niệm xứng đáng những con người đã hi sinh khi còn rất trẻ. Tám mươi mốt ngày đêm Thành cổ Quảng Trị đã là khúc ca bi tráng vào bậc nhất của cuộc chiến hai mươi năm. Đa số chiến sĩ tham gia chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972 ở thành cổ đều còn rất trẻ. Điều đáng lưu ý hơn cả là hầu hết họ là sinh viên đại học được tổng động viên “gác bút nghiên” làm nghĩa vụ “trai thời loạn”. Các anh hi sinh vì lí tưởng cao đẹp nhưng sau 81 ngày đêm, thành cổ vẫn không giữ được. Điều đau xót nhất, đáng suy nghĩ nhất là hàng trăm, hàng ngàn sinh viên ấy sẽ là một đội ngũ trí thức hùng hậu đóng góp vào công cuộc tái thiết đất nước thời “hậu chiến”.
Và câu hát của ca sĩ Nhã Phương cứ da diết quanh ta.
Người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ 
Khi chồng con không trở về... 
Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ 
Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. 
Cỏ xanh non tơ. cỏ xanh non tơ. 
Xin chớ vô tình với người hy sinh 
Trên mảnh đất quê mình. 


Quảng Trị, thành cổ 13/6/2013

8 thg 7, 2013

Thương cho chiếc điện thoại

  Sáng nay chưa ngủ dậy, đã có điện thoại, từ đầu dây bên kia quát tháo:
-          Loạn, loạn thật rồi, ông có nghe VTV1 vừa đưa tin hàng mấy trăm hộ ở Thành phố HCM, xây dựng nhà trái phép, cán bộ phường, xã xuống cảnh cáo, đình chỉ xây dựng nhưng đâu vẫn vào đấy, không hề biết sợ. Dân chủ kiểu gì cấp trên bảo không nghe.
  Tôi nhận ra tiếng đại tá D cùng phường, cứ mỗi khi ông bức xúc chuyện Quốc gia, ông lại gọi điện trách móc, trút hận như lỗi do tôi gây ra, vì biết tính nên tôi chỉ cười, và đáp lại.
-          Việc gì rồi cũng có Nhà nước lo, chuyên xây nhà trái phép đều có nguyên nhân cả, cán bộ phường xã bây giờ cũng phải xem lại. Bác không nhớ NQ TƯ 7 thông báo Bộ chính trị ra Nghị quyết mà Ban chấp hành không nghe, đấy có phải là trên bảo dưới không nghe hay không?
-          Ừ, ừ… .

  Rồi đại tá không nói gì nữa, tôi nghe rõ tiếng đập máy rất mạnh, nạn nhân bây giờ chuyển qua chiếc điện thoại.  

4 thg 7, 2013

Văn tế sống một đồng nghiệp sắp về vườn

TBH học sinh tôi chủ nhiệm ngày học cấp 3, tốt nghiệp Khoa Văn ĐHSP số ít theo nghề thầy, có bài Văn tế đã đăng trên blog quechoa, gửi cho tôi đăng để thấy "công bộc" của dân ngày nay là thế nào. dangnba 
Hỡi ôi!
Thông báo đã về,
Làm ta sửng sốt!
Cả một đời bám ngành giáo học khi nổi khi chìm lắm lúc ô danh,
Mười mấy năm đăng nhiệm cán bộ phòng tiếng vang như mõ.
Nhớ năm xưa!
Thân phận thảo dân;
Gia đình nghèo khó;
Chưa quen sếp nọ, đâu biết mánh mung;
Chỉ biết mở "cua", trường này, lớp nọ...
Giáo án, bảng đen, phấn trắng tay vốn quen làm;
Diễn thuyết, rượu bia, khách sạn, xe hơi mắt chưa từng ngó.
Bả danh vọng đẩy lùi nhân cách, muốn lên quan như trời hạn mong mưa;
Mùi đại gia ngứa ngáy đã bao năm, ghét đứng lớp như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy cô em tiểu học nhảy tót trưởng phòng, tức muốn sôi gan;
Mở truyền hình tỉnh, nhìn đứa bạn lên giám đốc uất toan vỡ mật.
Một tấm thân gái ngọc ngà, gò bồng đảo để không cũng phí đời hoa;
"Mấy lạng" vốn trời cho, đâu dễ khiến bậc đàn anh trơ như gỗ đá.
Chẳng đợi ai đòi ai bắt, từ nay em sẽ quyết hiến mình
Không thèm "tiên lễ hậu văn", phen này ắt thăng quan tiến chức.
Khá thương thay!
Vốn đâu phải anh hoa phát tiết, theo dòng tu tập chỉn chu;
Chẳng qua là dân 10+3, háo hức làm quan nên chạy tắt.
Đạo đức nhà giáo truyền thống nào đợi luyện rèn;
Quy chế chuyên môn hiện hành đâu cần phải nhớ.
Bề ngoài, lúng liếng mắt lẳng lơ, nào đợi ai xem đức, xem tài;
Bên trong, vốn tự có trình ra, đâu cần hội đồng kia giới thiệu.
Bằng sư phạm lởm khởm, nghiễm nhiên là giám khảo hội giảng nọ, trưởng, phó
ban thi đua kia;
Chẳng quản lý nhà trường, vẫn lên giọng ta đây nhân danh cán bộ phòng, vênh
mặt vung tay chém gió.
Đâu sợ ban nọ, sở kia gióng trống, phất cờ, phát động phong trào, coi " tấm
gương", "đạo đức" có cũng như không;
Nào ngán chị em đồng nghiệp cười cợt, khinh khi, "xô cửa xông vào", xem trinh
tiết rẻ như ca ve nhà thổ.
Lúc dự giờ, khi sáng kiến, làm cho giáo giới hồn kinh;
Miệng thổi còi, chân đá bóng, thậm thụt phong bì xanh đỏ.  
    Ôi!
Những mong thanh thế lẫy lừng;
Đâu biết hư danh vội bỏ.
Một góc căn phòng thờ chữ “nhẫn”, ngày ngày đọc báo, buôn dưa;
Năm nhăm, hưu trí ấy chữ quy, cái loa cũng đến ngày câm lặng.
Đoái trông cửa huyện, đám con nuôi thớ lợ võ vàng mặt ủ mày chau;
Nhìn lại cố hương, đấng lang quân đầu cắm đầy sừng hai hàng lệ nhỏ.
Chẳng phải án kỷ luật thải hồi đến nỗi bị mất chức cho cam tâm;
Vốn chỉ là háo lợi háo danh, đến lúc gặp vận đen cho đáng số.
Nhưng nghĩ rằng:
Cũng là nghiệp gõ đầu trẻ làm kế sinh nhai, thời buổi học trò ngồi nhầm chỗ;
Thế nên thầy chẳng ra thầy, đem cái ngàn vàng, dâng cho sếp đổi lấy chức quyền.
Vì ai khiến bao phen bẽ mặt, những phường "mèo mả gà đồng";
Vì ai mà lắm lúc ngậm cười, rặt lũ "mạt cưa mướp đắng".
Ở lại làm chi, "xanh vỏ đỏ lòng", ngày ngày thấy chướng tai gai mắt, lòng lại
thêm buồn;
Ham hố làm chi, "thói đời lạnh nhạt", tháng tháng nhận vài đồng lương bọ, dạ
càng thêm tủi.
Thà nghỉ quách mà an toàn “hạ cánh”, cùng chồng vui hưởng tuổi già;
Còn hơn là "cố đấm ăn xôi" sẽ đến ngày đeo mo vào mặt.
Ôi thôi thôi!
Phòng giáo dục, cửa nay đóng chặt, oan Thị Màu gửi lại bóng trăng rằm;
Cổng huyện đường, chân mỏi gối chồn, tủi son phấn trôi theo dòng nước mắt.
Đau đớn bấy! Song thân đều cưỡi hạc, ngọn đèn khuya leo lét ma trơi;
Não nùng thay! Lũ nghĩa tử bơ vơ, nháo nhác chạy tìm nơi bợ đỡ.
Ôi!
Một kiếp phù vân;
Nỗi buồn kim cổ.
Đồng nghiệp hãy còn nơi công sở, tuổi năm nhăm nên phải về vườn;
Tổ tiên đều ở dưới suối vàng, ai cứu đặng tai qua nạn khỏi.
Son phấn trả nợ tình nợ nghĩa, danh tiết này sánh tựa Phó Đoan;
Đem vốn trời cho mà kinh doanh, công tích ấy, Tư Hồng còn kém.
Đương chức cũng đã oai, về hưu vẫn cứ oai, lưỡi vốn không xương, bẩy tấc  đong
đưa;
Tại chức chưa trưởng phòng, về hưu còn hậm hực, nay quyết tự phong giám đốc
công ty cho oách.
Nước mắt Hoạn Thư lau chẳng ráo, đau vì hai chữ “ô danh”;
Trăm năm bia miệng ấy vẫn ghi, hận bởi một câu “vô sỉ”.
Hỡi ôi, thương thay!
Có linh xin hưởng.                                                                        

                                                                  Chí Linh, Nhâm Thìn niên, giáp ngày Đông chí….