31 thg 1, 2013

Táo quân 2013

Blog BVB


 Tôi có điện thoại cho NS Kim Chi: “Chị bảo chị đâu có nổi tiếng, mà tai tiếng, Nhà báo Vũ Văn Tạo chị đâu có biết đâu nhưng có bài viết và gửi hoa cho chị, nhiều người điện tới chị vui rồi”. (dangnba)  
  Bạn bè trong Nam điện ra dặn: "Nhớ từ nay hạn chế ra đường, không ăn uống với người lạ, ốm đau không vào bệnh viện công...". Buồn cười! Mình hành động là để được TỰDO, bây giờ lại MẤT TỰ DO. Đó là nghịch lý xứ mình!
  (30-1-2013, thư nghệ sĩ Kim Chi gửi nhà báo Võ Văn Tạo – Nha Trang)

“Tạo quí mến!
Lúc 5 giờ chiều qua, Hội Điện ảnh gặp mặt cuối năm ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô. Chị tới đó lúc 5 giờ 15, đã thấy rất đông rồi. Chị vừa xuống xe, ba, bốn bạn đi nhanh lại bắt tay.
Một anh đạo diễn nói: "Mình biết thế nào Kim Chi cũng tới, nên chờ ở đây để bắt tay ...". Một anh diễn viên cùng khóa 1: "Bữa biết chuyện lá thư của em, anh gọiđiện cho Vũ Linh: "Tao có con em miền Nam là bạn cùng khóa, thật đáng nể... Tao tự hào về nó...".
Tiếp đó, khá đông tới bắt tay, gọi chị là "người hùng". Nhiều chị, nhiều bạn gái tới ôm hôn thắm thiết. Họ nói giống nhau: "Cảm ơn Kim Chi đã nói thay mọi người...".
Một anh nói lớn, có ý cho mọi người nghe: "Kim Chi! Cho tôi bắt tay bạn thật chặt nào. Có đứa nó nói rằng bà Kim Chi đang tìm cách đánh bóng tên tuổi... Nhưng tôi gọi Kim Chi là anh hùng. Tôi rất ngưỡng mộ một người can đảm như Kim Chi...". 
Chị rất xúc động, người tâm huyết với đất nước còn rất nhiều. Chị chợt nghĩ, nếu ở những xứ sở văn minh, tự do thật sự, thì lời chị nói, việc chị làm là rất bình thường. Ở xứ mình, người ta quen cúi đầu, mọi người mới coi việc chị làm là can đảm, đáng nể...
Lúc vào hội trường, nhiều người tới bắt tay, đề nghị chụp ảnh cùng. Ngay lúc Chủ tịch hội đang đăng đàn, một bạn gái tới nói nhỏ với một nhà văn trẻ - ngồi ghế bìa cạnh chị: "Em vui lòng nhường chị ít phút chỗ này để chị chụp ảnh với chị Kim Chi...". Vậy là máy ảnh cứ chớp lóe. Tới lúc tiệc đứng, nhiều người tìm tới bày tỏ ủng hộ, lại chụp ảnh...
Buồn cười là cũng có không ít ánh mắt lạnh lùng hình sự nhìn chị. Chị biết, đó là những người quen cúi đầu... He he... Thế mới kịch chứ!
Ra về, chị đến bắt tay đạo diễn Tự Huy. Anh nói:" Dũng cảm lắm! Nhớ đi đứng cẩn thận đấy. Chúng nó đang thù cô... Coi chừng cục đá vào đầu thì khổ...". Đạo diễn Lê Đăng Thực nắm tay: "Cô em gái khiến anh mất bao thời gian lên mạng để tìm hiểu". Anh vỗ vỗ má chị: "Gan thế!"...
Bạn bè trong Nam điện ra dặn: "Nhớ từ nay hạn chế ra đường, không ăn uống với người lạ, ốm đau không vào bệnh viện công...". Buồn cười! Mình hành động là để được tự do, bây giờ lại MẤT TỰ DO? Đó là nghịch lý xứ mình! Kim Chi

21 thg 1, 2013

Thời điểm công bố kết luận thanh tra Đà nẵng không bất thường


   (VnExpress) Một ngày sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho rằng nội dung kết luận không bất ngờ, nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ, thời điểm đưa ra kết luận thanh tra là bất thường. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng thì Thanh tra Chính phủ đã công bố. Ngày 2/11/2012 Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất. Ngày 19/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến Thủ tướng về việc xử lý sau thanh tra tại Đà Nẵng. Cả hai văn bản này đều đóng dấu mật và quản lý theo chế độ tài liệu mật. Tuy nhiên, hai tháng sau, văn bản trên đã được "giải mật", Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra.
Trao đổi với VnExpress chiều 19/1, Vụ phó Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (Văn phòng Chính phủ) Đỗ Văn Dũng, người trực tiếp theo dõi và xử lý hồ sơ về thanh tra Đà Nẵng, cho biết không ít trường hợp đơn vị được thanh tra không đồng tình với kết luận thanh tra. Các kết luận của thanh tra cũng như việc giải quyết sau kết luận thanh tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi về lý do không công bố kết luận thanh tra từ tháng 11, ông Dũng cho biết, theo quy định, khi chưa có kết luận cuối cùng, các tài liệu đều đóng dấu mật. Sau khi có ý kiến Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng. "Nhiều trường hợp, như kết luận thanh tra Ngân hàng phát triển, sau 4 tháng mới được công bố", ông Dũng nói
Ông Dũng cho biết, trong trường hợp kết luận thanh tra Đà Nẵng, ban đầu Thanh tra Chính phủ đóng dấu mật, sau đó ngày 11/1 Thanh tra Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng là thanh tra rà soát, nghiên cứu thấy rằng các nội dung của kết luận thanh tra đến nay không còn thuộc danh mục bí mật nên đề nghị Thủ tướng cho phép công khai kết luận thanh tra. Thủ tướng có ý kiến trả lời đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
"Văn bản ngày 11/1 của Thanh tra Chính phủ đóng dấu “Hỏa Tốc” nên theo quy định Văn phòng Chính phủ phải xử lý ngay. Ngày 13/11 (chủ nhật), Thủ tướng có ý kiến thì Văn phòng Chính phủ phải ra văn bản thông báo ngay, bất kể đó là ngày nghỉ, ngày lễ. Việc này không có gì bất thường", ông Đỗ Văn Dũng nói.

20 thg 1, 2013

Có còn là Bao công nữa không?





  • Toàn văn phản hồi của UBND Đà Nẵng về kết luận sai phạm "nghìn tỷ"
  • Đà Nẵng phản hồi kết luận Thanh tra Chính phủ
  • Kết luận thanh tra đất đai Đà Nẵng: Sai phạm hơn 3.400 tỉ đồng

  •   Người ta vẫn gọi Thanh tra là Bao công thời nay, nhưng kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng làm nhiều người thất vọng, có phải vì yếu kém hay đấu đá nhau lẫn nhau, có người còn bảo rằn mặt theo kiểu xã hội đen?
        Sau ba năm điều tra (2009-2011) Thanh tra Chính phủ có kết luận được đóng dấu ‘Mật’ từ hai tháng nay, ngày 17/1 mới ra thông báo, trong lúc Cụ tổng đi trời Âu, cụ Bá ra Ba đình nhận chức. Một kết luận tầm cỡ Thanh tra Chính phủ mà bị dân la ó, UBND Đà Nẵng phản pháo, Chủ tịch UBND Đà Nẵng còn tuyên bố Nhân dân Đà Nẵng rất đồng thuận với việc làm của chúng tôi.
      Thật khó hiểu ! Ai đúng ai sai ?

    Thơ Việt Phương


    Học nhìn thời thế từ dân
    Thấy trong thấy đục thấy gần thấy xa
    Thấy chân thành thấy gian tà
    Thấy ai đủ rõ thấy ta thật người
    Bao nhiêu là những xu thời
    Bấy nhiêu là những đua đòi lợi danh
    Nào đây thủ đoạn gian manh
    Nào kia mưu mẹo xoay quanh ghế ngồi...
                                        Năm 2013

    19 thg 1, 2013

    NICK VUJICIC SURFING

    Tìm đọc: Cuộc Sống Không Giới Hạn


       Nick sinh ra mắc hội chứng bẩm sinh, rối loạn gene hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân, tay. Điều đó đồng nghĩa với việc anh có rất ít hy vọng để sống một cuộc đời bình thường. Người mẹ và người cha thân yêu của anh lần đầu nhìn thấy con trai đã sốc kinh khủng. Sự ra đời của Nick đã làm chao đảo cả cuộc sống của một gia đình trẻ. Họ khó có thể chấp nhận được sự thật đau lòng về đứa con bé bỏng; không chỉ vô cùng đau khổ, họ còn hết sức lo lắng cho tương lai của con trai.
    Lớn lên, bắt đầu ý thức về thân phận của mình cũng là lúc Nick chỉ muốn biến mất khỏi cuộc sống. Như anh từng tâm sự: “Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và đã từng rất nhiều lần định bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng, tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã…”
    Điều gì đã khiến Nick đứng dậy và đi qua tất cả? Đó thật sự là một điều kỳ diệu lớn lao – Khát vọng sống mãnh liệt và ý chí quật cường chiến thắng số phận.
    “Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông minh hoặc không đủ hấp dẫn hoặc không đủ tài năng để theo đuổi những ước mơ. Chúng ta tin những gì người khác nói về chúng ta,hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân mình. Tồi tệ hơn, khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị có nghĩa là bạn đang đặt ra giới hạn cho những điều kỳ diệu mà Chúa có thể trao gửi cho bạn!”-(Nick )
    “Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi tin rằng cuộc đời không có bất cứ giới hạn nào hết. Cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình…” - (Nick )
    Nick đã và đang sống để chứng minh chân lý lớn lao: Không có giới hạn nào lớn hơn sự tự giới hạn chính mình. Chỉ cần nhắc tới cái tên Nick Vujicic, hàng triệu người trên toàn cầu đã có thể bật khóc vì xúc động và cảm phục. Nick đã trở thành một ân phúc thật sự cho những ai được tiếp xúc với anh, hoặc từng biết đến anh qua sách, báo, băng đĩa, internet…
    Không có tay, Nick Vujicic vẫn chạm tới trái tim của hàng triệu người mỗi khi hiện diện. Không có chân, Nick vẫn đi tới khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Hiện tại, Nick là Chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs, là giám đốc công ty Attitude Is Altitude, đồng thời là một diễn giả có sức truyền cảm lớn nhất và đặc biệt nhất hành tinh.
    “Là đứa con của Chúa, bạn chắc chắn đẹp đẽ và quý giá hơn tất cả những viên kim cương trên thế gian này. Bạn và tôi cực kỳ thích hợp để trở thành những con người mà đấng sáng tạo ra chúng ta muốn chúng ta trở thành! Dẫu vậy, chúng ta nên luôn luôn đặt ra cho mình mục tiêu trở thành những con người tốt hơn, toàn thiện hơn, đẩy lùi và loại bỏ những giới hạn bằng cách mơ những giấc mơ lớn lao. Trong hành trình đó, chúng ta luôn cần có những điều chỉnh (bởi vì cuộc đời này không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng), nhưng cuộc đời này luôn đáng sống. Tôi đến đây để nói với bạn rằng cho dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, miễn là bạn còn thở, thì bạn vẫn có thể đóng góp cho cuộc đời này…”
    “Tôi không thể đặt bàn tay lên vai bạn để động viên, nhưng tôi có thể nói lời nói chân thành nhất từ tận đáy lòng mình. Dù cuộc đời của bạn có đáng thất vọng đến mức nào, thì niềm hy vọng vẫn luôn ở phía trước. Trong khốn cùng, vẫn có ngày mai tươi sáng đang chờ bạn…” – (Nick Vujicic)
    Nick hiện tại đang vô cùng hạnh phúc bên người vợ tên là Kanae Miyahara, một cô gái xinh đẹp,hoàn toàn bình thường. Đám cưới của họ diễn ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2012 ở California, Mỹ. Hàng trăm tờ báo trên thế giới đã đưa tin về đám cưới của Nick. Người ta gọi đám cưới của Nick là đám cưới của thế kỷ, là sự kiện tuyệt vời nhất, thông điệp hy vọng có sức thuyết phục nhất của năm2012.
    Và hơn thế, Nick đang hồi hộp chờ đón đứa con đầu lòng. Đó là đứa bé được sinh ra từ lòng can trường của người bố và tình yêu tuyệt vời của người mẹ.

    16 thg 1, 2013

    Thăm nhà cựu CT nước Nguyễn Minh Triết


      Tại sao đài báo chí, và các lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ ngoại giao không dùng từ "Hoa Kỳ" mà chi dùng nước Mỹ? 

    15 thg 1, 2013

    Độc giả gửi hoa tặng bà Kim Chi

       Nhà báo Bùi Văn Bồng thông tin rất nhiều đọc giả gửi hoa và điện chúc mừng nghệ sỹ Ưu tú Kim Chi sau bức thư đình đám.


        Ông Lê Hiếu Đằng, trước 1977 là Phó tổng thư ký Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN, sau 1975 là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVNTPHCM, đại biểu HĐNPTPHCM khóa 4, khóa 5, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc UBTU7 MTTQVN. Hôm qua ông có gửi thư cho bà Kim Chi có đoạn:
       “…Thú thật với Kim Chi, ở Sài Gòn, một số nhân sĩ trí thức cũng như một số anh chị em trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975 làm được một số việc nhưng chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm như trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đã đăng tải. Có những lúc bản thân anh cũng thấy nhụt nhuệ khí, nản lòng trước sự thờ ơ, “khôn vặt” của một số người chỉ hô hào ôn lại cái quá khứ, truyền thống hào hùng mà không dám nhìn vào sự thật và nói rõ sự thật của tình hình đất nước hiện nay. Tệ hại hơn nữa lại có người lợi dụng để đánh bóng tên tuổi của mình vì mục đích tư lợi. Theo anh, quá khứ và truyền thống hào hùng chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành “bà đỡ”, sức mạnh cho hiện tại, nó làm cho ta có đủ dũng khí và sáng suốt để nhận thức lại những gì do hoàn cảnh lịch sử trước đây chưa cho phép ta thấy một cách đúng đắn. Nhận thức lại và hành động cho một đất nước Việt Nam thật sự “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ phù hợp với dòng chảy của thế giới văn minh hiện nay là tiếng gọi của lương tri, của trách nhiệm công dân của chúng ta. Ôm quá khứ, tôn vinh quá khứ để rồi làm ngơ, im lặng, thậm chí là ngụy biện để cho đỡ xấu hổ, trước cái ác, cái xấu, trước tệ nạn quan liêu tham nhũng, trước tình trạng bất công xã hội, đạo đức xã hội suy đồi, mất dân chủ nghiêm trọng, trước tình hình nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hằng ngày hằng giờ bị tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm phạm, đe dọa, trước cảnh đàn áp, bắt bớ, dùng nhục hình đối với những người yêu nước… là không thể chấp nhận được. Hẳn nhiên, mỗi người có hoàn cảnh, vị trí xã hội khác nhau không thể đòi hỏi ai cũng như ai, nhưng mỗi người chỉ cần một việc nhỏ hoặc ủng hộ bằng sự im lặng đồng tình là như góp gió thành bão cuốn phăng đi mọi trở lực dù bất cứ ở đâu tới, bạo tàn như thế nào.
      Chính trong bối cảnh đó mà lá thư của Kim Chi như ngọn lửa ấm áp truyền vào tâm hồn anh trong lúc này, làm anh vững tin hơn con đường mà anh và nhiều đồng đội, bạn bè anh đã chọn lựa…”


    14 thg 1, 2013

    Sai từ đâu? Làm khổ nhà trường


    Trên ANTĐ đưa tin, vậy VTV hãy trả lời để làm rõ vụ việc này ? 
     PV: Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh đã rất vất vả theo dõi bản tin thời tiết trên VTV vào 6h15 sáng để biết cho con nghỉ học hay đến trường. Tuy nhiên, nhiều ngày bản tin VTV thì thông báo dưới 10 độ C, nhưng một số trường lại đo được nhiệt độ trên 10 độ C, đã gây ra những khó khăn cho phụ huynh và học sinh. Vậy lỗi phải chăng do việc dự báo thời tiết chưa chuẩn?   
    Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trả lời:  
    - Tôi xin khẳng định, việc dự báo nhiệt độ trên bản tin của VTV lúc 6h15 như mọi người đang theo dõi không phải do nguồn tin của Trung tâm DBKTTV Trung ương cung cấp. Họ khai thác từ nguồn nào chúng tôi không biết. Cũng đã rất nhiều người dân gọi điện đến Trung tâm phản ánh sự bất nhất này. Ở đây, chúng tôi thấy có sự vụ lợi. Không nên để người dân phải nhắn tin, gọi điện đến số điện thoại nào đó mới được cung cấp thông tin nhiệt độ, thời tiết. 

    Để người dân, các bậc phụ huynh, nhà trường chủ động theo dõi sát sao, cụ thể hơn về nhiệt độ để quyết định có cho con em nghỉ học không, theo tôi, mỗi hộ gia đình nên tự trang bị một cái nhiệt kế treo trong nhà để tiện theo dõi nhiệt độ là đảm bảo chính xác.  

    Gặp gỡ cuối năm


      Trên blog của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có bài viết “Nhà văn Nguyên Ngọc và buổi gặp gỡ cuối năm” của Khánh Trâm (con dâu Tướng Trần Độ), tôi được biết trong thời gian ở SG  vợ chồng TS Nguyễn Xuân Diện nhân chuyến đi CPC có gặp Khánh Trâm và Nhà văn Nguyên Ngọc, NXD kể “em tháp tùng vợ em sang CPC lấy tư liệu về Angkor, về nhà mới biết trong chuyến đi được CA chăm sóc rất kĩ, như thế lại an toàn cho em không sợ cướp”, những cuộc gặp mặt như thế này thật hiếm.Dangnba. 
        KHÁNH TRÂM
      Năm nhâm thìn 2012 này đầy ắp những sự kiện. Mỗi lần ngồi nghĩ lại những cuộc biểu tình đã qua có biết bao chuyện thật khủng khiếp. Cứ tưởng tượng nếu được học sử và trở thành một nhà sử học thì mình vui lắm. Đầu năm thì “chơi xuân nhà hàng xóm” để học được cách làm du lịch đầy kinh nghiệm của Thái Lan. Giữa năm thì dồn dập những cuộc xuống đường ở 2 đầu đất nước, cuối năm là gặp gỡ với nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều bè bạn đặc biệt là những người cùng chung ý chí, chiến đấu quyết liệt chống lại quân bành trướng Bắc Kinh.
    Hôm qua, 24/12/2012 người người vui Noel, nhà nhà vui Noel còn mình thì lại vui với vợ chồng TS Nguyễn Xuân Diện. Hôm nay, vừa sáng sớm cũng đã lại có tin vui. Đó là tin nhắn của nhà báo Lê Phú Khải, anh cho biết nhà văn Nguyên Ngọc đang ở Sài Gòn và hẹn trưa nay đi ăn cơm. Từ lúc nhận tin anh và nghe đến cái tên Nguyên Ngọc, trong lòng mình cứ khấp khởi chỉ mong cho sớm tới trưa vì năm nay chưa có dịp gặp chú lần nào.
    Đúng 11 h, mọi người hẹn nhau ở 265 Nam Kỳ Khời Nghĩa để đón nhà văn.Vừa đến nơi đã thấy Lê Phú Khải và Mai Oanh đang ngồi cùng tác giả của “Đất nước đứng lên”. Chú vô Sài Gòn lần này để tham dự một hội nghị về giáo dục cách đây ít hôm, chiều nay sẽ ra sân bay về lại Hội An. Mình là người quen cũ mà cứ vui ra mặt chẳng khác gì Mai Oanh. Bạn là người rất ngưỡng mộ nhà văn và đây là lần đầu tiên được gặp ông nên rất vui. Chúng tôi đến quán Riêu Cá Chép, tới nơi gọi thêm Ánh cello mà tôi cứ gọi đùa là “mụ hoa hậu của bè cello, dàn nhạc giao hưởng Châu Á”. Thế là tất cả có 6 người: Nguyên Ngọc, Lê Phú Khải, Khánh Trâm, Mai Oanh, Vũ Trọng Khải và Hồng Ánh. Mọi người định tham gọi thêm nhà thơ Hoàng Hưng nhưng bác đang ở xa.
    Bạn mới, bạn cũ nhưng toàn là những người mê chữ cả nên vừa gặp nhau trò truyện như đã thân quen. Vui thật. Nhớ lại lần đầu gặp chú, đó là ngày cuối cùng của tháng 7/2011. Hôm đó tại trường ĐHKHXH và NV ở đường Đinh Tiên Hoàng nhà văn nói về tác phẩm “chúng tôi ăn rừng” của nhà dân tộc học người Pháp nổi tiếng Georges Condominas mà ông là người hiệu đính bản tiếng Việt (đồng thời cũng là bạn thân của Condo). Nhờ đi nghe mà tôi có được 2 của quý: Chữ ký của nhà văn và kiến thức về văn hóa của người Mnông Gar ở rừng Tây Nguyên, nhất là thuật ngữ “ăn rừng”. Hôm nay, ông lại chia sẻ với thế hệ sau chúng tôi về những vấn đề hết sức quan trọng của thời cuộc. Nó quyết định đến tính sống còn cũng như sự thịnh vượng của một dân tộc. Chẳng hạn như câu hỏi: Tại sao chỉ có CNCS mới có cách mạng văn hóa và cánh đồng chết? Một câu hỏi không thể không suy nghĩ- nó đã cướp đi mạng sống của bao nhiêu con người. Cuộc sống hôm nay đầy rẫy những sai lầm cũng từ học thuyết này. Đúng là tư duy, trí tuệ và đầu óc nhìn nhận vấn đề của một nhà văn lớn . Ông đã trải nghiệm qua các cuộc chiến tranh để có được kiến thức và kinh nghiệm ngày hôm nay. Là thế hệ sinh sau, nên khi được nghe ông chia sẻ, đối với chúng tôi chuyện gì cũng quý giá. Ông say sưa kể lại cái thời đau thương lửa đạn của vùng đất khu V, nơi chiến trường mà ông gắn bó đầy ác liệt. Câu nói (và cũng là mệnh lệnh): “Cầm lấy cây rìu mà sống” là của tướng Chu Huy Mân nói với ông và các chiến sỹ ông vẫn còn nhớ mãi. Để hiểu câu nói này, theo ông, thì người chiến sỹ ngày ấy đừng mong trông chờ vào ai, vào cấp trên, mà phải tự làm rẫy, trồng trọt, đốn củi…mà sinh sống. Các chiến sỹ cụ Hồ ngày ấy là vậy. Những con người rất đáng tự hào!
    So sánh với thời bình hôm nay, người chiến sỹ trong quân ngũ được hưởng lương với hệ số cao hơn dân thường. Những kỹ sư, bác sỹ có tay nghề và niên hạn công tác lâu năm lương cũng thua xa sỹ quan quân đội và cảnh sát cấp bậc thấp và niên hạn ít hơn nhiều. Chẳng thế mà chế độ này đã sinh ra những câu khẩu hiệu làm người dân rất bất bình: “ Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” và cái khẩu hiệu oai hùng của người chiến sỹ Trường Sơn, của anh bộ đội cụ Hồ ngày nào: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân” nay đã được thay bằng: “Quân đội ta trung với Đảng hiếu với dân”. Nghe câu khẩu hiệu này, người dân được “vô tình” định hướng là Đảng cũng là nhà nước. Thực ra hai khái niệm này không bao giờ thay thế cho nhau được. Đảng là tổ chức chính trị, nước là tổ quốc. Mà tổ quốc là vĩnh cửu là trường tồn, còn các tổ chức chính trị chỉ là tạm thời. Chân lý này đã được lịch sử chứng minh ở bất kỳ nơi đâu.
    Hôm nay ông nhắc đến tướng Chu Huy Mân rất nhiều và câu chuyện nào cũng đầy ý nghĩa. Ông cũng tâm sự  nguyên nhân ra đời của một số tác phẩm của ông cũng có lý do từ vị tướng này. Một hôm tướng Chu Huy Mân  nói với Nguyên Ngọc: “Anh viết hịch tướng sỹ thời nay đi”, thế là từ một câu nói, cũng có thể là một lời khuyên, một yêu cầu…để rồi nhà văn quân đội Nguyên Ngọc đã thức thâu đêm và bạn đọc cũng như các chiến sỹ đã được thưởng thức một tùy bút bất hủ “Đường chúng ta đi”- một “hịch tướng sỹ” thời chống Mỹ, ra đời vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Ông kể vừa dứt thì nhà báo Lê Phú Khải cứ thuộc làu làu: “ Nếu phải minh họa lịch sử nước ta thì mỗi một trang phải vẽ một thanh gươm và tô đậm một dòng máu. Máu thấm đậm rãnh cầy ta gieo hạt giống.Máu thấm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé. Máu thấm đượm con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi. Máu thấm đượm bờ ao nơi em ta ngồi giặt trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh…” Nguyên Ngọc nhìn người bạn đàn em tủm tỉm cười. Một áng văn hùng ca mà những con dân nước Việt không thể nào quên: “Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ trong máu lửa bốn ngàn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói...”. Tôi cảm và hiểu được cái hạnh phúc của ông giây phút đó. Lê Phú Khải có tài thuộc văn thơ. Tôi ngồi sát bên nhìn anh, một cây bút viết về ĐBSCL với bao yêu thương, bao trăn trở cho mảnh đất Nam Bộ mà phần lớn cuộc đời ông đã dành cho nó để có “Đồng Tháp Mười hôm nay”, “Viết từ ĐBSCL”, hay “ Rắn độc trong tay người”…Ngồi kế anh là nhà văn Nguyên Ngọc. Hai cây viết của các thế hệ nhà văn, nhà báo xuất sắc của độc giả chúng ta. Trong một lần đến thăm anh ở nhà riêng ( tôi và LPK ở cách nhau có “cái giậu mùng tơi” thôi nên cũng tiện), anh cho xem một cái túi nặng đến 4-5 kg đựng toàn giấy báo lãnh tiền nhuận bút và biên lai nhận tiền. Tôi nhìn mà phát ngốp về sự lao động của anh. Hôm đó tôi đã nói ngay: “ Thời các anh với những nhà báo làm việc có trách nhiệm và có lương tâm nghề nghiệp đã qua rồi. Những nhà báo có tài, có đức bây giờ vẫn còn nhưng thật hiếm hoi. Hôm nay em thấy nhiều nhà báo có thẻ hành nghề hẳn hoi mà không viết nổi một bài. Nghề báo của các anh chán quá “phú quý giật lùi”, chưa kể mở báo ra phần lớn là tin lá cải, câu khách rẻ tiền với cướp-giết-hiếp…”.
    Trong buổi gặp mặt hôm nay,chúng tôi là những người con của Hà Nội sống ở đất phương Nam nhưng vẫn luôn hướng về Hà Nội trong sự kiện 11 cuộc biểu tình của nhân sỹ, trí thức và nhân dân đất Hà thành năm 2011 còn nhà văn Nguyên Ngọc đã cùng 25 người đồng ký tên phản đối Bản thông báo không có chữ ký của UBNDTP Hà Nội về nghị định 38- NĐCP về vấn đề “cấm tụ tập đông người” nhằm ngăn cản cuộc biểu tình chống Trung cộng gây hấn trên Biển Đông. Không những thế, ông còn lặn lội ra Bắc để tham gia biểu tình với nhân dân thủ đô. Hình ảnh của ông bên các nhân sỹ tri thức như GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Văn Khải…trong hàng ngũ biểu tình chống quân bành trướng Bắc Kinh được truyền đi khắp thế giới và từ hình ảnh này của Nguyên Ngọc, Ts Hà Sỹ Phu đã gửi đến độc giả bài thơ mượn tên của cuốn tiểu thuyết “ Đất nước đứng lên” của nhà văn nhưng chỉ thêm một chữ nghe rồi còn mãi trăn trở. Đó là bài thơ “Đất nước lại đứng lên”:
     Một thời “đất nước đứng lên”/ Nay lại phải đứng lên lần nữa” và nhân vật anh hùng Núp rất nổi tiếng của Nguyên Ngọc cũng được tác giả mượn danh để chơi chữ, mô tả cái hiện tình đầy xấu xa về mọi mặt của xã hội: “Anh hùng “Núp” nay sinh nhiều con cháu/ núp cột đèn rình phạt/ núp Bác Hồ, núp Mác, núp Lê/ núp “16 chữ vàng” quỷ quyệt/ núp chủ nghĩa, núp nhân dân…kiếm chác/ hút kiệt bình phong/ thành ngáo ộp dọa đe người/ để “một thời đểu cáng lên ngôi”. Đứng trước thảm cảnh quê hương đầy hiểm nguy, những “tư bản đỏ hiện rõ tim đen/ xã hội đen đến thời vận đỏ” nhưng nguy hiểm nhất vẫn là “ cuộc bán mua đến cả giang sơn/ chơi canh bạc đỏ đen thế kỷ ” thì một người như Nguyên Ngọc không thể “bình chân như vại” được nữa. Ông đã xuống đường và những câu thơ đã mô tả rất chân thật con người ông “ người nghệ sỹ cũng là chiến sỹ/ đứng lên cùng đất nước đứng lên/giờ xót xa thấy dân trí ươn hèn/ lập quỹ, mở trường noi gương người cũ/ khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh/ đứng dậy bắt đầu từ Phan Châu Trinh ” và Nguyên Ngọc luôn là con người “không thể đứng lên nhờ đôi chân kẻ khác” khi ông nhìn thấu “sáu mươi sáu năm một bài học chưa thông/ vay nặng lãi những Mao cùng Mác/ tan nát giống nòi, oan thác nhân dân”. Người con đất Việt hôm nay cứ luôn tự hỏi “ có thể nào tháo cùm kẹp tay chân/ khi trên đầu vòng kim cô đã xiết”? Nhưng ông và những người con yêu nước sẽ mãi mãi “ ta lại hát dậy mà đi/ những tiếng hát giục con người đứng dậy ” Bước chân ông và bao người bước trên Hồ Gươm cái ngày thu tháng tám ấy đã đánh động cả thần kim quy “ Kim quy hỡi chắc người nghe thấy/ lưỡi gươm thiêng thủa ấy lại trao dân” để “ bóng tối kia!/ lùi lại trước gươm thần ”. Đối với bao người, hình ảnh xuống đường biểu tình của ông chống quân bành trướng Bắc Kinh hôm nay là mệnh lệnh và lương tri của thời đại.
    Tổ quốc Việt Nam, đất mẹ Việt Nam còn những người con như nhà văn Nguyên Ngọc thì nhất định sẽ trường tồn, giống như câu nói nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh “tiếng ta còn thì nước ta còn” vậy. Câu nói của bậc trí giả đã trở thành chân lý. Đúng vậy, tiếng Việt và những trang văn của ông sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc và ngày nay nó đã vượt không gian để đến với những người đọc khắp năm châu. Đó là những bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Đó là những áng văn đầy nhân bản. Đó là bức thông điệp cuộc đời mà những người con đất Việt luôn ghi nhớ và biết ơn ông, nhà văn của nhân dân, của vùng đất Quảng Nam, của MẸ Việt Nam: Nhà văn Nguyên Ngọc.
    Sài Gòn, 27/12/2012

    12 thg 1, 2013

    Nhân cách của một nghệ sỹ


      Trong mấy ngày qua, sau khi NSƯT Kim Chi gửi thư cho Hội điện ảnh, bao luồng thông tin khác nhau. Sau bài phỏng vấn trên BBC nay RFA có bài phỏng vấn của bà.

    Từ chối chứ không chống dối

    Mặc Lâm: Thưa chị Kim Chi, rất cám ơn chị đã nói giúp rất nhiều người cái ý nghĩ của họ đối với một lãnh đạo đã đánh mất toàn bộ niềm tin trong lòng nhưng do lo sợ bị trấn áp cách này cách khác đã không đủ can đảm để phát biểu như chị. Xin chị cho biết bắt đầu từ yếu tố nào khiến chị phản ứng mãnh liệt đến như thế?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Phản ứng vừa rồi của chị vì chị nghĩ là một ông Thủ tướng mà ông ấy làm ra bao nhiêu vụ như Vinashin rồi thứ nọ thứ kia, tỷ này tỷ kia bây giờ ký một cái bằng để khen chị thì chị cảm giác tổn thương nên chị từ chối vậy thôi chứ không phải là thái độ chống đối hay gì cả.
    Cuộc đời này “sắc sắc không không” lắm nhưng dẫu như vậy thì cũng không nên để cho người dân khổ. Chị đa cảm lắm, khi nhìn thấy ngày ngày những chuyện người ta bị mất đất mất đai, bị tranh giành bởi một nhóm người nào đó thì nhiều khi chị ngồi chị khóc ngon lành. Chị nghĩ nếu người điều hành đất nước mà để xảy ra những việc đó thì đâu có giỏi, đâu có hay mà nắm quyền làm gì?
    Chính xuất phát từ xem TV, đọc báo thấy những chuyện ấy nó đau lòng quá nên chỉ mong mỏi nếu bỗng dưng ngủ dậy nghe ổng làm đơn từ chức thì mình cảm ơn ổng lắm. Để ai đó có năng lực có tâm, có tài người ta thay thế. Chính vì thấy những điều đó nên chị hành động như vậy thôi.
    Mặc Lâm: Chị có thể cho biết việc làm ngoại mục này của chị chỉ một mình chị thôi hay có sự đồng cảm của gia đình, đặc biệt là người bạn đời của chị hiện nay, người mà nếu có gì xảy ra cho chị thì anh ấy cũng không thể tránh phiền hà…
    Nghệ sĩ Kim Chi: Ông xã bây giờ của chị ổng dạy tại Đại học Bách khoa ổng rất là ủng hộ chị. Khi cái thư của chị viết “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của người làm nghèo đất nước”, ổng bảo cho anh thêm một câu nữa là “làm khổ nhân dân”…Chị bảo đúng, đúng, hay quá! Cho nên ngay trong gia đình thì ông chồng chị rất là ủng hộ chị với một thái độ cương trực thẳng thắn như vậy.
    Mặc Lâm: Vậy thì cũng phải chia lời cám ơn và sự ngưỡng mộ đối với ông xã của chị nữa! Sau khi câu chuyện lan rộng trên Internet chị có nhận được những phản hồi gì hay không?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Từ mấy hôm nay rất nhiều người gọi điện tới hầu hết tỏ lòng ủng hộ, ngưỡng mộ chị. Có một vài bạn hơi lo lắng cho chị nhưng chỉ chả thấy sao cả. Quan niệm đầu tiên của chị là: sống phải tử tế. Sống trung thực, không cúi đầu trước bất cứ cái gì. Nói về sự nghiệp điện ảnh thì chị có đóng góp nhưng chị thấy không có gì quá nhiều đâu nhưng nếu cộng với lĩnh vực sân khấu thì rõ ràng là mình có con số cộng.
    Mặc LâmChị có thể cho thính giả biết một ít về những hoạt động trong lĩnh vực phim ảnh và sân khấu cũng như quá trình công tác sau khi chị tập kết hay không?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Sau khi chị tốt nghiệp lớp diễn viên đầu tiên, lúc đó chị đi tập kết ba chị là liệt sĩ chống Pháp. Sau đó chị thi vào trường điện ảnh, tốt nghiệp khóa diễn viên đầu tiên nhưng thấy miền Bắc lúc đó rất là ít phim, mỗi năm chỉ có một phim thôi, mình chen lấn chờ đợi thì khó mà lúc ấy chiến trường miền Nam thì cần văn nghệ, thế là chị xung phong ra chiến trường nên chị là người nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường sơn.
    Hồi đó có cái vui là chị đóng nhiều vai chính làm MC cho nhiều đoàn Văn công Giải phóng. Đi đến đâu thì bộ đội rất yêu quý và đặt cho biệt danh là “Người đẹp rừng xanh”! Chị hay nói giỡn là xanh với khỉ dọc thì em đẹp hơn là cái chắc rồi đó…
    Nói vui để em thấy rằng chị có những ký ức lớn lao và sâu xa nhiều thì phải nói là sân khấu. Chị ở sân khấu chiến trường 10 năm, phục vụ đồng bào và chiến sĩ, đuổi giặc ngoại xâm dành lại đất nước.

    Nghệ sĩ ưu tú

    Mặc Lâm: Được biết chị đã từng nhận danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, cảm giác khi nghe tin mình được một giải thưởng danh giá như vậy của chị ra sao?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Chị phải nói như thế này, khi chị nghe mình được phong “Nghệ sĩ ưu tú” thì cảm xúc đầu tiên là chị khóc. Chị khóc không phải cho chị nhưng chị nghĩ mình may mắn là chị còn trở về để thấy thắng lợi thấy mọi thứ. Hôm nay dẫu muộn màng vẫn còn được ghi nhận. Chị thương những người đồng đội của chị, những người mà đến bây giờ họ rất là thiệt thòi thậm chí họ gửi hài cốt lại chiến trường. Có những người cho đến bây giờ họ không có một quyền lợi gì hết.
    Thương chớ, xót xa chớ. Thương những người đồng đội của chị họ không được trở về như chị. Chị may mắn tốt nghiệp ở miền Bắc rồi đi vào chiến trường, đi diễn và có nghề có nghiệp còn các đồng đội của chị thì họ ở dưới ruộng họ lên họ vào đoàn cho nên trình độ họ thấp kém họ không được như chị. Cho nên khi hết chiến tranh các bạn chị chỉ về vườn vì họ đi chiến đấu chỉ bằng tinh thần yêu nuớc thôi chứ còn sự nghiệp thì họ không có cho nên rất tội nghiệp.
    Tuy nhiên chị nghĩ rằng những người đã ra đi thì không toan tính đâu. Hôm nay chị trả lời với em chị cũng nói rằng tuổi trẻ của chị không hề biết suy tính bất cứ cái gì được hay mất mà khi đi thì bom đạn dọc đường cái chết nó rình rập. Đã là dấn thân thì cảm thấy rất tự hào vì được hiến dâng cho đất nước, thật sự như thế.
    Mặc LâmCó một quãng thời gian rất dài chị theo chân nhiều binh chủng trên con đường Trường Sơn, trong ngần ấy tháng năm ký ức lớn và sâu đậm nhất của chị còn lắng lại là gì?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Ký ức sâu đậm nhất trong cuộc đời của chị thì đó là chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mà mình không chết. Chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mổ vú bị Tàu ăn thịt nhưng chị vẫn còn sống. Tất cả những cái đó nó thành ký ức rất sâu đậm. Chiến tranh khắc khoải trong lòng chị cho nên chị nghĩ bây giờ mình sống thì phải tiếp tục làm điều gì đó cho con người khỏi giết hại lẫn nhau. Để cho người với người thương nhau cho nên ký ức sâu đậm nhất của chị là ký ức chiến trường.
    Mặc Lâm: Chị đóng phim cũng nhiều mà diễn trên sân khấu cũng không ít. Xin chị nhắc lại cho người hâm mộ một vài tác phẩm mà chị có tham gia.
    Nghệ sĩ Kim Chi: Phim thì chị đóng hơn 20 phim mà trong đó các vai bà Chín trong “Biển sáng”, Sáu Hiền trong “Bài ca không quên”, rồi “Biệt Động Sài Gòn” đóng vai vợ của tướng Nguyễn Ngọc Liên, rồi một loạt những vai mà chị kể ra không hết…nếu em hỏi vai nào làm chị hài lòng nhất thì chị buồn cười lắm không biết sao cứ mỗi lần xem lại thì chị thấy mình có những cái dở. Lại không bằng lòng mình, lại muốn một cái gì mới hơn…tức là thật tình mà nói chưa bao giờ chị bằng lòng với những cái vai nào của mình hết.
    Những năm đi chiến trường chị đóng một số vai trên sân khấu như Bà giáo Minh Tú trong “Trận đấu thầm lặng”, hay “Đêm nay ngày mai” đóng vai cô gái diễn viên không chuyên nghiệp, rồi đóng một loạt các vai khác.
    Khi chị ốm thì không ai thay thế được hết! Coi như chị không diễn thì vở đó bỏ! Có những hôm chị đang nằm bệnh viện thì cơ quan, đoàn hát phải đến xin phép rồi phải dìu chị đến sân khấu, bắt võng cho chị nằm…tới vai thì nhảy ra… lúc đó tự nhiên như lên đồng không còn thấy ốm đau gì nữa. Diễn xong thì lại sốt đùng đùng và mọi người lại đưa về! Đấy là những ký ức sâu đậm.
    Mặc Lâm: Cuộc sống nghề nghiệp của chị hiện nay ra sao? Chị đã về hưu chưa và đời sống kinh tế của gia đình như thế nào? Chị có sống nổi với tiền nhuận bút mà nhiều nghệ sĩ vẫn cho là đồng lương rất hạn hẹp hay không?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Bây giờ công việc của chị hiện nay là viết. Chị viết kịch bản nhiều tập, rồi chị viết sân khấu. Năm rồi chị cũng được cái giải nho nhỏ đó là giải khuyến khích cho vở “Sao hôm sao mai”. Công việc của chị bây giờ chủ yếu là viết nhưng chị viết chủ yếu để tự hoàn thiện mình và cũng để kiếm sống nếu như người ta dàn dựng thì mình cũng có thu nhập. Đồng lương của đất nước mình đối với mọi người, đối với văn nghệ sĩ nó rất khiêm tốn như em đã biết. Mình nằm chung trong cái mặt bằng chung của đất nước thì mọi gnười đều như thế chứ không phải riêng mình nên chị không thấy thiệt thòi gì bởi vì mình đâu thoát ra khỏi cái cộng đồng người Việt mình. Mọi người đều giống như thế trừ những người buôn bán người ta giàu có thì mình phải chấp nhận thôi.

    Bằng lòng với hiện tại

    Mặc LâmHiện nay chị đang giảng dạy bộ môn gì và công tâm mà nói chị có bằng lòng với những gì chị đã và đang có hay không, đặc biệt là sự nghiệp sân khấu và điện ảnh?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Năm qua chị mới đựơc xét là nghệ sĩ ưu tú thôi còn trứơc đây không được bởi vì người ta đòi hỏi phải có huy chương, huân chương vàng hay bạc nhưng như em biết chiến tranh thì ai người ta dại gì tổ chức hội diễn để cho bom đạn giết chết! Cho nên chị chả có huân chương huy chương gì cả.
    Sau này khi chị đi học đạo diễn sân khấu ở Bungary thì chủ yếu chỉ giảng dạy. Giảng dạy về diễn viên và học trò chị bây giờ đã rất nhiều em thành đạt có cả nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú nữa. Thành ra chị thấy rất vui, hạnh phúc nên tóm lại nếu em hỏi chị ấn tượng gì trong cái nghề nghiệp của mình thì chị nói chung như thế.
    Chị có thời gian giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa giảng dạy vừa đi đóng trong những vai nó vừa phải thôi chứ không có gì lớn cho nên chị thấy là thành tựu đóng phim mình không có nhiều đâu. Nếu so với chị Trà Giang thì chị không bằng người ta đâu cho nên có lần báo chí hỏi chị tại sao chị đi chiến trường, chị có nghĩ là nếu ở lại thì chị cũng vượt lên đỉnh vinh quang như chị Trà Giang…Chị bảo không đâu, mỗi người có một số phận, chị không dám so sánh, hơn nữa chị thấy chị Giang rất là giỏi và khi cái may mắn nó đến nó còn có việc qua tay đạo diễn giỏi, kịch bản tốt nữa chứ không phải ai ở lại miền Bắc đóng phim cũng đều đạt đỉnh cao như vậy hết.
    Chị bằng lòng về mình, bằng lòng mọi cái bởi vì thế này, không phải chị thỏa mãn nhưng vì chị đã cố gắng hết mình nhưng chỉ tới được mức đó thôi, chị rất vui và không có sự bất mãn nào hết.
    Thật lòng chị rất yêu đất nước yêu nhân dân và yêu tất cả. Chị làm nghệ thuật cho tới bây giờ sáng tác, viết lách cũng với cái tâm làm thế nào cho con người biết yêu thương nhau. Chứ bây giờ người ta đang xâu xé, tranh dành mọi thứ khiến chị đau đớn khắc khoải lắm.
    Mặc LâmChị cũng biết đấy, “lời nói thẳng cho một nhà độc tài không khác gì thọc tay vào ổ kiến lửa để tìm sự thật”! Chị có lo lắng về những gì sắp xảy ra sau khi câu nói nổi tiếng của chị được hàng triệu người biết tới hay không?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Cũng có người lo là bây giờ người ta đưa lên mạng như thế thì có thể bị tù, bị bắt, bị còng đầu hay không thì nói thẳng ra là chị không sợ. Chị tin vào chân lý. Nếu thật ra một chính quyền mà bắt chị bỏ tù thì đúng là cái chính quyền đó có vấn đề lắm rồi phải không? Vì vậy chị không sợ, chị không tin là có chuyện đó xảy ra.
    Chị vững tin như thế vì con người có lương tri còn nhiều lắm. Lẽ phải còn nhiều lắm vì vậy những người mong cái gì tốt đẹp cho quê hương cho đất nước vẫn còn rất nhiều.
    Chị với tư cách của một người cộng sản, mà một người cộng sản chân chính thì mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình. Chị hành động như một người cộng sản vì chị nghĩ rằng nếu họ rút lui thì đó là hành động yêu nước. Yêu nứơc lớn lắm chứ không phải lúc nào nhận nhiệm vụ cũng là yêu nước đâu. Nhiều khi rút lui lại càng yêu nước hơn.
    Hiện nay bất ngờ chị thấy mấy ngàn người lên mạng ủng hộ, thế thì chị rất vui vì thấy rằng mình không cô đơn và trong cuộc sống này nếu mình nói tiếng nói phải thì được rất nhiều người đồng tình.
    Mặc Lâm: Dựa vào niềm tin nào mà chị cho rằng mình sẽ không thể bị bách hại hay ngay cả ném đá nếu người ta muốn, trong đó có cả yếu tố chụp mũ cho rằng chị bị mua chuộc bởi nước ngoài?
    Nghệ sĩ Kim Chi: Khi chị hành động thì chị nói thật với Lâm là chị tin vào lẽ phải, tin vào số đông người. Chị đã nói người tốt còn nhiều lắm. Cũng có thể ai đó người ta lo lắng người ta nói em làm cho đài hải ngoại có thể em khai thác thế này thế kia nhưng chị không tin, vì nếu mình cứ nghĩ như thế thì mãi mãi thế giới này không bao giờ hiểu nhau hết.
    Chị không sợ gì cả vì chị có chính kiến, có suy nghĩ riêng của chị. Đừng nghĩ là người ta ở nước ngoài là người ta xấu. Hiện nay Việt kiều bao nhiêu người gửi tiền gửi của về ủng hộ xây dựng đất nước, làm bao nhiêu điều lớn lao. Chị rất cảm phục, ngưỡng mộ bởi vì chị coi là người ta yêu nước bằng nhiều con đường, nhiều cách.
    Mặc LâmXin cám ơn nghệ sĩ Kim Chi về cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

    10 thg 1, 2013

    Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi

      Sáng nay nhiều người gọi điện đã đọc thư của nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi khen bà dũng cảm, số lượng người vào thăm dangnba tăng đột xuất. Xin giới thiệu đôi nét về bà Nguyễn Thị Kim Chi. Có phải Hồng nhan bạc phận? 

         Được biết đến là một người đẹp nổi tiếng của ngành sân khấu và điện ảnh, năm 1964, Kim Chi là nữ nghệ sĩ đầu tiên đã đi bộ vượt Trường Sơn vào chiến trường B. Tài hoa, can trường và đôn hậu là những nét tính cách đã làm nên phẩm chất nghệ sĩ - chiến sĩ của bà. Nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn - 2012, dvt.vn xin giới thiệu với độc giả những hồi ức không thể phai mờ của bà trong những ngày xuân ở Chiến trường Nam Bộ năm xưa. Là người của đoàn điện ảnh, nhưng khi vào đến Nam Bộ, Kim Chi được chuyển sang đoàn văn công giải phóng. Và cũng từ đó, bà trở thành một diễn viên, một người dẫn chương trình và một cán bộ đoàn sôi nổi. Đã thành thông lệ, Tết nào cả đoàn văn công giải phóng cũng rời căn cứ về tận các ấp chiến lược vùng ven Sài Gòn để diễn cho bà con. Đó là khoảnh khắc lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Chỉ những người ốm đau, hay bị thương mới ở lại căn cứ trong tâm trạng buồn rầu, còn lại anh em đều hối hả lên đường.

    Kim Chi không thể nào quên những đêm hành quân có sự yểm trợ của du kích, và giao liên dẫn đường. Đến địa điểm tập kết, đoàn bắt đầu dựng sân khấu và diễn. Đêm diễn thường kéo dài đến khoảng 2 giờ sáng. Rồi sau đó đoàn lại hành quân ngay trong đêm. Dân đứng hai bên đường, tiễn đoàn, tặng những cặp bánh ít, bánh tét. Những giọt nước mắt cảm động, những cái bắt tay lưu luyến, những lời chúc của các má tóc bạc lưng còng: “Các con đi mạnh khỏe, sớm trở về”. 

    Hai mắt cay xè vì thiếu ngủ. Vất vả không thể nào kể hết. Nhưng niềm vui thì ngập đầy. Hơn ai hết, đoàn văn công giải phóng chính là sợi dây kết nối người dân với cách mạng, với Đảng. Chính những vở kịch, những đêm diễn đã bồi đắp thêm tình cảm cách mạng nồng nàn, trong sáng cho người dân. 
    Ngủ nửa người trong hầm… đêm mùng một Tết

    Đó là kỷ niệm đêm mùng một Tết năm 1966.

    Hôm đó, sau khi diễn xong quay trở về, Kim Chi và Bích Thủy mỗi người một bình tông nhựa đựng nước trà (pha bằng trà con cọp) thỉnh thoảng lại nhấp môi cho tỉnh ngủ. Nhưng đường hành quân thì dài, những đêm thiếu ngủ liên tục làm cho hai người mệt lả. Có lúc đang hành quân mà hai mắt díp lại lúc nào không hay, thỉnh thoảng lại đụng vào cây rừng, đau điếng mới tỉnh ra được một lúc.

       Khi đã đến nơi an toàn, du kích phân cho hai người vào một hầm. Nhưng khốn nỗi, căn hầm vừa chật lại vừa cạn, không tài nào chui cả hai người xuống được. Loay hoay một lúc, Kim Chi và Bích Thủy đành phải chui đầu vào trong hầm và mỗi người đều phải để nửa người ở ngoài. Cứ thế, họ ngủ một cách ngon lành. Cho đến sáng hôm sau, bừng tỉnh dậy, Bích Thủy nói: “Giá đêm qua mà có pháo mồ côi bắn thì…” Cả hai người cùng cười… Thì biết làm sao, những đêm thiếu ngủ của văn công giải phóng triền miên. Ai cũng ước, sau Tết có một tuần yên hàn để được ngủ cho thỏa thích, nhưng đó chỉ là mơ ước mà thôi.
        Một đêm mưa trái mùa Tết năm 1965. Khi đi diễn ở Củ Chi về, đến khu vực tập kết, du kích phân cho Kim Chi và Ngọc Dung xuống một hầm. Giữa vùng hoang vu trong bóng tối, hai người mò mẫm đi tìm hầm của mình. Bỗng lúc ấy, một ánh chớp lóe lên. Cả Kim Chi và Ngọc Dung đều sửng sốt. Bên cạnh chiếc hố sâu hoắm là căn hầm bị đạn pháo cày xới, nước mưa tràn xuống. Hai xác người, một nam một nữ nằm vắt ngang trên miệng hầm. Và kinh ngạc hơn, họ bỗng nghe thấy tiếng khóc của trẻ.
       Lấy hết can đảm, hai người tiến đến gần hai cái xác và nhận ra, một cháu bé chỉ độ một tuổi đang bò cạnh xác của cha và mẹ mình. Gương mặt em sây xước, tiếng khóc thất thanh như xé lòng người. Kim Chi và Ngọc Dung chuyền tay nhau đứa bé, ủ ấm cho em. Họ bàn nhau sẽ đưa em bé trở về R (căn cứ). Nhưng cả hai cùng lo lắng, đường đi còn dài, phải đến mấy ngày, đưa đứa bé đi thì có bao điều bất tiện, nhỡ tiếng khóc của cháu sẽ làm lộ kế hoạch hành quân của đoàn... Đang chưa biết tính sao thì du kích xuất hiện. Họ nói, vừa nghe thấy tiếng pháo ở khu vực này… Đứa bé sau đó được du kích gửi vào ấp chiến lược cho dân nuôi. Và đoàn văn công giải phóng lại hành quân tiếp trong những ngày Tết hối hả. Dù vậy, Kim Chi vẫn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh cháu bé. Mấy chục năm rồi, mỗi lần Tết đến Xuân về, trong sâu thẳm tâm tư bà vẫn nhớ về đứa bé tội nghiệp. Nếu bây giờ cháu còn sống, có thể cháu cũng không biết những gì thực sự đã xảy ra trong cái đêm Tết khủng khiếp đó.
     Trước khi vào chiến trường, Kim Chi đã xuất hiện trên một số bìa lịch treo trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến Xuân về. Hầu như đi đến đâu cũng có người nào đó nhận ra bà. Nhưng có một chuyện làm bà còn nhớ mãi. Đó là những ngày áp Tết năm 1967. Có lúc nghỉ ngơi mắc võng trong căn cứ. Một chiến sĩ tiến đến gần và rút trong túi ngực ra một tấm ảnh, anh nói giọng Hà Nội:

    - Anh đã giữ tấm ảnh này suốt mấy năm nay, trên những chặng đường hành quân, trong những trận đánh.
    Kim Chi chăm chú nhìn vào bức ảnh. Thì ra đó là bức ảnh Kim Chi, do Huy Thành chụp. Người lính nói tiếp:
    - Em có thấy cô này xinh không?
    - Cũng được…
    - Sao lại “cũng được”… xinh đẹp và dễ thương biết mấy!
    Kim Chi tươi cười:
    - Ai đấy anh?
    - Người yêu của anh đấy.
    Lúc này Kim Chi đang bị sốt rét, gương mặt gầy, xanh xao. Nhìn gương mặt mình trong bức ảnh, cô nghĩ: Chỉ có năm năm thôi, chiến trường đã làm mình thay đổi đi nhiều. Lại mỉm cười, đầy ý tứ hỏi:
    - Người yêu của anh thật ư?
    Người lính nhìn Kim Chi thêm một chút rồi nói bằng giọng sâu lắng:
    - Đêm qua, khi em diễn, anh thấy em và người con gái trong ảnh này giống nhau quá… 
    Kim Chi nhắc lại câu hỏi:
    - Cô ấy là người yêu của anh à?
    Người lính đáp lời sau vài giây trầm lặng:
    - Anh nói đùa với em thôi! Đây là người trong giấc mơ của anh. Trước khi vào chiến trường, anh đã mơ một lần được hôn cô gái này. 
    - Thế bây giờ cô ấy đâu rồi anh?
    Người lính nói như ghìm tiếng thở dài man mác:
    -          Chỉ có cô ấy mới biết bây giờ cô ở đâu, chứ anh làm sao mà biết được…
    -           
      Năm 1974, Kim Chi được đưa trở lại Hà Nội. Được được bồi dưỡng văn hóa và đầu 1976, bà đi thực tập sau đại học chuyên ngành đạo diễn sân khấu tại Bulgaria. Năm 1978, Kim Chi về nước, và từ đó bà tham gia đóng trên 20 phim: Chín Băng Tâm (Biển sáng); Sáu Hiền (Bài ca không quên); Tú Dung (Đằng sau vụ án Hồ con Rùa); Sáu Lèo (Biệt động Sài Gòn). Và một loạt vai khác trong các phim như: Lối rẽ trái trên con đường mòn, Lửa cháy thành Đại La, Tình khúc 68, Đứa con bị từ chối, Ngoại ô, Tình xa, Biển gọi, Dòng sông hát, Người đàn bà bị săn đuổi, Săn bắt cướp... 
      Đôi lời tâm sự của nghệ sĩ ưu tú Kim Chi
        " Tôi phát hiện bệnh năm 1999 – cũng may là phát hiện sớm, năm 2000 thì lên bàn mổ. Cho đến giờ thì chưa thấy có gì đáng ngại lắm, nhưng đúng là ca mổ và các đợt xạ trị cùng những giây phút hoang mang đau đớn nó đã kịp lấy đi mất của mình bao nhiêu sức lực, làm mình yếu đi nhiều, nên mỗi đợt trở trời lại thấy trong người khó ở. Nhưng thôi, sinh lão bệnh tử, nó là quy luật rồi, tới tuổi này không bệnh này thì cũng bệnh khác, có bệnh còn chẳng chữa được thì sao…

    Ba đời chồng, và cuối đời là một căn bệnh nan y, bà có thấy “kiếp Lục bình” của mình quá nhiều “lênh đênh”? Để có thể “thuận đường sống” trải nghiệm của bà là gì? Trải nghiệm này là chắc chắn đúng nghen: Không nên lấy những người đàn ông mà họ mê mình chỉ vì sắc đẹp. Lý do: cái đẹp sẽ tàn phai, mà một khi người ta đã ham sắc thì ra đời còn nhiều người khác đẹp hơn mình, chọn những người đàn ông trưởng thành đúng nghĩa (không chỉ là vấn đề tuổi tác), và đến với mình bằng sự đồng điệu, cảm thông. “Thuận đường sống với tôi là: Nếu như mình không có được cái mình muốn thì hãy bằng lòng với cái mình có – như người ta vẫn nói”.
       Đó là thứ mà cả đời mình đi tìm, may mà cuối đời đã gặp được. Mới biết, số phận nó cũng ưa ghẹo mình lắm nghe: Tôi và ông xã tôi bây giờ gặp nhau tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc) lúc tôi mới 11 tuổi và ổng 17 tuổi, nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Tôi theo nghề diễn viên cũng là từ một bức ảnh của tôi mà anh đem về khoe bố mình – lúc đó làm phòng giáo vụ trường Điện ảnh, phụ trách công tác tuyển sinh và bố mẹ anh đã  nhận tôi là con đỡ  đầu. Qua nhiều thăng trầm, cuộc đời đã trả lại tôi về cho người anh kết nghĩa năm xưa của mình, cũng là lúc cả hai đã đi qua những đổ vỡ mất mát. Và chính trên nỗi đau đó, chúng tôi đã đến với nhau bằng sự cảm thông, mà không còn vì sự hấp dẫn ở vẻ ngoài – thứ mà tôi biết nó sẽ lâu bền hơn bất cứ cái gì trên đời. Bởi trên cả tình yêu là tình thương. Tình yêu mà có tình thương nó lớn lắm, nó an ủi bù đắp cho ta rất nhiều…
     Lớn nhất là cái cầm tay bên giường bệnh: “Em mà có cụt cả hai tay hai chân anh cũng vẫn yêu em”?
      Nó không chỉ là một câu nói, mà kèm theo đó, còn là những việc làm dù nhỏ nhưng giá trị tinh thần mà nó đưa lại rất lớn lao đối với một người phụ nữ từng đi qua nhiều mất mát như tôi. Và có như thế, những câu nói mới có sức nặng! Khi thấy tôi đứng dậy được khỏi nỗi buồn và ít nhiều tìm thấy niềm vui sống trong việc làm thơ, một cách tận tụy, anh đã cặm cụi tìm cách trình bày văn bản sao cho dễ coi nhất. Anh tự tay làm các album tư liệu cho tôi, nâng niu từng bài báo viết về tôi, những bức ảnh kỷ niệm đã ố mốc của tôi. Kể cả những bức ảnh của tôi và ba Mai Phương (NSND Hồng Sến), anh cũng lặng lẽ đem đi chỉnh sửa rồi chụp lại bằng ảnh số để lưu giữ được lâu hơn trong máy tính… Quả tình tôi không nghĩ về cuối đời, mình lại còn có thể gặp được một người đàn ông yêu thương mình đến thế… 
       Đó có lẽ là sự bù đắp cho người đàn ông đầu tiên – người mà vì tiếng gọi của tình yêu, bà đã dũng cảm xung phong đi theo họ vào chiến trường nhưng sang đến thời bình, đoạn kết của cuộc tình đó – dù đã đơm hoa kết trái với hai mặt con – lại bị bẻ gãy phũ phàng bởi cái nết đào hoa ở người chồng nghệ sĩ?
      À, so sánh là không nên nhé, tôi nghĩ thế, vì nó khập khiễng lắm! Chưa nói, còn làm tổn thương đến một người đã khuất và là bố của bọn nhỏ. Với lựa chọn đầu tiên, dù thế nào, tôi cũng vẫn rất cảm ơn anh vì nhờ anh mà tôi đã được sống những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa ở chiến trường và đó cũng chính là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời làm nghệ sĩ của tôi. 
    Giữ gìn hạnh phúc với một người chồng đào hoa, theo bà, có là một điều không tưởng?
    Có những điều, phải mãi sau này,tôi mới hiểu và tin được. Rằng, sự nhân hậu ở người phụ nữ có một sức níu kéo và hấp dẫn rất lớn với người đàn ông, nhất là những người đàn ông có máu đào hoa.
    Tôi nhớ có lần bị tôi cự, anh Sến đã ôm tôi mà nói: “Anh nói thật nhé, càng đi lung tung anh càng thấy không ai bằng em!”. Lúc đó tất nhiên tôi không tin mà ngay lập tức nghĩ đấy là nói xạo. Sự tổn thương quá lớn để có thể tin được vào câu nói của anh lúc ấy! Nhưng sau này, khi lắng lại và cũng là lúc đã trải đời hơn, tôi mới nhận ra: Đó là một tâm lý có thể hiểu được ở người đàn ông, khi mà chính họ - tuy tiếng là phái mạnh nhưng lại dễ yếu lòng, nghiêng ngả trước sự cám dỗ. Nhiều khi là sự chủ động -  vì đàn ông trăm anh nhìn thấy gái đẹp thì 99 anh ham và họ tham lắm nghe, chỉ thêm chứ không bớt. Nhưng cũng có những lỗi lầm không chủ định, thế nên khi tỉnh ngộ, thực sự họ rất day dứt và ân hận. Tuy vậy, cũng chẳng dễ thoát ra khỏi nó chút nào… "
      “Chắc kiếp trước tôi và cô Thúy An nợ gì nhau”