Đầu năm 1966 Chính quyền xã nơi tôi sinh ra và tuổi thơ ở đó không cho tôi đi học lớp “Toán đặc biệt” (nay là lớp chuyên toán), họ ghi vào hồ sơ của tôi ” Cậu ruột NNL đi lính cho Pháp nợ máu với dân, chú ruột NBT là đảng viên thoái thác nhiệm vụ, bố đi hương dũng 3 tháng”, sau này tôi mới biết cậu tôi đi lính dù ở Hải Phòng có bắn giết gì đâu, chú ruột tôi bỏ sinh hoạt đảng để đi làm văn nghệ, bố tôi chỉ là anh "dân quân" tối bắt ra ngủ ở đầu làng để canh gác. Chính vì lý do đó tôi buồn, nghĩ rằng có học xong cũng không đi được đâu, cuối năm tôi xung phong đi bộ đội chưa đầy 17 tuổi, cho đến hôm nay tôi không hề oán trách bất cứ ai, bởi vì xã hội lúc bây giờ là vậy. Tôi được các thầy cô rất quý mến bởi tính thực thà, nhanh nhẹn học giỏi học bạ cấp II điểm tổng kết các môn lớp lớp 7 của tôi toàn 5, chỉ có môn văn 4+(tổng kết theo kiểu của Nga), bạn bè đều kính phục. Sau lời kêu gọi tháng 7-1966 “Không có gì quý hơn độc lập tự do” tôi cùng bạn bè lớp 9, trường cấp III Thanh Hà “gác bút nghiên” lên đường nhập ngũ.
Lớp chúng tôi thuộc thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ, bây giờ nghĩ lại thấy thương cho chính mình, 17 tuổi còn là tuổi ăn tuổi ngủ chơi bời, bố mẹ chiều chuộng lo ăn học, thế mà đã mặc áo lính, nhất nhất một lệnh, gian khổ ác liệt sống chết không biết lúc nào chỉ biết sau mỗi trận đánh nhìn nhau biết mình còn sống, số thanh niên cùng làng đi bội đội thời ấy với tôi bây giờ chỉ còn không đến một nửa, cũng may tôi bị thương trở về học đại học.
Cả Miền Bắc lúc đó căm thù đế quốc Mỹ, hàng ngày chứng kiến cảnh máy bay Mỹ đem bom giết hại biết bao nhiêu người dân vô tội, coi Mỹ là kẻ thù không đội trời chung. Sau này thống nhất đất nước quan điểm của Đảng mong muốn không đối đầu, Việt Nam và Mỹ bắt tay nhau, khép lại quá khứ, dần dần xoá nhoà mối hận thù dân tộc.
Tôi thầm mong được đến nước Mỹ để tận mắt thấy đất nước và con người Mỹ. Hai vợ chồng anh bạn tôi sang Mỹ dự lễ tốt nghiệp thạc sĩ của con gái nói với tôi rằng “ông sang ấy mới thấy hết’. Cũng nhờ học sinh cũ giới thiệu tôi với một công ty Nu Skin/Pharmanex, họ cho giấy mời sang hội thảo, công ty lo cho ăn uống và chỗ ở, mọi người trong gia đình ủng hộ tôi đi. Tôi làm việc với Vietravel thủ tục vào Đại sứ Mỹ, họ hướng dẫn cách trả lời và các hồ sơ kèm theo rất nhiều người bị "out", đoàn tôi hai người loại. Khi đến Đại sứ quán làm thủ tục cẩn thận đúng kiểu Mỹ, từng người một vào phỏng vấn họ bắt lăn hai tay, chụp ảnh khác thường 5x5, chụp đồng tử. Sau hai vòng hồ sơ một người Mỹ hỏi tôi:
“ - Mày làm nghề gì?
-Dạy học.
-Mày có quen ai ở Mỹ không? Tất nhiên tôi trả là không rồi.
- Mày sang đấy làm gì?
- Đi du lịch và xem nền giáo dục tiên tiến của Mỹ;
- Mày lấy tiền ở đâu để đi?
- Con cho.
- Nó làm gì ?
- Công ty HP;
- Nó có nhiều tiền không?
- Không biết.
- Mày thật hạnh phúc, chúc mày đi một chuyến đi vui vẻ”
Chỉ sau khoảng 5 phút tôi phỏng vấn, ba ngày sau Đại sứ gửi Visa về tận nhà. Tôi đợi ngày đi.
(kỳ sau những ngày trên đất Mỹ)
Đoàn Hà Nội sang Mỹ |
Một nhà dân gần nơi tôi ở |
Tuyết phủ trên núi |
Phổ cổ của Mỹ |
dangnba viết chỉ là xả stress mà thôi, chẳng Chính chị chính em gì cả, cũng qua đây để trải lòng mình với mọi người.
Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể nhận xét, bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL: Gõ tên Bạn, bỏ qua URL.
Mỹ nó văn minh thật không Bác, nó có đáng để ta làm theo không Bác
Trả lờiXóaChúc bác DangnBa vui vẻ!
Tron di luc nao ma nhanh the
Trả lờiXóaSang Mĩ oách ghê nhỉ!
Trả lờiXóaGiờ mới biết ông lí lịch trích ngang ông Đang. Nhưng chỗ phỏng vấn xin ông Đang chữa lại cho nha, không thì oan cho người Mĩ quá. Họ không hỏi "mày" đâu. Chỉ có một cách xưng hô " you", vậy thì theo phép lịch sự, ta nên hiểu là : Anh, hay Ông, Ngài.Mày không sai, nhưng người Mĩ khi phỏng vấn không hách như vậy!
Chúc ông đi về có nhiều chuyện hay!
Bác ạ, đúng như bác nói "you" có thể hiểu ông, anh, mày... đều được, nhưng thông thường người ta vẫn hay dùng từ mày cho dân dã bác ạ. Cám ơn bác.
Trả lờiXóaHai đứa con cháu cũng đang học bên Mỹ. Học thấy thoải mái mà vẫn tốt hơn VN nhiều. Bài Bác viết đọc hay. Cháu thấy có tiền cho con học bên Mỹ để tiếp thu những kiến thức mà ở VN không làm được.
Trả lờiXóa