Đến Quận Cam (Orange County) bắt gặp quán Phở Hà Nội, chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành, cafe Việt…gía rất cao nếu quy ra tiền Việt Nam ăn không nổi từ 5 - 9 USD một tô phở. Người dân ở đây phần lớn sang Mỹ theo diện HO, một số người sang đây theo dạng vượt biên vẫn chưa nhập được quốc tịch Mỹ có người muốn trở về nước song họ "sợ", họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp người cao nhất 1500 USD thấp nhất 900USD. Một bài học đến với tôi khi chuyển đồ, phụ xe người Việt và cô người Mỹ đi trong đoàn bốc hết túi lên xe, khi lên xe anh ta nổi nóng và bảo:
- Vừa rồi tôi thấy nhục quá chừng, các anh để phụ nữ bốc hàng các anh đứng nhìn hút thuốc, ở Mỹ không bao giờ là vậy, những công việc này toàn đàn ông làm. Tôi im lặng nhận lỗi.
Một lần Helen lái xe đưa chúng tôi dẫn đi mua hàng, tôi không biết mua gì vì hàng xịn, quá đắt mua về gia đình lại chê tôi đành đi theo xách hàng giúp. Helen rất hiểu khu vực Đông Nam Á, có thời kỳ theo chồng sang Việt Nam, Singapo làm trong đại sứ, cô sang Pháp du học trước năm 1975, 30 tháng 4 năm 1975 gia đình di tản sang Mỹ và đón cô sang ở lấy chồng Mỹ nay đã có 4 con tốt nghiệp đại học đi làm, chưa cháu nào lấy vợ lấy chồng nhưng đều thuê nhà ra ở riêng, cô kể cho tôi nhiều chuyện sinh hoạt của người Việt Nam tại Mỹ, phần lớn con cái đều trưởng thành, kiếm tiền rất giỏi. Tôi thấy mọi người ở đây rất ít tiêu tiền mặt, mua hàng toàn bằng thẻ, cô đến ngân hàng rút tiền đề phòng cửa hàng tư nhân không có máy đọc thẻ, gặp một người Việt đi xe lăn ra xin tiền cô nhẹ nhàng bảo:
- Vừa rồi tôi thấy nhục quá chừng, các anh để phụ nữ bốc hàng các anh đứng nhìn hút thuốc, ở Mỹ không bao giờ là vậy, những công việc này toàn đàn ông làm. Tôi im lặng nhận lỗi.
Một lần Helen lái xe đưa chúng tôi dẫn đi mua hàng, tôi không biết mua gì vì hàng xịn, quá đắt mua về gia đình lại chê tôi đành đi theo xách hàng giúp. Helen rất hiểu khu vực Đông Nam Á, có thời kỳ theo chồng sang Việt Nam, Singapo làm trong đại sứ, cô sang Pháp du học trước năm 1975, 30 tháng 4 năm 1975 gia đình di tản sang Mỹ và đón cô sang ở lấy chồng Mỹ nay đã có 4 con tốt nghiệp đại học đi làm, chưa cháu nào lấy vợ lấy chồng nhưng đều thuê nhà ra ở riêng, cô kể cho tôi nhiều chuyện sinh hoạt của người Việt Nam tại Mỹ, phần lớn con cái đều trưởng thành, kiếm tiền rất giỏi. Tôi thấy mọi người ở đây rất ít tiêu tiền mặt, mua hàng toàn bằng thẻ, cô đến ngân hàng rút tiền đề phòng cửa hàng tư nhân không có máy đọc thẻ, gặp một người Việt đi xe lăn ra xin tiền cô nhẹ nhàng bảo:
- Nhà bác ở đâu, tôi đưa bác lên xe đến chỗ bảo trợ họ sẽ cho bác chứ thế này tội quá. Người đàn ông này hiểu ý bỏ đi.
Người Việt Nam sinh hoạt theo phong tục giống như ở trong nước, họ tổ chức lễ Tết, ăn uống ở quán, đi Chùa rất vui. 11 giờ đêm tôi đi bộ tìm đến một quán phở đóng cửa, họ chỉ sang quán cách đó chừng trăm mét, tôi thấy 5, 6 nhóm toàn người Việt có cả nữ đang tổ chức uống bia rượu theo kiểu Việt Nam, tôi cảm giác sợ vội bước ra ngoài. Đi ăn ở Mỹ không thấy họ uống rượu bia, anh bạn người Mỹ nói với tôi:
- Anh uống gì cứ tự nhiên? Còn tôi đang trong dịp lễ Thánh không được phép uống bia rượu.
Tôi thầm mong ở Việt Nam một ngày nào đó học cách sinh hoạt ăn uống như thế này, nhưng chắc quá khó, vì “lỗi cả hệ thống” sao mà sửa được.
Chính người Việt Nam đã tự làm xấu mình và làm mất đi vẻ đẹp sinh hoạt ở Mỹ. Trên đường ra sân bay, người lái xe đã hướng dẫn phải mất 4 USD mới lấy được xe đẩy hàng, một cô trong nhóm thể hiện đi sang Mỹ nhiêu lần đã không theo luật ra ngoài khoảng 10 phút dắt một chiếc xe về có vẻ mãn nguyện tự hào khi không bị mất tiền, cũng chính người này hướng dẫn chúng tôi vào “check ticketed”, sau khi xem cốt vé điện tử họ làm cho chúng tôi ngay, cô nói với mọi người trong nhóm bỏ ra 10USD để đưa cho người Mỹ họ lắc đầu:
- No no. Người Mỹ là vậy.
Cô giáo và học sinh |
Vào siêu thị mua hàng |
Đỗ xe để mọi người xem tuyết |
Khách sạn của một triệu phú Mỹ họ thiết kế theo "Cướp biển Ca ri bê" |
Người Mỹ đạo diễn cảnh này thật ngộ ngĩnh. |
Những năm 1990 có một ông TBT về một tỉnh nghèo nhưng phong trào ăn nhậu rất mạnh, ông ấy chỉ vào bụng to của mấy quan đầu tỉnh nói cái bụng thế kia thì lấy đâu tiền cho con đi học, tỉnh đó sau này có nhiều em tốt nghiệp đại học. Nhưng phong trào ăn nhậu bây giờ mạnh hơn xưa
Trả lờiXóaBlog của bác Đang bị lỗi gì mà chỉ thấy chú thích ảnh, chẳng nom thấy ảnh đâu? Tôi vào mấy lần đều thế. Hay máy của tôi có vấn đề?
Trả lờiXóaBạn kiểm tra lại máy của mình nhiều người vẫn đọc ảnh bình thường. Cám ơn.
Trả lờiXóaHay và chính xác!
Trả lờiXóa