28 thg 3, 2011

Nền Giáo dục Mỹ (Phần 5)


     Tôi có một số người quen cho con sang Mỹ học, phần lớn đang học đại học ở Việt Nam qua Mỹ học đại học ở những trường danh tiếng. Phải khẳng định rằng Mỹ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực, các môn học truyền thống cũng như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc trực tiếp với một số học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Bằng cấp của Mỹ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào tạo tuyệt vời. Cũng có một số đại gia cho con sang học ở bậc phổ thông. Tôi có người cháu trước đây tôi đã từng dạy đến nói với tôi:
- Năm tới vợ chồng cháu cho con sang Mỹ học phổ thông ông thấy thế nào? Tôi cười bảo:
- Sang Mỹ học không sợ hỏng con à?
- Trước khi quyết định cháu sang Mỹ ba tuần đến một vài trường và truy cập trên  internet  tìm hiểu nền giáo dục của Mỹ, vợ chồng cháu thấy đưa con sang đấy học mới yên tâm.
- Vợ chồng anh học ở Việt Nam thành đạt như thế, mọi người học ở Việt nam hỏng hết à? Còn anh chị có nhiều tiền thì cứ cho đi.
Tôi tưởng anh ta phải suy nghĩ câu của tôi nào ngờ anh ta nói:
- Ông đúng là người bảo thủ, suy nghĩ của ông đất nước này mãi mãi là vậy.
  Nói vậy thôi chứ hệ thống giáo dục của Mỹ phù hợp với tất cả mọi người.
   Các trường học ở Mỹ phần lớn nằm ở ngoại ô, diện tích rộng khoảng từ 5 ha trở lên, được bao bọc bởi tường kín đi lại thuận tiện, tôi đến một ngôi trường phổ thông ở California ra đời cách đây hơn 70 năm nhưng cứ như là mới xây dựng, đủ các loại cây như  ở trong rừng, phòng học hiện đại, đường đi trong trường rộng rãi và sạch sẽ, chỉ phân biệt được là các cây cổ thụ mà thôi. Ở Mỹ để có thể bước vào đại học, người học sẽ phải trải qua 12 năm giáo dục bậc tiểu học và trung học. Giáo dục tiểu học và trung học có thể thực hiện ở các trường công (trường do chính phủ tổ chức) hoặc ở các trường tư. 12 năm giáo dục này cũng có thể được hoàn thành ở nước ngoài.
   Trẻ em ở Mỹ bắt đầu đến trường vào lúc 5 tuổi. Năm đầu tiên gọi là lớp mẫu giáo, đây là điều bắt buộc với các trẻ em. Năm thứ hai ở trường được xem như là năm đầu tiên ở bậc tiểu học (primary school) và là lớp 1 (first grade). "Grade" ở đây bao hàm 2 nghĩa:  Một chỉ thứ hạng điểm đạt được trong một kỳ thi hay một khoá học, hai chỉ năm học giáo dục ở trường tiểu học hoặc trung học. Giáo dục tiểu học hệ thống 5 năm. Hoàn thành lớp 5 trẻ em sẽ bước vào trung học. Trường trung học bao gồm tất cả  7 năm, tương đương 6 lớp trong hệ 12 năm. Lớp 9 đến lớp 12 thường được gọi là phổ thông trung học (high school). Hoàn thành lớp 12, học sinh sẽ được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (high school diploma). Ở Mỹ học sinh phải có bằng này mới được nhập học một trường cao đẳng hay đại học. Những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học và muốn học lên cao đẳng hoặc đại học phải tham dự các trường được gọi là “Undergraduate school”. Có những trường hoặc cấp bằng 2 năm (gọi là: associate degree) hoặc bằng 4 năm (gọi là: bachelor’s degree) sau một khoá học đặc trưng. Một người Mỹ kể với tôi ở bên này họ quan tâm đến việc học không phải đóng học phí trong suốt thời gian học phổ thông, theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ hàng năm có từ 63%- 70% học sinh ra tốt nghiệp trung học vào học tại các trường đại học, học đại học nhà nước cho vay tiền sau khi tốt nghiệp đại học đi làm trả dần có khi vài chục năm mới trả xong
 Tôi không biết chương trình họ dạy những gì, nhưng trong trường có nhiều sân chơi bãi tập bể bơi,  vườn hoa cây cảnh, vườn thực nghiệm... Tôi được biết cháu T học lớp 10 ở trường KL, mẹ cháu bảo học suốt cả tuần thứ bẩy, chủ nhật vẫn phải đi học thêm thế mà môn toán không bao giờ đứng trong tốp 20 của lớp, sang đây sau hai tháng cháu đứng thứ hai của lớp về môn toán hơn cả học sinh Mỹ, cháu bảo “học không khó như ở Việt Nam”. Tôi được biết ở Mỹ quản lý trẻ em rất nghiêm, học sinh ra đường một mình sẽ bị cảnh sát bắt giữ, đưa về nhà.
   Mấy năm gần đây nhiều gia đình ở Việt nam cho con sang học Tiếng Anh ở Mỹ trong mấy tháng hè, mỗi một lớp học như vây khoảng hơn một tháng học phí 3000 USD, tiền  phòng ở 300 USD + điện nước rác 50 USD + tiền ăn 150 USD + các khoản khác 40 USD = 540 USD. Việt Nam là một trong 5 nước có số học sinh đông nhất. Người Mỹ cũng như người Việt nam họ rất sợ học với người Mễ (Mexico) họ cho rằng bọn này đầu đất.
 Tôi đã gặp nhiều cháu sang đây du học, các cháu làm thêm nhiều nghề như hầu bàn, rửa bát, lễ tân, gia sư thu nhập 1000USD đến 2000USD một tháng nhưng học vẫn tốt.
 Không biết khi nào giáo dục Việt Nam bắt kịp nền giáo dục của Mỹ?

1 nhận xét:

  1. Người ta nói cấm sai, nhà văn, nhà văn hóa tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ. Những bài viết thế này mà có từ năm 1986 thì tình hình sẽ tốt hơn nhiều rồi, những người sang Mỹ bằng tiền của dân có thấy ân hận gì không nhỉ

    Trả lờiXóa