Gần đây nhiều người nói “nguy cơ” mình cũng hơi hoảng. Tổng Bí thư phát biểu “Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm”. Vậy muốn ám chỉ ai tất nhiên không phải là thảo dân, phải là người Vua biết mặt Chúa biết tên, phải là người đã từng chém gió. Mình tra từ điển “trở cờ” nào đâu có thấy chỉ có “trở” được định nghĩa “ Đảo ngược vị trí đầu thành đuôi, trên thành dưới, trái thành phải hoặc quay ngược lại đi hướng khác” dù thế nào trở cờ là xấu. Thời gian chiến tranh chống Mĩ ở Sài gòn họ luôn hỏi nhau “Tướng nào chuyên trở cờ"? ", ông Quách Tòng Đức - người từng làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã nhìn thấy quá nhiều tấn trò trên sân khấu chính trị Sài Gòn một thuở đã khẳng định ngay: "Đó là Trần Văn Đôn!".
Trong hai năm vừa qua niềm tin trong dân không còn như xưa nữa, nhiều cán bộ cách mạng, tướng lĩnh trí thức lên tiếng góp ý cho Đảng, Cựu TBT Lê Khả Phiêu “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư“, “Quân đội là để bảo Tổ quốc, bảo vệ nhân dân chứ quân đội không được tham gia cưỡng chế. Không được phép dùng lực lượng vũ trang để đối phó với dân” (Cựu UVBCT Phạm Thế Duyệt) “Bộ đội nhiệm vụ trước tiên, hàng đầu của anh là chống giặc ngoại xâm, thứ hai mới là giúp dân và thứ ba là tham gia sản xuất. Đây anh lại không bảo vệ cho dân làm ăn lại tham gia cưỡng chế dân. Đây là một sai lầm mà trong lịch sử đất nước ta chưa từng có”(Đại tướng, cựu CT nước Lê Đức Anh). Buổi gặp mặt tất niên 2012 ông Dương Trung Quốc phát biểu “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”.
Vừa qua tổng thống Thein Sein sang thăm nước ta, chúng ta đón tiếp rất nồng hậu. Ngày xưa nói đến Myanma (Miến điện) không mấy người quan tâm. Thế mà sau ngày “trở cờ” của họ cả khu vực ASEAN phải kính nể. Ngay sau khi nhậm chức tháng 3-2011, tổng thống Thein Sein có những quyết định làm nhiều người ngỡ ngàng, những thay đổi ở Myanma trong những tháng vừa qua khiến cả thế giới ngạc nhiên đến sững sờ, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới không thể không chia vui với nhân dân Myanma.
Nếu phải nói thật ngắn, nguyên nhân sâu xa của những thay đổi nói trên là ý chí tự do dân chủ không thể khuất phục của nhân dân Myanma. Cho dù với những động cơ gì đi nữa, những quyết định vừa qua của tổng thống Thein Sein có lợi cho tự do dân chủ và lợi ích quốc gia của Myanma, vị thế quốc tế của Myanma trong cộng đồng các nước ASEAN nói riêng và trên trường quốc tế nói chung được cải thiện rõ rệt. Ngay cả trên đấu trường Asian Games môn thể thao vua họ cũng làm cho đội tuyển Việt Nam bẽ mặt.
Gần đây nhất họ đã mời quan sát viên của Mỹ và Châu Âu giám sát cuộc bầu cử tháng 4 này.
Thế mới biết trở cờ có hai mặt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc không thừa.
Tôi có đọc ở đâu đó comment của một Việt kiều đang sống ở Mỹ, nhân việc Tổng thống Thein Sein của Myanmar thăm Việt Nam anh ta viết nội dung như thế này :
Trả lờiXóaNhớ hồi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam, dạo đó Nhà nước không chủ trương tổ chức gì cả nhưng rất đông người dân vẫn ra đón trên hai lề đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dài hàng cây số, từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố, không băng rôn, khẩu hiệu, không cờ quạt hay vẫy tay chào, nhưng ở mỗi người đều ánh lên niềm vui và nỗi hy vọng thầm lặng khó tả.
Tổng thống Thein Sein của Myanma thăm Việt Nam xứng đáng được dân ta ra đón chào như vậy. Ông ấy là đại diện cho một quốc gia ASEAN anh em, đã dám trả lời "KHÔNG" với anh bạn hàng xóm 4 tốt + 16 chữ vàng của ta
Ước gì...
Hoàn toàn chính xác và đáng cảm phục
Trả lờiXóa