GS Ngô Bảo Châu có bài viết trên blog của mình, ông là ai? Chẳng khó gì chỉ cần một vài suy luận... “Ông sửa lại kính, hắng giọng một cái cho nó trong, rồi đĩnh đạc: “Dưới ngọn cờ tiên phong của …, chúng ta đã vượt qua vô vàn thử thách khó khăn, đạt được những thành tích vang dội, nhưng … nhưng chúng ta không thể không ghi nhận một số tồn tại …”
Ý ông là một số vấn đề còn tồi tại. Ngôn ngữ sinh động của ông chót ăn tươi nuốt sống “vấn đề còn” làm cho cái động từ “tồn tại” phải ngơ ngác chạy theo sau cái mạo từ “một số” như gà con lạc mẹ. Tồn tại trong cách hiểu của ông là “vấn đề”.
Cứ vận mình ra thì thấy ông giỏi thật. Việc mình tồn tại là một vấn đề lớn, là vấn đề cực lớn, là vấn đề mẹ của mọi vấn đề. Giá mà mình ngừng tồn tại thì một số vấn đề của một số người sẽ tự động được “giải quyết”. Một “vấn đề” được “giải quyết” là một “vấn đề” được tiêu diệt."
Cách đây hơn mười năm Tiến sĩ Hà Huy Khoái có bài viết về toán phổ thông nhắc đến câu “To be or not to be, that’s the question” trong vở kịch Hamlet. Bao nhiêu năm rồi mà vẫn như ngày hôm qua!
To be or not to be. Ôi ôi đau đầu quá, nan giải quá...
Trả lờiXóaThôi cứ cho ta về với toán của ta thôi.