24 thg 3, 2012

Toán học và chiến tranh


Tìm ra công thức toán học của chiến tranh

Những nghiên cứu của nhà khoa học Anh và Mỹ cho thấy dường như chiến tranh cũng tuân theo quy tắc toán học.

    Vào năm 1948, nhà khoa học người Anh, Lewis Fry Richardson công bố nghiên cứu các số liệu thống kê nghiêm ngặt từ những cuộc chiến tranh sau 7 năm thu thập từ những cuộc chiến từ đầu thế kỷ XX. Ông phát hiện ra rằng, chiến tranh không phải là sự hỗn loạn mà nó cũng tuân theo một số quy luật của tự nhiên mà con người chưa biết tới.
   Một quy luật toán học của chiến tranh được phát hiện: mối liên hệ giữa mức độ nghiêm trọng và tần số của xung đột tuân theo một quy luật rõ ràng. Hệ quả là những cuộc chiến tranh thế giới không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đơn giản là nó xảy ra theo quy luật. Kết quả này thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học và nhà chiến lược quân sự. Cũng đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành sau đó, nhưng không ứng dụng được nhiều vào các cuộc chiến thực tế. Kết quả của Richardson chỉ dừng lại ở mức chứng minh được rằng có quy luật toán học trong chiến tranh mà thôi và không được phát triển thêm nhiều. Trong một nghiên cứu mới đây, Neil Johnson và các đồng nghiệp đến từ trường đại học Miami bang Florida của Mỹ đã đưa ra những kết quả rất đáng chú ý. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy luật mà Richardson phát hiện cũng phù hợp với các cuộc tấn công của bọn khủng bố và quân nổi dậy.  Đồng thời cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu của Richardson, trong đó chú ý thêm vấn đề thời gian và mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Qua đó có thể đưa ra phương pháp mới để dự báo sự phát triển của xung đột.
  Phân tích dữ liệu từ các cuộc tấn công nổi dậy chống lại lực lượng Mỹ tại Afghanistan và Irắc, sau cuộc tấn công ở bất kỳ tỉnh nào, lượng người tử vong dần lớn hơn, mức độ tấn công thường xuyên hơn. Điểm thú vị là dữ liệu này phù hợp với một công thức toán học, qua đó có thể dự đoán những gì sẻ xảy ra từ khoảng giữa hai cuộc tấn công đầu tiên. 
   Công thức đó là (Tn = T1n-n), giống với công thức nghiên cứu phẫu thuật ung thư. Trong đó Tn là số ngày giữa các cuộc tấn công thứ n và thứ n+1, T1 là số ngày giữa cuộc tấn công thứ nhất và thứ hai, b liên quan trực tiếp đến T1, tính bằng logarit của n lần tấn công và khoảng thời gian tấn công. 
  Chỉ cần biết T1 là đã có thể dự đoán các cuộc nổi dậy tiếp theo sẽ diễn ra. Ngược lại, b thay đổi sẽ làm thay đổi T1 và Tn, nghĩa là thay đổi các cuộc nổi dậy trong tương lai.
   Mặc dù những dữ liệu chỉ phù hợp ở mức độ tương đối, nhưng theo Johnson thì nó cũng đáng để người dân ở những vùng xảy ra các cuộc chiến tham khảo để chuẩn bị tâm lý và thích ứng với hoàn cảnh. Và ông kết luận chiến tranh cũng xảy ra theo quy luật giống như các hoạt động khác.

Nguyễn Văn Tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét