Ga-loa sinh ngày 25-10-1811 ở ngoại ô thành phố Pa-ri. Cuốn sách"Hình học"của Lơ-giăng viết cho học sinh giỏi toán, Ga-loa đã đọc dễ dàng từ đầu đến cuối. Năm 17 tuổi Ga-loa được giáo sư Ría hiểu tài năng và tận tình giúp đỡ, nhờ thế ngay năm ấy,Ga-loa có một công trình sáng tạo quan trọng về ''lý thuyết hàm số". Năm 18 tuổi,Ga-loa công bố một công trình mới của mình về "Phân số liên tục" đưa Cô-si xem và trình bày ở Viện hàn lâm. Năm 19 tuổi Ga-loa hoàn thành thêm một công trình về" phương trình đại số" và gửi lên Viện hàn lâm để dự một kỳ thi dành riêng cho các nhà toán học. Ga-loa cũng đã gửi tiếp lên Viện hàn lâm một công trình về "Cách giải tổng quát các phương trình "(sau này gọi là lí thuyết Ga-loa)
Tháng 5-1831 Ga-loa tham gia một cuộc biểu tình phản đối một đạo luật của chính phủ. Ga-loa bị bắt, vào tù Ga-loa vẫn tiếp tục làm toán.
Ngày 25-5-1832, Ga-loa được thả, 4 ngày sau đó ông yêu một cô gái. Sau đó ít lâu, một gã bảo hoàng tự xưng là người yêu cô gái đã tìm đến Galoa thách đấu súng để bảo vệ danh dự và Galoa đã không thể khước từ. Trong "Thư gửi tất cả những người cách mạng" đề ngày 29-5-1832,Ga-loa viết: "Tôi mong rằng các bạn đừng trách tôi đã không chết vì Tổ quốc...tôi bị hai kẻ thù địch khiêu khích,tôi đã nhận đấu kiếm với chúng và danh dự cho phép tôi báo trước điều đó với các bạn...Vĩnh biệt các bạn! Tôi vẫn rất muốn sống vì lợi ích chung của chúng ta".
Biết mình sắp chết,Ga-loa đã thức suốt đêm để viết nốt những công trình nghiên cứu của mình. Thỉnh thoảng,Ga-loa ngừng lại và viết vội vàng, run run bên rìa trang giấy: "Tôi không có thì giờ,không có thì gìơ nữa...!" Những trang giấy mà Ga-loa viết trong lúc rạng đông, trong khoảng mấy giờ đồng hồ tuyệt vọng, đã đưa Ga-loa lên địa vị các nhà toán học hàng đầu thế giới. Ga-loa đã giải quyết trọn vẹn vấn đề làm băn khoăn các nhà toán học trong hàng bao thế kỷ "Trong những điều kiện nào thì một phương trình có thể giải được?".
Ga-loa đã gửi công trình trên cho một Viện hàn lâm. Ga-loa viết:"Anh gửi hộ công trình này là Jacôbi hay Gauxơ và yêu cầu các ông ấy cho ý kiến -không phải là ý kiến về công trình của tôi đúng hay sai,mà là ý kiến về tầm quan trọng của nó đối với toán học". Thế rồi, 2 ngày sau cuộc đấu súng
Mờ sáng ngày 30-05-1832, Ga-loa gặp kẻ thù và đã ngã. Biết mình sắp tắt thở,ông từ chối nhận sự cầu kinh.
Ngày 30-05-1832,Ga-loa mất khi tuổi đời mới vừa 21. Thi hài ông được chôn trong nghĩa địa chung nên đến nay không còn dấu vết gì nữa. Nhưng 60 trang giấy mà Ga-loa để lại trong đêm cuối cùng; mãi mãi là một đài kỉ niệm bất tử của một thiên tài trẻ tuổi, mà cuộc đời một người bị chế độ cũ đã vùi dập tài năng của con người.
Tháng 5-1831 Ga-loa tham gia một cuộc biểu tình phản đối một đạo luật của chính phủ. Ga-loa bị bắt, vào tù Ga-loa vẫn tiếp tục làm toán.
Ngày 25-5-1832, Ga-loa được thả, 4 ngày sau đó ông yêu một cô gái. Sau đó ít lâu, một gã bảo hoàng tự xưng là người yêu cô gái đã tìm đến Galoa thách đấu súng để bảo vệ danh dự và Galoa đã không thể khước từ. Trong "Thư gửi tất cả những người cách mạng" đề ngày 29-5-1832,Ga-loa viết: "Tôi mong rằng các bạn đừng trách tôi đã không chết vì Tổ quốc...tôi bị hai kẻ thù địch khiêu khích,tôi đã nhận đấu kiếm với chúng và danh dự cho phép tôi báo trước điều đó với các bạn...Vĩnh biệt các bạn! Tôi vẫn rất muốn sống vì lợi ích chung của chúng ta".
Biết mình sắp chết,Ga-loa đã thức suốt đêm để viết nốt những công trình nghiên cứu của mình. Thỉnh thoảng,Ga-loa ngừng lại và viết vội vàng, run run bên rìa trang giấy: "Tôi không có thì giờ,không có thì gìơ nữa...!" Những trang giấy mà Ga-loa viết trong lúc rạng đông, trong khoảng mấy giờ đồng hồ tuyệt vọng, đã đưa Ga-loa lên địa vị các nhà toán học hàng đầu thế giới. Ga-loa đã giải quyết trọn vẹn vấn đề làm băn khoăn các nhà toán học trong hàng bao thế kỷ "Trong những điều kiện nào thì một phương trình có thể giải được?".
Ga-loa đã gửi công trình trên cho một Viện hàn lâm. Ga-loa viết:"Anh gửi hộ công trình này là Jacôbi hay Gauxơ và yêu cầu các ông ấy cho ý kiến -không phải là ý kiến về công trình của tôi đúng hay sai,mà là ý kiến về tầm quan trọng của nó đối với toán học". Thế rồi, 2 ngày sau cuộc đấu súng
Mờ sáng ngày 30-05-1832, Ga-loa gặp kẻ thù và đã ngã. Biết mình sắp tắt thở,ông từ chối nhận sự cầu kinh.
Ngày 30-05-1832,Ga-loa mất khi tuổi đời mới vừa 21. Thi hài ông được chôn trong nghĩa địa chung nên đến nay không còn dấu vết gì nữa. Nhưng 60 trang giấy mà Ga-loa để lại trong đêm cuối cùng; mãi mãi là một đài kỉ niệm bất tử của một thiên tài trẻ tuổi, mà cuộc đời một người bị chế độ cũ đã vùi dập tài năng của con người.
Ga loa và Niels Henrik Abel là hai nhà Toán học vĩ đại nhưng đều yểu mệnh. Abel mất năm 27 tuổi.
Trả lờiXóa