21 thg 3, 2013

Bảo thủ là tự đánh mất mình


    Bản tin 19 giờ trên VTV hàng ngày, hầu như nhà nào có tivi đều không bỏ qua, vì giờ này mọi công việc một ngày đã xong, cả nhà bên mâm cơm hoặc ngồi uống nước… muốn biết tin tức trong ngày, nhưng mấy tháng nay nhiều người kể với nhau “tôi không muốn xem, chờ điểm tin thể thao dự báo thời tiết để biết, chứ chương trình đầu giờ nhạt nhẽo, vô bổ, điêu điêu, không tin được” . Hàng ngày chỉ thấy đưa tin các ủy viên Bộ Chính trị đi dự Hội nghị, khai trương, cắt băng khánh thành, làm việc với các địa phương và các nghành, ra nước ngoài…có ngày TBT còn làm việc với hai tỉnh, vậy còn thời gian đâu mà suy nghĩ, nghiên cứu lí luận, tham khảo tài liệu và nhất là “tự hoàn thiện mình” do đó điều hành đất nước lạc hậu là tất yếu.
  Từ ngày có chương chương trình góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhất là Bản Kiến nghị 72 ra đời, đây là các kiến nghị góp ý Sửa đổi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 của Việt Nam, do 72 trí thức của Việt Nam soạn thảo và đề nghị .
Các nhân sĩ trí thức đến tao Bản kiến nghị
  Tháng 1 năm 2013, 72 vị nhân sĩ, trí thức đã cùng nhau ký một bản kiến nghị có tên là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (đề ngày 19-1-2013). Trong danh sách những người khởi xướng, có ít nhất một nửa là đảng viên cộng sản, trong đó có những người đã từng giữ chức vụ cao hoặc đã từng làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị hiện hành, như ông Nguyễn Đình Lộc, GS TSKH Hoàng Tụy, GS Tương Lai, ông Nguyễn Trung, ông Huỳnh Tấn Mẫm, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Minh Thuyết, ông Phạm Duy Hiển, bà Phạm Chi Lan, GSTSKH Hoàng Xuân Phú, Nhà văn Nguyên NGọc, NHà văn Tô Nhuận Vỹ…. Nội dung của kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp đính kèm (được coi như một tài liệu để tham khảo và thảo luận) đã bày tỏ một quan điểm về hiến pháp vượt ra khỏi khuôn khổ của hiến pháp hiện hành (tức Hiến pháp 1992 – bản sửa đổi năm 2001), Kiến nghị này đề nghị bỏ điều 4, đề nghị tam quyền phân lập, áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai, bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản, dành nhiều quyền dân chủ hơn cho nhân dân. Các tư tưởng này bị ông TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phê phán là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, ông Chủ tịch Quốc hội cho rằng “lợi dụng”. Tôi biết GS Hoàng Tụy năm nay đã 86 tuổi cụ vẫn minh mẫn, tư duy mạch lạc, vẫn làm việc chuyên môn, thường xuyên góp ý xây dựng phát triển giáo dục.
  Cho đến nay có trên vạn chữ ký được thu thập để ủng hộ bản kiến nghị này.
Ngày 19-1-2013, ông Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp cùng với 14 vị khác đã trao cho đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bản kiến nghị.
 Tôi cho rằng đây là một sự tâm huyết có ý thức trách nhiệm của một công dân nhưng không hiểu sao lại trở lên căng thẳng, hàng ngày trên VTV cho một vài người để chống lại quan điểm  này nhưng quá yếu ớt chưa đủ sức để đập lại mà chỉ làm trò cười cho người xem, không muốn nói đến mấy bác cán bộ" chân tre" mà cả các GS, tiến sĩ  có tên tuổi nói có vẻ ngượng ngập không thật lòng, chẳng khác nào như Nhà giáo ưu tú PGS- TS Trần Đăng Thanh huyên thuyên trên diễn đàn còn sai phạm đường lối.
   Tôi không muốn bàn đến điều 4 nen hay không bỏ quyền lãnh đạo, chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải tự nhận trước công luận “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” suy thoái “nguy cơ đến sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Nếu làm phép trắc nghiệm trong xã hội thử hỏi uy tín của “Đảng ta” sẽ thế nào, bởi vì ngay Bộ chính trị, Trung ương đâu có làm nghiêm, NQ Trung ương 4 tốn kém quá nhiều mà thu lại con số “0”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét