Sáng nay nhiều người gọi điện đã đọc thư của nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi khen bà dũng cảm, số lượng người vào thăm dangnba tăng đột xuất. Xin giới thiệu đôi nét về bà Nguyễn Thị Kim Chi. Có phải Hồng nhan bạc phận?
- Anh đã giữ tấm ảnh này suốt mấy năm nay, trên những chặng đường hành quân, trong những trận đánh.
Được biết đến là một người đẹp nổi tiếng
của ngành sân khấu và điện ảnh, năm 1964, Kim Chi là nữ nghệ sĩ đầu tiên đã đi
bộ vượt Trường Sơn vào chiến trường B. Tài hoa, can trường và đôn hậu là những
nét tính cách đã làm nên phẩm chất nghệ sĩ - chiến sĩ của bà. Nhân dịp đầu năm
mới Nhâm Thìn - 2012, dvt.vn xin giới thiệu với độc giả những hồi ức không thể
phai mờ của bà trong những ngày xuân ở Chiến trường Nam Bộ năm xưa. Là
người của đoàn điện ảnh, nhưng khi vào đến Nam Bộ, Kim Chi được chuyển sang
đoàn văn công giải phóng. Và cũng từ đó, bà trở thành một diễn viên, một người
dẫn chương trình và một cán bộ đoàn sôi nổi. Đã thành thông lệ, Tết nào cả đoàn
văn công giải phóng cũng rời căn cứ về tận các ấp chiến lược vùng ven Sài Gòn
để diễn cho bà con. Đó là khoảnh khắc lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Chỉ những
người ốm đau, hay bị thương mới ở lại căn cứ trong tâm trạng buồn rầu, còn lại
anh em đều hối hả lên đường.
Kim Chi
không thể nào quên những đêm hành quân có sự yểm trợ của du kích, và giao liên
dẫn đường. Đến địa điểm tập kết, đoàn bắt đầu dựng sân khấu và diễn. Đêm diễn
thường kéo dài đến khoảng 2 giờ sáng. Rồi sau đó đoàn lại hành quân ngay trong
đêm. Dân đứng hai bên đường, tiễn đoàn, tặng những cặp bánh ít, bánh tét. Những
giọt nước mắt cảm động, những cái bắt tay lưu luyến, những lời chúc của các má
tóc bạc lưng còng: “Các con đi mạnh khỏe, sớm trở về”.
Hai mắt cay xè vì thiếu ngủ. Vất vả không thể nào kể hết. Nhưng niềm vui thì ngập đầy. Hơn ai hết, đoàn văn công giải phóng chính là sợi dây kết nối người dân với cách mạng, với Đảng. Chính những vở kịch, những đêm diễn đã bồi đắp thêm tình cảm cách mạng nồng nàn, trong sáng cho người dân.
Hai mắt cay xè vì thiếu ngủ. Vất vả không thể nào kể hết. Nhưng niềm vui thì ngập đầy. Hơn ai hết, đoàn văn công giải phóng chính là sợi dây kết nối người dân với cách mạng, với Đảng. Chính những vở kịch, những đêm diễn đã bồi đắp thêm tình cảm cách mạng nồng nàn, trong sáng cho người dân.
Ngủ nửa người trong hầm… đêm mùng một
Tết
Đó là kỷ niệm đêm mùng một Tết năm 1966.
Hôm đó, sau khi diễn xong quay trở về, Kim Chi và Bích Thủy mỗi người một bình tông nhựa đựng nước trà (pha bằng trà con cọp) thỉnh thoảng lại nhấp môi cho tỉnh ngủ. Nhưng đường hành quân thì dài, những đêm thiếu ngủ liên tục làm cho hai người mệt lả. Có lúc đang hành quân mà hai mắt díp lại lúc nào không hay, thỉnh thoảng lại đụng vào cây rừng, đau điếng mới tỉnh ra được một lúc.
Đó là kỷ niệm đêm mùng một Tết năm 1966.
Hôm đó, sau khi diễn xong quay trở về, Kim Chi và Bích Thủy mỗi người một bình tông nhựa đựng nước trà (pha bằng trà con cọp) thỉnh thoảng lại nhấp môi cho tỉnh ngủ. Nhưng đường hành quân thì dài, những đêm thiếu ngủ liên tục làm cho hai người mệt lả. Có lúc đang hành quân mà hai mắt díp lại lúc nào không hay, thỉnh thoảng lại đụng vào cây rừng, đau điếng mới tỉnh ra được một lúc.
Khi đã đến nơi an toàn, du
kích phân cho hai người vào một hầm. Nhưng khốn nỗi, căn hầm vừa chật lại vừa
cạn, không tài nào chui cả hai người xuống được. Loay hoay một lúc, Kim Chi và
Bích Thủy đành phải chui đầu vào trong hầm và mỗi người đều phải để nửa người ở
ngoài. Cứ thế, họ ngủ một cách ngon lành. Cho đến sáng hôm sau, bừng tỉnh dậy,
Bích Thủy nói: “Giá đêm qua mà có pháo mồ côi bắn thì…” Cả hai người cùng cười…
Thì biết làm sao, những đêm thiếu ngủ của văn công giải phóng triền miên. Ai
cũng ước, sau Tết có một tuần yên hàn để được ngủ cho thỏa thích, nhưng đó chỉ
là mơ ước mà thôi.
Một đêm mưa trái mùa Tết năm 1965. Khi đi
diễn ở Củ Chi về, đến khu vực tập kết, du kích phân cho Kim Chi và Ngọc Dung
xuống một hầm. Giữa vùng hoang vu trong bóng tối, hai người mò mẫm đi tìm hầm
của mình. Bỗng lúc ấy, một ánh chớp lóe lên. Cả Kim Chi và Ngọc Dung đều sửng
sốt. Bên cạnh chiếc hố sâu hoắm là căn hầm bị đạn pháo cày xới, nước mưa tràn
xuống. Hai xác người, một nam một nữ nằm vắt ngang trên miệng hầm. Và kinh ngạc
hơn, họ bỗng nghe thấy tiếng khóc của trẻ.
Lấy hết can đảm, hai người tiến đến gần hai
cái xác và nhận ra, một cháu bé chỉ độ một tuổi đang bò cạnh xác của cha và mẹ
mình. Gương mặt em sây xước, tiếng khóc thất thanh như xé lòng người. Kim Chi
và Ngọc Dung chuyền tay nhau đứa bé, ủ ấm cho em. Họ bàn nhau sẽ đưa em bé trở
về R (căn cứ). Nhưng cả hai cùng lo lắng, đường đi còn dài, phải đến mấy ngày,
đưa đứa bé đi thì có bao điều bất tiện, nhỡ tiếng khóc của cháu sẽ làm lộ kế
hoạch hành quân của đoàn... Đang chưa biết tính sao thì du kích xuất hiện. Họ
nói, vừa nghe thấy tiếng pháo ở khu vực này… Đứa bé sau đó được du kích gửi vào ấp chiến lược cho
dân nuôi. Và đoàn văn công giải phóng lại hành quân tiếp trong những ngày Tết
hối hả. Dù vậy, Kim Chi vẫn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh cháu bé. Mấy chục năm
rồi, mỗi lần Tết đến Xuân về, trong sâu thẳm tâm tư bà vẫn nhớ về đứa bé tội
nghiệp. Nếu bây giờ cháu còn sống, có thể cháu cũng không biết những gì thực sự
đã xảy ra trong cái đêm Tết khủng khiếp đó.
Trước khi vào chiến trường, Kim Chi đã xuất hiện trên một
số bìa lịch treo trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến Xuân về. Hầu như đi đến đâu
cũng có người nào đó nhận ra bà. Nhưng có một chuyện làm bà còn nhớ mãi. Đó là
những ngày áp Tết năm 1967. Có lúc nghỉ ngơi mắc võng trong căn cứ. Một chiến
sĩ tiến đến gần và rút trong túi ngực ra một tấm ảnh, anh nói giọng Hà Nội:
- Anh đã giữ tấm ảnh này suốt mấy năm nay, trên những chặng đường hành quân, trong những trận đánh.
Kim Chi
chăm chú nhìn vào bức ảnh. Thì ra đó là bức ảnh Kim Chi, do Huy Thành chụp.
Người lính nói tiếp:
- Em có
thấy cô này xinh không?
- Cũng được…
- Sao lại “cũng được”… xinh đẹp và dễ thương biết mấy!
- Cũng được…
- Sao lại “cũng được”… xinh đẹp và dễ thương biết mấy!
Kim Chi
tươi cười:
- Ai đấy anh?
- Người yêu của anh đấy.
- Ai đấy anh?
- Người yêu của anh đấy.
Lúc này Kim
Chi đang bị sốt rét, gương mặt gầy, xanh xao. Nhìn gương mặt mình trong bức
ảnh, cô nghĩ: Chỉ có năm năm thôi, chiến trường đã làm mình thay đổi đi nhiều.
Lại mỉm cười, đầy ý tứ hỏi:
- Người yêu
của anh thật ư?
Người lính
nhìn Kim Chi thêm một chút rồi nói bằng giọng sâu lắng:
- Đêm qua,
khi em diễn, anh thấy em và người con gái trong ảnh này giống nhau quá…
Kim Chi
nhắc lại câu hỏi:
- Cô ấy là người yêu của anh à?
- Cô ấy là người yêu của anh à?
Người lính
đáp lời sau vài giây trầm lặng:
- Anh nói
đùa với em thôi! Đây là người trong giấc mơ của anh. Trước khi vào chiến
trường, anh đã mơ một lần được hôn cô gái này.
- Thế bây
giờ cô ấy đâu rồi anh?
Người lính
nói như ghìm tiếng thở dài man mác:
-
Chỉ có cô ấy mới biết
bây giờ cô ở đâu, chứ anh làm sao mà biết được…
-
Năm 1974, Kim Chi được đưa trở lại Hà Nội.
Được được bồi dưỡng văn hóa và đầu 1976, bà đi thực tập sau đại học chuyên
ngành đạo diễn sân khấu tại Bulgaria. Năm 1978, Kim Chi về nước, và từ đó bà
tham gia đóng trên 20 phim: Chín Băng Tâm (Biển sáng); Sáu Hiền (Bài ca không quên); Tú Dung (Đằng sau vụ án Hồ con Rùa); Sáu Lèo (Biệt động Sài Gòn). Và một loạt vai khác trong các phim như: Lối rẽ trái trên con đường mòn, Lửa cháy thành Đại La, Tình
khúc 68, Đứa con bị từ chối, Ngoại ô, Tình xa, Biển gọi, Dòng sông hát, Người
đàn bà bị săn đuổi, Săn bắt cướp...
Đôi lời tâm sự của nghệ sĩ ưu tú Kim Chi
" Tôi phát hiện bệnh năm
1999 – cũng may là phát hiện sớm, năm 2000 thì lên bàn mổ. Cho đến giờ thì chưa
thấy có gì đáng ngại lắm, nhưng đúng là ca mổ và các đợt xạ trị cùng những giây
phút hoang mang đau đớn nó đã kịp lấy đi mất của mình bao nhiêu sức lực, làm
mình yếu đi nhiều, nên mỗi đợt trở trời lại thấy trong người khó ở. Nhưng thôi,
sinh lão bệnh tử, nó là quy luật rồi, tới tuổi này không bệnh này thì cũng bệnh
khác, có bệnh còn chẳng chữa được thì sao…
Ba đời chồng, và cuối đời là một căn bệnh nan y, bà có thấy
“kiếp Lục bình” của mình quá nhiều “lênh đênh”? Để có thể “thuận đường sống”
trải nghiệm của bà là gì? Trải nghiệm này là chắc chắn đúng nghen: Không nên
lấy những người đàn ông mà họ mê mình chỉ vì sắc đẹp. Lý do: cái đẹp sẽ tàn
phai, mà một khi người ta đã ham sắc thì ra đời còn nhiều người khác đẹp hơn
mình, chọn những người đàn ông trưởng thành đúng nghĩa (không chỉ là vấn đề
tuổi tác), và đến với mình bằng sự đồng điệu, cảm thông. “Thuận đường sống với
tôi là: Nếu như mình không có được cái mình muốn thì hãy bằng lòng với cái mình
có – như người ta vẫn nói”.
Đó là
thứ mà cả đời mình đi tìm, may mà cuối đời đã gặp được. Mới biết, số phận nó
cũng ưa ghẹo mình lắm nghe: Tôi và ông xã tôi bây giờ gặp nhau tại khu học xá
Nam Ninh (Trung Quốc) lúc tôi mới 11 tuổi và ổng 17 tuổi, nhận nhau làm anh em
kết nghĩa. Tôi theo nghề diễn viên cũng là từ một bức ảnh của tôi mà anh đem về
khoe bố mình – lúc đó làm phòng giáo vụ trường Điện ảnh, phụ trách công tác
tuyển sinh và bố mẹ anh đã nhận tôi là con đỡ đầu. Qua
nhiều thăng trầm, cuộc đời đã trả lại tôi về cho người anh kết nghĩa năm xưa
của mình, cũng là lúc cả hai đã đi qua những đổ vỡ mất mát. Và chính trên nỗi
đau đó, chúng tôi đã đến với nhau bằng sự cảm thông, mà không còn vì sự hấp dẫn
ở vẻ ngoài – thứ mà tôi biết nó sẽ lâu bền hơn bất cứ cái gì trên đời. Bởi trên
cả tình yêu là tình thương. Tình yêu mà có tình thương nó lớn lắm, nó an ủi bù
đắp cho ta rất nhiều…
Lớn nhất là cái cầm tay bên giường bệnh: “Em mà
có cụt cả hai tay hai chân anh cũng vẫn yêu em”?
Nó không chỉ là một
câu nói, mà kèm theo đó, còn là những việc làm dù nhỏ nhưng giá trị tinh thần
mà nó đưa lại rất lớn lao đối với một người phụ nữ từng đi qua nhiều mất mát
như tôi. Và có như thế, những câu nói mới có sức nặng! Khi thấy tôi đứng dậy
được khỏi nỗi buồn và ít nhiều tìm thấy niềm vui sống trong việc làm thơ, một
cách tận tụy, anh đã cặm cụi tìm cách trình bày văn bản sao cho dễ coi nhất.
Anh tự tay làm các album tư liệu cho tôi, nâng niu từng bài báo viết về tôi,
những bức ảnh kỷ niệm đã ố mốc của tôi. Kể cả những bức ảnh của tôi và ba Mai
Phương (NSND Hồng Sến), anh cũng lặng lẽ đem đi chỉnh sửa rồi chụp lại bằng ảnh số để lưu giữ
được lâu hơn trong máy tính… Quả tình tôi không nghĩ về cuối đời, mình lại còn
có thể gặp được một người đàn ông yêu thương mình đến thế…
Đó có lẽ là sự bù
đắp cho người đàn ông đầu tiên – người mà vì tiếng gọi của tình yêu, bà đã dũng
cảm xung phong đi theo họ vào chiến trường nhưng sang đến thời bình, đoạn kết
của cuộc tình đó – dù đã đơm hoa kết trái với hai mặt con – lại bị bẻ gãy phũ
phàng bởi cái nết đào hoa ở người chồng nghệ sĩ?
À, so sánh là không
nên nhé, tôi nghĩ thế, vì nó khập khiễng lắm! Chưa nói, còn làm tổn thương đến
một người đã khuất và là bố của bọn nhỏ. Với lựa chọn đầu tiên, dù thế nào, tôi
cũng vẫn rất cảm ơn anh vì nhờ anh mà tôi đã được sống những năm tháng tuổi trẻ
đầy ý nghĩa ở chiến trường và đó cũng chính là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc
đời làm nghệ sĩ của tôi.
Giữ gìn hạnh phúc với một người chồng đào hoa, theo bà, có là
một điều không tưởng?
Có những điều, phải mãi sau này,tôi mới hiểu và tin được.
Rằng, sự nhân hậu ở người phụ nữ có một sức níu kéo và hấp dẫn rất lớn với
người đàn ông, nhất là những người đàn ông có máu đào hoa.
Tôi nhớ có lần bị tôi cự, anh Sến đã ôm tôi mà nói: “Anh nói
thật nhé, càng đi lung tung anh càng thấy không ai bằng em!”. Lúc đó tất nhiên
tôi không tin mà ngay lập tức nghĩ đấy là nói xạo. Sự tổn thương quá lớn để có
thể tin được vào câu nói của anh lúc ấy! Nhưng sau này, khi lắng lại và cũng là
lúc đã trải đời hơn, tôi mới nhận ra: Đó là một tâm lý có thể hiểu được ở người
đàn ông, khi mà chính họ - tuy tiếng là phái mạnh nhưng lại dễ yếu lòng,
nghiêng ngả trước sự cám dỗ. Nhiều khi là sự chủ động - vì đàn ông
trăm anh nhìn thấy gái đẹp thì 99 anh ham và họ tham lắm nghe, chỉ thêm chứ
không bớt. Nhưng cũng có những lỗi lầm không chủ định, thế nên khi tỉnh ngộ,
thực sự họ rất day dứt và ân hận. Tuy vậy, cũng chẳng dễ thoát ra khỏi nó chút
nào… "
“Chắc kiếp trước tôi
và cô Thúy An nợ gì nhau”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét