24 thg 6, 2011

Luật pháp ở Việt nam

   Ai cũng biết Thủ đô trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Ở đây hội tụ bao nhiêu người tài năng để làm việc cống hiến cho đất nước, chưa nói đến ngàn năm văn hiến mà  “1000 năm Thăng long Hà Nội” vẫn thường nhắc đến.
 Chỉ cần đứng ở ngã tư có đèn xanh đèn đỏ ở trong nội thành, quan sát vài nhịp đèn tín hiệu là thấy việc chấp hành luật pháp và dân trí của người Hà Nội như thế nào. Mỗi khi đèn đỏ xuất hiện mọi phương tiện giao thông phải dừng, chứ không như mấy ông ở miền trung ra ngoài này bảo “ đèn đỏ là đèn cách mạng nên tui cứ đi”, nhưng rất nhiều người hiểu luật ngang nhiên vượt qua, phần đông là nam thanh nữ tú. Thỉnh thoảng mới thấy công an xuất hiện họ đâu có sợ, công an chỉ bắt những người trông như “nhà quê ra tỉnh” chứ đâu bắt được những người kia. Còn người đi bộ thi “vô tư đi” đường ta ta cứ đi, sợ gì mấy khi phạt người đi đường, mà có gì để phạt!
 Bức tranh chấp hành luật giao thông là vậy, thử hỏi sao không gây tai nạn, tắc đường. Vậy luật pháp khác có như thế không?

4 nhận xét:

  1. Hỏi tức là đã trả lời rồi đấy!

    Trả lờiXóa
  2. "Vậy luật pháp khác có như thế không?"

    Cái này iem gọi là vấn đáp gợi mở.
    Còn các cụ thì gọi là "kiển tố vừa đố vừa giảng"

    Trả lờiXóa
  3. Cái nẩy xẩy cái ung mà thôi... Chỉ có việc xử phạt vi phạm giao thông.. mà sửa đi , sửa lại bao nhiêu lần. Cảnh sát giao thông thì nặng về phạt.. một nửa.. Luật pháp Việt nam chắc chắn không giống nước nào ?

    Trả lờiXóa
  4. Luật pháp thì đâu mà chả giống nhau. Cái chuyện đèn xanh đèn đỏ để đi hay đứng lại càng giống nhau tuyệt đối. Có điều người thi hành luật và chấp hành luật thì khác. Các vị thực thi pháp luật của ta nặng về PHẠT ( nghe nói còn có mức khoán nữa đấy). Còn người chấp hành luật của ta thì ý thức cao "ngất trời". Đèn đỏ cũng cứ phóng, hễ không thấy bóng công an. Kết quả là... thế nào thì đã rõ!

    Trả lờiXóa