Trên Văn nghệ trẻ gần đây có đăng bài phỏng vấn GS Phạm Duy Hiển nguyên Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Năm 1959 lúc đó ông 22 tuổi sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Ông tâm sự: Tôi đã từng đi nhiều nơi trên thế giới, nghiên cứu khoa học trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng tôi chưa bao giờ có được “thiên đường khoa học” như thời ấy Đại học Lomonosov đào tạo về hạt nhân rất bài bản, thầy giáo là những chuyên gia hàng đầu thế giới, phòng thí nghiệm hiện đại, điều kiện sinh hoạt tốt…
Sau sự cố tại nhà máy ĐHN Fukushima số 1, theo GS Phạm Duy Hiển: Việt Nam chưa có bất cứ một lợi thế nào về ĐHN cả. Tài nguyên uranium hầu như không có. Tri thức khoa học công nghệ còn ở mức a, b, c. So với những nước đang vận hành nhà máy ĐHN thì trình độ đội ngũ của chúng ta còn quá thấp kém. Tiền bạc phải đi vay mượn…
GS Phạm Duy Hiển đề nghị: “Ta không nên từ bỏ hoàn toàn ĐHN như nước Đức. Nhưng ta không nên ưu tiên ĐHN bằng cách định kế hoạch 2020 vận hành tổ máy đầu tiên, sau đó xây một lèo 16 lò phản ứng trong 10 năm. Nên tạm lùi thời hạn 2020 lại ít nhất là 10 năm”.
Ông gợi ý, trong thời gian đó, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về nhân lực. Chừng nào có ít nhất 100 chuyên gia thứ thiệt và một hệ thống điều hành tốt trong ngành hạt nhân để họ phát huy năng lực của mình, thì chưa nghĩ đến chuyện bắt đầu. Chưa kể các điều kiện khác đều phải đạt đến khối lượng tới hạn về tài chính, hạ tầng công nghiệp đủ sức tiêu hóa được công nghệ ĐHN, và nhất là niềm tin của công chúng, yếu tố số một bảo đảm sự thành công.
Tôi nhớ hồi lớp 10 (lớp 12 bây giờ), khi học bài "Phản ứng hạt nhân", thầy Am - thầy dạy vật lý của chúng tôi đã nói : Người ta có thể ứng dụng phản ứng nhiệt hạch để làm ra điện năng nhưng đấy là cả một vấn đề rất lớn...và thầy mô tả cho chúng tôi hình ảnh khi nổ của hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống hai thành phố Nhật Bản Hiroshima và Nagasaki, thầy còn nói về hậu quả của nó nữa. Thật khủng khiếp, đến bây giờ tôi cũng vẫn nhớ như in lời thầy nói.
Trả lờiXóa