1 thg 6, 2011

Nhìn vào những Quả đấm thép.

   Chính phủ đã đưa bao nhiêu Nghị quyết, Chỉ thị nhằm mục tiêu Giảm lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội  câu cửa miệng nên nhiều người thuộc, hôm qua đọc bài của  ông Nguyễn Thế Hưởng, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra trên báo Đầu tư về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước mà thấy hoang mang, hôm trước có một người nói  “kiểm toán các tập đoàn kinh tế chỉ có vài đơn vị trên đầu ngón tay là có lãi”. Ông Hưởng, nêu rõ Vụ Vinashin là điển hình của tình trạng buông lỏng quản lý tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước.

     Không thể phủ nhận vai trò nòng cốt của khu vực kinh tế này trong việc bảo đảm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội và đặc biệt là đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào các giải pháp của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, song hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước luôn bị đặt câu hỏi.

      Nguyên do của tình trạng này là HĐQT, lãnh đạo tập đoàn được trao quá nhiều quyền khi quyết định đầu tư, vay nợ và sử dụng vốn, nhưng lại thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra hiệu quả. Cụ thể, theo quy chế về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, HĐQT có quyền quyết định đầu tư các dự án có giá trị tới 50% tổng giá trị tài sản; HĐQT hoặc tổng giám đốc được toàn quyền quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đối với dự án bằng 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, HĐQT hoặc tổng giám đốc có nhiều quyền hạn trong việc bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; được phép huy động vốn tối đa gấp 3 lần vốn điều lệ hoặc bán tài sản có giá trị bằng 50% tổng số tài sản của doanh nghiệp mà không cần xin phép Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ. Đáng lo ngại là, trao quyền rộng, nhưng mỗi năm, doanh nghiệp nhà nước chỉ phải báo cáo tình hình tài chính một lần và đa phần chỉ mang tính chất hình thức, đối phó. Các cơ quan quản lý nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tài chính thường chỉ “quan tâm” tới doanh nghiệp này khi họ có vấn đề.

Ông Trần Xuân Hoà, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng Trung ương Đảng) cũng lo ngại về yếu kém trong kiểm soát tài chính khi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nắm giữ tới 70% tổng tài sản cố định, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% vốn ín dụng ngân hàng và 70% nguồn vốn ODA… nhưng trong năm 2010, trừ Vinashin, 21 đơn vị còn lại chỉ thu được lợi nhuận trước thuế 70.778 tỷ đồng. Xét về tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, Chính phủ Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước Đông Á và Đông Nam Á. Mỗi năm, đầu tư công của Việt Nam bằng khoảng 17%-20% GDP. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều (mức trung bình là dưới 5%, tại Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%)… Chỉ số ICOR (càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp) của Việt Nam năm 2007 là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8. (ICOR là chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là viết tắt Incremental Capital - Output Rate. Trong Tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm)

1 nhận xét:

  1. Được ông Jean Cornuanlt (CCB Pháp ở Việt Nam - nguyên Chánh án tòa án Pari) cho biết mặc dù ông đã cố gắng hết sức nhưng không thể giúp được gì, ông nói : "Vì đó là hồ sơ của cơ quan Tình báo". Hi vọng cuối cùng đã tắt lịm, tôi đã khóc suốt một đêm...
    Sáng ra có một người bạn gửi tặng bản nhạc này - LOVE IS BLUE, thật kỳ diệu - Vừa nghe những nốt nhạc đầu tiên tôi bỗng thấy như có ánh sáng bừng lên sau một đêm mưa tầm tã, tôi lại nhìn thấy màu xanh cuộc sống, nỗi u buồn trĩu nặng tan biến, thay vào đó là cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn... bởi tôi biết đó chính là TÌNH YÊU CÓ MÀU XANH DA TRỜI.
    Cảm ơn dangnba! Trang blog này đã cho tôi nhớ lại kỷ niệm cũ.

    Trả lờiXóa