Đã từ lâu người Việt Nam ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm Tháng Tám âm lịch là do phỏng theo phong tục của người Trung Quốc.
Chuyện kể rằng thời Vua Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm Tháng Tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời rất đẹp và không khí mát mẻ. Nhà Vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà Vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà Vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong phút giây tuyệt vời ấy nhà Vua quên cả trời sắp sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà Vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà Vua còn vấn vương cảnh thần tiên rơi vào cạnh mộng du nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm Tháng Tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà Vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Không biết có phải tích này mà cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác ca khúc bất tử để mãi cho đời đó là Thiên thai
Theo hiểu biết của HG thì cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác ca khúc bất tử "Thiên thai" này (năm 18 tuổi) là dựa vào sự tích đời Hán Minh Đế có hai chàng Lưu, Nguyễn (Lưu Thần, Nguyễn Triệu) nhân ngày tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc đã lạc vào cõi tiên, kết duyên với hai tiên nữ và đã sống nửa năm ở nơi tiên cảnh…Ngay đoạn đầu bài hát đã thấy rõ : Nhớ Lưu, Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào nguyên, kìa đường lên tiên kìa nguồn hương duyên…
Trả lờiXóaCâu hát “Thiên tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm, khúc Nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn…” trong bài hát là tả nơi tiên cảnh hoa xuân gặp bướm trần gian...
Đời vua Đường Minh Hoàng cách đời vua Hán Minh Đế dễ khoảng 700 năm, còn các cung nữ dưới trần gian múa được khúc Nghê thường thì đúng là do tích truyện vua Đường Minh Hoàng vận dụng trí nhớ khi xem các nàng tiên múa mà chế ra rồi dạy chocác cung nữ.
Bản nhạc "Thiên thai" của Văn Cao thật tuyệt vời!
Trả lờiXóa