Hạ điểm
Danh từ "hạ điểm" chẳng lấy gì làm vui nhưng sự thật biết làm thế nào. Bởi mở đài và tivi là nghe thấy "điều hành quyết liệt" thông cảm vậy thôi chứ đâu phải"năng lực".
Ngày 19/8 một lần nữa Standard & Poor’s, cơ quan thẩm định tài chính của Mỹ lại hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam. Trong bản thông cáo, Standard & Poor’s xác định đã giảm điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng nội tệ của Việt Nam (tức là tiền đồng) từ mức BB xuống thành BB-.
Riêng điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn được giữ ở mức BB-, và điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ ngắn hạn cũng được duy trì ở mức B. “Việt nam đang đối mặt với những rủi ro về bất ổn kinh tế và tài chính trong ngắn hạn”.
Tuy nhiên, S&P cho rằng, với khả năng thu hút vốn FDI tốt, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5% trong năm nay chứ không thể là 6% như Chính phủ đặt ra.
S&P có kết luận "hạ điểm" nền kinh tế của một nước dựa vào điều tra tổng hợp nhiều khía cạnh khác nhau. Hoa Kỳ vừa rồi cũng bị "hạ điểm" từ A+++ xuống còn A++vì bị nợ công quá nhiều. Vấn đề kinh tế "trồi sụt" cũng là chuyện thường tình của các quốc gia trên thế giới.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam ngoài việc kinh tế bị "hạ điểm" còn có một thứ khác bị "hạ điểm" nữa. Cách đây hai tuần, giám đốc Công an Hà Nội hứa sẽ tôn trọng các cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân. Tuần này, UBNDTP Hà Nội lại cấm các cuộc biểu tình trong địa bàn thành phố. Sự "hạ điểm" này "đánh trực diện" vào lòng yêu nước của người dân Hà Nội. Đây không còn là nỗi buồn mà là niềm chua xót!