Sáng 13/8 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Namh (VUSTA). GS Chu Hảo có bài phát biểu:
Dấu ấn thứ nhất mà chúng tôi thiết tha mong muốn ông sẽ để lại là tư tưởng chiến lược được thể hiện trong việc sửa đổi Hiến pháp Năm 1992 đang chuẩn bị tiến hành. Nếu ông chỉ đạo để lần sửa đổi này không phải chỉ là sửa những điều không thật quan trọng và cấp thiết lắm như bỏ HĐND cấp Huyện, hay người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch Xã... mà hai điều khác mang tinh đột phá là:
1) Nhất thể hoá chức danh Chủ tịch Nước với chức danh TBT của Đảng cầm quyền;
2) Trả lại quyền phúc quyết những vấn đề hệ trọng nhất của Đất nước cho nhân dân thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp.
Những điều ấy là phù hợp với thông lệ quốc tế, là mang đậm tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước pháp quyền, và quan trọng hơn cả là đáp ứng nguyện vọng cháy bỏng của toàn Đảng, toàn Dân.
Dấu ấn thứ hai mà chúng tôi thiết tha mong muốn là sự chỉ đạo quyết liệt việc thưc hiện công cuộc Đổi mới căn bản và toàn diện (thực chất là Cải cách như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh ở Hội nghị Đoàn chủ thich MTTQVN sau ĐH XI) nền giáo dục nước nhà. Chúng tôi xin chịu trách nhiện trước Đảng, Nhà nước và toàn xã hội điều khẳng định rằng: bên cạnh những thành tich như thường được Ngành giáo dục báo cáo bằng các con số ấn tượng, Hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta vẫn đang tiếp tục xuống cấp một cách vô cùng nguy hại. Cùng với phát triển Giáo dục và Đào tạo, phát triển Khoa học và Công nghệ cũng được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Thế nhưng không có một nền KH&CN nào có thể phát triển trên cơ sở một nền Giáo dục quốc dân, đặc biệt là giáo dục Đại học, yếu kém như của nước ta hiện nay. Nếu tình trạng này không được nhìn nhận một cách khách quan, trung thực để khắc phục, thì, trước mắt cũng như lâu dài, nước ta sẽ thua kém căn bản và toàn diện so với các nước trung bình khác trong khu vực và trên toàn thế giới.
Dấu ấn thứ ba mà chúng tôi tha thiết mong Tổng bí thư để lại là một Chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc, để thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau có thể vừa bảo vệ vững chắc được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên toàn bộ lãnh thổ và hải phận được thừa nhận theo các công ước quốc tế của nước ta, vừa phát triển được đất nước trong hoà bình hữu nghị lâu dài với các nước láng giềng và toàn thế giới.
Dấu ấn thứ tư mà chúng tôi thiết tha mong đợi ở Tổng Bí thư liên quan trực tiếp đến nội dung cụ thể của buổi làm việc hôm nay: trong nhiệm kỳ này ông sẽ đưa các chủ trương chính sách của Đảng đối với tầng lớp lao động trí óc (mà ta quen gọi là đội ngũ trí thức) vào thực tiễn cuộc sống, mà cho đến nay phần nhiều vẫn chỉ nằm lại trong các văn kiện mà thôi.
Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, với tư cách một người từng làm công tác nghiên cứu khoa học, ông sẽ mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ các cấp lãnh của Đảng thực sự tôn trọng tư duy độc lập; chấp nhận sự đa dạng trong sinh hoạt tinh thần - tư tưởng; lắng nghe và sẵn sàng trao đổi, đối thoại với mọi cá nhân và tập thể có các ý kiến đề cập đến những vấn đề hệ trọng của Đất nước một cách nghiêm túc và xây dựng, kể cả các ý kiến trái chiều.
Câu hỏi khó rồi, ông Hảo đưa TBT vào nước Bí
Trả lờiXóaThật là thẳng thắn trên tinh thần khoa học. Hoan nghênh bác Chu Hảo!
Trả lờiXóa