20 thg 9, 2012

Đâu là đúng, đâu là sai? Tin ai?

   Tin gì sớm muộn rồi cũng bị lộ ra ngoài, chiều 19/9 hai mã EIB và ACB trên thị trường mất điểm nhiều người đã nghi ngờ sắp có chuyện gì xảy ra, tối các báo đồng loạt đưa tin ông Phạm Trung Cang Phó Chủ tịch Ngân hàng Eximbank cũng phải từ nhiệm để phục vụ điều tra về hành vi rút khống tiền và dùng tiểu xảo để thôn tính ngân hàng, ông Trần Xuân Giá (cựu bộ trưởng KH&ĐT) từ nhiệm trên cương vị Chủ tịch Ngân hàng ACB do "sức khỏe" để phục vụ công tác điều tra. 


Ông Cang và lá đơn của "PCT ngân hàng"
  Ngày 15/5/2012 Hội nghị 5 Khóa 11 bế mạc, kết luận Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng (ghế vốn do Thủ tướng nắm giữ). Ngày 22/8 TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn điều hành Ban phòng chống tham nhũng, có người giải thích rằng chưa kịp bàn giao. 
  Chiều ngày 18/9 UBTV Quốc hội thảo luận 3 phương án sửa đổi quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau, phương án cuối cùng vẫn còn bỏ ngỏ. Ba phương án đưa ra:
Phương án thứ nhất: Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực.
 Phương án thứ hai: Ban chỉ đạo trong Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) để đảm bảo tính thống nhất, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo sẽ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Phương án thứ ba: Ban chỉ đạo là cơ quan của Đảng, không phải là cơ quan nhà nước, cho nên Luật sửa đổi sẽ không quy định về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của cơ quan này. Vì vậy, hướng sửa Luật là bãi bỏ Điều 73 và bỏ cụm từ “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
 Như vậy kết luận của TBT ở Hội Trung ương 5 có còn hiệu lực nữa hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét