12 thg 7, 2012

Nợ xấu


Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, được dẫn lời nói tại một diễn đàn trực tuyến vào đầu tuần này rằng nguyên nhân trước tiên là do “Chính phủ quản lý lỏng lẻo”.
Hai nguyên nhân còn lại theo ông Tuyển là việc “các tổ chức tín dụng tham lam mở rộng cho vay, trong đó có nhiều khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, không trả được nợ” và “cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ để nợ xấu phát sinh lớn mà không có giải pháp ngăn chặn sớm”.
Bình luận được đưa ra tại buổi giữa các chuyên gia kinh tế và ngân hàng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức vào ngày 09/07 trong bối cảnh đã có trên 26.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay và nợ xấu tăng cao so với năm ngoái.
Theo quy định của các cơ quan tài chính quốc tế thì những khoản nợ vay quá 90 ngày và khả năng trả nợ cả gốc và lãi bị nghi ngờ được bị xếp vào loại nợ xấu.
Tại diễn đàn này Kinh tế gia cao cấp Lê Đăng Doanh nói “tiêu chuẩn nợ xấu của Việt Nam chưa thống nhất với tiêu chuẩn nợ xấu của thế giới”.
“Tỷ lệ nợ xấu mà các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu mà chúng ta tự xác định, thí dụ Fitch đã đưa ra tỷ lệ nợ xấu 13%. Các chuyên gia Việt Nam đưa ra tỷ lệ nợ xấu khác nhau từ 8 - 14%”.
“Để giải quyết vấn đề nợ xấu cần làm rõ tổng số nợ xấu, số nợ xấu trong từng ngành kinh tế, bất động sản, chứng khoán, trong từng ngân hàng”, ông Doanh nói thêm.
Ông Doanh cũng phê phán cách điều hành của chính phủ theo chính sách mà ông gọi là "có tính tình thế, thay đổi giật cục, đột ngột, khó dự đoán và làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và kinh doanh".
Ông Doanh nhắc lại hai nguyên nhân là “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra tại Hội nghị 3 Ban chấp hành Trung ương.
Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước, mức nợ xấu của toàn ngành là 4,47%, tương ứng 108 nghìn tỷ đồng.
"Người ta coi đó là “cục máu đông” rất nguy hiểm của huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng đều rất sợ", ông Trương Đình Tuyển nhận xét.
Cựu Bộ trưởng Thương mại cũng liên hệ tới bong bóng bất đọng sản vỡ vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế ký trước tại Nhật dẫn đến nợ xấu chiếm đến 9% tổng dư nợ và rằng cuộc tranh luận dai dẳng (có lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu hay không) gây tác động dai dẳng đến nền kinh tế.
"Hiện nay có một số dự kiến, một số phương án khác nhau để giải quyết nợ xấu song chưa có quyết định cuối cùng của Chính phủ", ông Tuyển nói thêm.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc xử lý nợ xấu khá tốn kém, phải đi liền với việc cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp.
Trong cuộc trao đổi với bạn đọc trên mạng, ông Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định cho điều ông gọi là sự hoài nghi của thị trường vẫn còn khiến việc khởi động phát triển kinh vẫn còn khó khăn.
"Về tổng thể, kinh tế Việt Nam năm nay rất dễ tổn thương, dù có vượt qua được khó khăn thì nhìn chung cả năm vẫn còn rất khó khăn", ông Thành nói.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng bình luận rằng theo một số nhà nghiên cứu khách quan thì số nợ xấu có thể lên tới hơn 14% trong khi giải trình trước quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống lên tới 10%.
Ông Thành cảnh báo trong trường hợp nợ xấu lên tới 25% của GDP thì có thể xem Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng bình luận rằng theo một số nhà nghiên cứu khách quan thì số nợ xấu có thể lên tới hơn 14% trong khi giải trình trước quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống lên tới 10%.
Ông Thành cảnh báo trong trường hợp nợ xấu lên tới 25% của GDP thì có thể xem Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
(Theo BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét