Tiểu đội chỉ huy C384 năm 1967 |
Rồi từ đó trở đi cứ đến tháng 4 hạn đến với tôi:
Tháng 4-1968 tăng cường cho cao xạ 100, vì đơn vị mất mát quá nhiều, rađa bị bom không kịp sửa và lại muốn đánh trực tiếp không cần rađa, chỉ cần 6000m là nổ súng.
Tháng 4-1969 Cả đêm cùng Vũ Hữu Lâm nằm trong rừng vì lạc đơn vị.
Tháng 4-1970 vào chiến trường Nam Lào bảo vệ cho tên lửa đánh máy bay B52.
Tháng 4-1971 bị thương nằm viện 6 tháng.
Tháng 4-1972 Ôn thi đại học bị mất Chiếc Rađio Nhật của bạn trị giá vài cây thời bấy giờ.
Có phải vì Tôi sinh Tháng 4 dương lịch?
Cái tháng 4 quả là rủi với ông. Nhưng nó cũng chỉ kéo dài từ năm 1968 đến năm 1972. Sau không thấy tháng Tư có sự kiện gì nữa. Vậy là hết khổ ( khổ tận) đến sung sướng ( cam lai) rồi. May mắn chán!
Trả lờiXóaChúc mừng ông Đang nha!
Trong cuộc đời có những sự kiện đã như một dấu ấn hằn sâu trong ký ức mà không bị xóa nhòa theo năm tháng.
Trả lờiXóaĐọc những dòng chữ trên entry này em hiểu anh đang sống với hồi ức những ngày chiến tranh khốc liệt, kinh hoàng và cả những ngày trong cuộc sống đời thường cực kỳ khốn khó.
Cho em được chia sẻ cùng anh nhé.[Còn nữa]
[Tiếp]
Trả lờiXóaAnh đã đọc "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Nikolai Ostrovsky hẳn không quên câu: "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở lên cứng rắn và không hề biết sợ".
Em hy vọng những ngày tháng 4 đó sẽ chỉ còn là kỉ niệm, hy vọng "vết thương ngày nào có thể liền da".[Còn nữa]
[Tiếp]
Trả lờiXóaVà cuối cùng có "điều này thật dịu dàng êm ái" đó là: HAPPY BIRTHDAY TO YOU, mừng ngày đó -26/4- anh sinh ra đời.
Mấy người trong ảnh không tin là tôi giữ được tấm ảnh cách đây 43 năm, ngoài cùng là đại đội trưởng Đổng, ngoài cùng bên trái là Chính trị viên Phạm Sỹ Thân, tôi mặc áo trắng đứng cạnh máy đo phương vị.
Trả lờiXóa