16 thg 4, 2011

Đồng thuận là gì?


   Một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, từ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, tân tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho tới ông tổ trưởng dân phố nói nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ. Tra từ điển Tiếng Việt chỉ thấy: Đồng bọn, đồng chí, ..đồng nát… không thấy có đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm đồng thuận vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện và phổ biến trong dân. Thực ra, đồng thuận là khái niệm xuất hiện từ lâu, từ khi có sự chung sống cộng đồng do nhu cầu hợp tác của con người để bảo tồn cuộc sống. Và cho đến nay, đồng thuận vẫn luôn là nền tảng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, khi con người càng giao lưu, càng gây ảnh hưởng lên nhau bao nhiêu thì sự đồng thuận càng có vai trò bấy nhiêu.
    Wikipedia Tiếng Việt nêu: "Có thể hiểu một cách đơn giản, đồng thuận là kết quả của sự tự giác, sự tự nguyện đồng ý của mọi người với nhau chứ không phải là kết quả của sự cưỡng bức." Nhưng đồng thuận xã hội, đồng thuận chính trị, đồng thuận kinh tế… là gì lại càng khó hiểu trong dân, thế mà hàng ngày mọi người đua nhau nói đồng thuận thật khó hiểu ngay cả chính mình.

6 nhận xét:

  1. Ông Đang tra Từ điển nào? Ông chỉ dẫn ra mấy từ Đồng bọn, đồng chí, đồng nát? Nếu Từ điển Tiếng Việt 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, ít nhất cũng còn vô số đồng : Đồng đảng, đồng lõa, đồng tử (đồng sinh đồng tử)! Hôm nào phải đến mượn từ điển... về tra!

    Trả lờiXóa
  2. Dzô 100 phần chăm, ấy là đồng thuận. Mục tiêu là lên thiên đường.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đâu có nêu hết mà chỉ thay bằng ... có kể ra ai đọc. Hai ba Dzô 100% là dễ hiểu nhất nhưng đấy là chỉ của dân nhậu.

    Trả lờiXóa
  4. có lần thấy vài ba đ v , cháu thử nhá một phát, nếu không phải đồng bọn thì quên đi, vậy mà mấy người đó cười rất vô tư; lẽ ra họ phải đấu tố chứ

    Trả lờiXóa
  5. Thưa thầy! Khi đã gọi nhau là "đồng chí", nghĩa là trong cuộc họp, nghĩa là có vấn đề được coi (hoặc bị coi) là nghiêm túc.Còn khi nhậu ư? Chia chác cánh hẩu mà chẳng "đồng thuận" anh anh - chú chú, xếp xếp - em em chứ ai lại ĐỒNG CHÍ. Nực cười thầy ạ!

    Trả lờiXóa