GS Nguễn Minh Thuyết đang công tác tại Nghệ An, ông nói cám ơn một vài blog đã đưa bản gốc của tôi mà Kienthuc đã thay đổi.
”Theo tôi thì việc đổi tên nước và những
nội dung quan trọng khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên được đưa ra trưng
cầu ý dân. Người dân biểu quyết bằng phiếu kín và Quốc hội sẽ căn cứ theo đa số
mà quyết định.”
“Tên
nước chỉ là hình thức, bản chất xã hội chúng ta đang sống (nội dung) mới quan
trọng. Nhưng sự phù hợp giữa hình thức với nội dung và với môi trường xung
quanh cũng không phải không có ý nghĩa.”, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ với KH&ĐS.
Nên đổi nếu tên nước không phù
hợp
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
đang được lấy ý kiến nhân dân. Một trong những nội dung người dân khá quan tâm
là việc đổi tên nước. Theo ông, đưa ra vấn đề đổi tên nước vào thời điểm này có
hợp lý?
Đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa là ý kiến đã có từ lâu. Lần này, nó được Ủy ban dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992 (Ủy ban DTSĐHP) nêu ra trên cơ sở tổng kết ý kiến của nhân
dân góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Điều đó cho thấy Ủy ban DTSĐHP đã trân
trọng tiếp thu và phản ánh kịp thời ý kiến của người dân với Quốc hội.
Ông có tán thành trở lại với
tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không? Vì sao?
Tên nước chỉ là hình thức, bản
chất xã hội chúng ta đang sống (nội dung) mới quan trọng. Nhưng sự phù hợp giữa
hình thức với nội dung và với môi trường xung quanh cũng không phải không có ý
nghĩa. Cũng như với một con tàu, chất lượng máy móc và dịch vụ trên tàu là quan
trọng, nhưng nếu con tàu ấy có hình dáng khí động học thì tốc độ di chuyển của
nó sẽ nhanh hơn và nếu nó được sơn bằng những màu mát mắt thì sẽ có nhiều du
khách thích đến với nó hơn. Chúng ta đã đổi tên nước từ Việt Nam DCCH thành
CHXHCN Việt Nam năm 1976, trong khí thế hào hùng của những ngày giang sơn thu
về một mối, thể hiện rõ khát vọng đi lên CNXH của nước ta, nhưng nói thực là
cũng có phần duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. So với Liên bang CHXHCN Xô viết
(Liên Xô) và các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ, trình độ phát triển của nước ta
còn thua rất nhiều. Ngay cả ở thời điểm hiện nay, chúng ta còn xa mới đạt đến
mức phát triển của các nước bạn thời đó. Nói thế để thấy quốc hiệu hiện nay
không phù hợp với trình độ phát triển của nước ta. Thêm nữa, bây giờ chỉ còn
nước ta và Sri Lanka –một nước không thuộc khối XHCN nhưng có trình độ phát
triển “anh anh em em” với ta – có cụm từ XHCN trong quốc hiệu. Có cần độc đáo
đến thế không, nhất là khi hình thức và nội dung còn rất lâu mới tương xứng?
Nhưng liệu đổi tên nước có làm
xa rời mục tiêu xây dựng CNXH?
Phần lớn các nước trên thế giới
nếu không phải vương quốc thì trước tên riêng chỉ có 2 chữ cộng hòa. Từ sau Đại chiến thế
giới thứ 2, hàng loạt nước XHCN ra đời, lúc ấy các quốc hiệu cộng hòa dân chủ, cộng hòa nhân dân hoặc cộng hòa dân chủ và nhân dân mới xuất hiện trên trường quốc tế để
đánh dấu sự ra đời của một nền dân chủ mới. Điều đó chứng tỏ ngay từ đầu, quốc
hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa (đúng ra là Cộng hòa dân chủ Việt Nam) mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh chọn đã thể hiện rõ mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ mới của
nước ta. Nhiều nước XHCN như Triều Tiên, Trung Quốc, Cuba, Lào suốt từ khi lập
nước đến nay không hề đổi thành CHXHCN nhưng họ đâu có xa rời mục tiêu xây dựng
CNXH?
Trên thế giới, việc đổi tên
nước có thường xảy ra không, thưa ông?
Có chứ. Tên phải đổi có thể do
thay đổi chế độ, hoặc để đánh dấu chuyển biến nhận thức của người dân, đánh dấu
một giai đoạn phát triển nào đó. Ví dụ rõ nhất là sự thay đổi quốc hiệu của 2
nước láng giềng Lào và Campuchia trong mấy chục năm gần đây. Từ năm 1949, nước
Lào có quốc hiệu Vương quốc Lào. Ngày 2/2/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa DCND Lào. Còn
nước bạn Campuchia thì đổi tên nhiều lần hơn: Năm 1953 là Vương quốc Campuchia.
Năm 1975, dưới chế độ Khmer Đỏ, đổi thành Campuchia dân chủ. Ngày 8/1/1979,
nước Cộng hòa ND Campuchia ra đời. Từ tháng 9/1993, Quốc hội nhất trí lấy lại
tên trước đây là Vương quốc Campuchia. Trên thế giới thậm chí còn có nhiều nước
thay đổi cả tên riêng (tên địa lý) cho phù hợp, ví dụ từ sau năm 1952, nước
Ceylon (Tích Lan) mới lấy tên là Sri Lanka; còn nước Burma (Miến Điện) chính
thức được đổi thành Myanma từ năm 1989.
Nhưng một nước cũng như một
người không tốt hơn hoặc xấu đi vì cái tên?
Không hẳn thế. Các nước Sri Lanka
và Myanma đã thay những cái tên do người nước ngoài đặt bằng những cái tên
thuần túy dân tộc và có ý nghĩa đẹp. Ví dụ, Sri Lanka có nghĩa là “(hòn đảo)
Lanka đáng kính”. Ngay nước ta, từ sau Cách mạng Tháng Tám, còn ai chấp nhận
gọi tên nước là An Nam nữa đâu? Cái tên không quyết định con người nhưng không
hiếm khi cái tên làm cho con người được thiện cảm hơn hoặc ít thiện cảm hơn.
Chẳng hạn, tên là Nguyễn Văn Tráng mà đổi thành Nguyễn Hoành Tráng thì có thể
kêu hơn nhưng chắc cũng được chú ý bình phẩm nhiều hơn.
Đổi tên nước không có nghĩa
phải đổi tiền
Đổi tên nước liệu có làm nảy
sinh những khoản chi tốn kém để thay đổi dấu má, giấy tờ?
Nếu đổi tên nước chắc sẽ phải thay đổi con dấu, biển tên
của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng tôi nghĩ kinh phí để chuyển đổi không
lớn. Vì số lượng cơ quan quản lý nhà nước (bao gồm Quốc hội và các cơ quan của
QH, Chính phủ và các cơ quan của CP, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp) không phải quá nhiều. Các mốc giới thì cứ để nguyên, mốc giới càng cũ thì
càng khẳng định chủ quyền đã xác lập từ lâu đời. Giấy chứng minh nhân dân cũng
có thể đổi dần. Ngay cả hộ chiếu cũng không ai bắt mình phải đổi ngay một lúc.
Tôi đã có kinh nghiệm về chuyện này: Từ năm 1992, Liên Xô không còn nữa, chế độ
chính trị đã thay đổi, một số thành phố mang tên lãnh tụ xô viết cũng đã đổi
tên. Thế mà đến sát năm 2000 nhận được bưu phẩm của thầy cũ, tôi thấy dấu bưu
điện vẫn là Leningrad, vẫn còn dòng chữ tắt CCCP (Liên Xô).
Người dân thì lo lắng nhất là
chuyện đổi tiền?
Dù có đổi tên nước cũng không
nhất thiết phải đổi tiền. Ngân hàng có thể phát hành đồng tiền mới thay dần
những đồng tiền cũ nát, và trong một thời gian dài dùng tiền cũ song song tiền
mới, đâu có sao.
Nhưng người dân sợ đổi tiền là có
cơ sở. Bởi vì các cuộc đổi tiền trước đây đều hạn chế lượng tiền từng người
được đổi và làm giảm giá trị đồng tiền đi hàng chục lần. Tôi vẫn còn nhớ phố
tôi năm 1982 có ông bà cụ thợ giặt bán căn nhà mặt phố gần 70 m2 được 160.000
đ, đem gửi tiết kiệm. Năm 1985 đổi tiền, số tiền ấy thành 16.000 đ. Và 2 năm
sau, số tiền bán căn nhà ấy chỉ còn mua được 1 cái phích Trung Quốc. Thời buổi
bây giờ không ai có thể đổi tiền kiểu đó được nữa. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
cũng đã khẳng định không có chuyện đổi tiền.
Ông nghĩ thế nào trước những
luồng dư luận trái chiều : Người thì cho rằng đổi tên nước là ý đồ của ai
đó nhằm làm mất định hướng XHCN. Người lại cho rằng đổi tên nước là ý đồ dọn
đường cho đổi tiền nhằm những mục đích không hay?
Trước một vấn đề, dư luận khác
nhau là bình thường. Nhưng cả 2 hướng quy kết như vậy đều rất chủ quan.
Theo ông, khả năng đổi tên
nước lần này có cao không?
Theo tôi hiểu, việc này chỉ được
nêu ra trong báo cáo của Ủy ban DTSĐHP như là phương án 2 thôi. Quốc hội còn
cân nhắc, bàn bạc. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nếu để một cơ quan có thẩm
quyền quyết định thì phương án 2 thường không được chọn.
Xin cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét