(Dân trí) - Những ngày qua, việc thay đổi tên nước trở thành vấn đề sôi động trên nghị trường. Nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa song cũng không ít ý kiến giữ nguyên tên nước hiện nay. Tuy nhiên, cả hai luồng ý kiến đều có một điểm chung, đó là cần có lời giải trình thỏa đáng với dân.
>> “Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi”
>> Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước
>> Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục
>> “Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi”
>> Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước
>> Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục
Khi đề xuất hai phương án trình Quốc hội cách đây chưa lâu, đối với phương án lấy lại tên Việt Nam dân chủ cộng hòa, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lập luận tên này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980), phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…
Giáo sư Hoàng Xuân Phú có bài viết "Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?" được nhiều người kính nể bình luận là bài viết hay,sâu sắc và rất có ý nghĩa.
Trả lờiXóaMở đề cho một bài phân tích cực kỳ tỉ mỉ, dễ hiểu, hợp tình, hợp lý Giáo sư Hoàng Xuân Phú viết: "Lẽ ra ta không cần phải tốn quá nhiều thời gian để bàn luận về quốc hiệu, bởi đó là một chuyện đơn giản. Không gì đơn giản hơn việc chọn một tên thật… đơn giản và mộc mạc, để dễ được đa số Nhân dân chấp nhận, và bền vững với thời gian. Vấn đề chỉ trở nên rắc rối khi muốn dùng quốc hiệu để trang điểm, hay cố gói ghém vào đó thiên hướng chính trị, và trở thành phức tạp hơn vì phải né tránh những tì vết của lịch sử. Khi đã lâm vào trạng thái rắc rối và phức tạp, thì gỡ ra cũng không dễ".
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/19/quoc-hieu-nao-hoi-tu-long-dan/#more-4736