8 thg 6, 2010

ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU


      Hôm nay Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học trước Quốc hội.
   Theo đánh giá của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chỉ từ 2005 - 2009, cả nước đã có tới 200/312 trường đại học, cao đẳng được thành lập,  trong đó có 148 trường công lập, 52 ngoài công lập. Các trường ngoài công lập có vốn đầu tư ban đầu nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí. Việc thành lập dễ dãi các trường đại học cao đẳng ở các địa phương khiến đầu tư bị dàn trải, manh mún. Cơ sở vật chất quá thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giảng dạy quá yếu. Các đại biểu đã phải kêu lên “Khi thành lập trường danh sách giảng viên toàn giáo sư, tiến sĩ, nhưng tuyển sinh xong không thấy bóng dáng đâu. Có phải lừa dân không?” Không ít trường hợp danh sách giảng viên thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập trung vào một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Nhiều giảng viên dạy tới 1.000 tiết/năm trong khi đó theo quy định 260 tiết/năm
   Tổng quy mô đào tạo đào tạo, cao đẳng năm học 2008 - 2009 là 1.719.499 sinh viên, tỉ lệ sinh viên/số dân năm 1997 là 80 sinh viên/10.000 dân thì đến năm 2009 là 195 sinh viên/10.000 dân.
   Nhìn các Quốc gia Châu Á mà thấy buồn, Việt Nam không có một trường đại học nào được đứng trong 200 trường, mấy trường có tên tuổi như ĐHQGHN xếp thứ 569, ĐHBKHN xếp thứ 1364, ĐHKTQD xếp thứ 1860...
       Bảng xếp hạng ở Châu Á
Quốc gia
Số trường
Nhật Bản
56
Hàn Quốc
42
Trung quốc
40
Đài Loan
17
Ấn Độ
12
Hồng Kông
7
Indonesia
7
Thái Lan
7
Malaysia
6
Philippines
4
Singapore
2
Tổng số
200
   Hàng năm số học sinh tốt nghiệp THPT bỏ nước ra đi “du học” không phải là ít, trong số đó có nhiều con cán bộ cao cấp, rõ ràng ngay cả họ cũng không tin GD đại học ở Việt Nam, thời gian học thì dài, giáo trình không chuẩn, hiệu quả thu lại thì ít. Tôi biết có gia đình nhà không có tiền, thương con nghĩ tương lai sau này, đã phải cho thuê nhà ở mặt phố rồi đi thuê lại ở ngõ hẻm lấy tiền cho con đi du học nước ngoài. Các cháu học ở trường chuyên các tỉnh đạt giải Quốc gia (chứ không nói HN hay SG học sinh đua nhau đi du học) đã biết nghĩ đến mình tham khảo những anh chị đi trước, sớm muộn tìm nguồn học bổng để đi không hẹn ngày trở lại.
    Năm thứ ba liên tiếp, tỷ lệ sinh viên Việt Nam học ở Mỹ tăng (năm học 2007-2008: 45%, năm trước: 31%). Đồng thời, "thứ hạng" đã nhích lên 11 bậc so với 2 năm trước đó. Cha mẹ suy nghĩ như thế nào chỉ muốn cho các cháu du học ở những nước “bên bờ vực” như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Singapo…năm 2009 hàng vạn HS đi du học ở nước ngoài, VN đứng thứ 8 số SV sang Mỹ.
  Chẳng biết học ở bên đó như thế nào, nhưng chỉ sau một năm về nghỉ hè, ai cũng khen các cháu tự tin, tiến bộ hẳn, đúng là tiền nào của ấy.
  Tôi cũng đã ra nước ngoài, và ngay trên Hà Nội thường bắt gặp các cậu “Tây ba lô” còn rất trẻ chẳng cần hướng dẫn vẫn tìm được đường đi, nơi ăn, nghỉ. Trong khi đó sinh viên mình học xong đại học cho ra nước ngoài du lịch nếu không có hướng dẫn viên chắc “botay.com”. Các đại biểu hôm nay “nói nhiều nhưng trúng ít” đừng  đổ lỗi cho ít tiền nên chất lượng đào tạo kém, tất cả do cơ chế của ta mà ra. Từ quyết định thành lập trường, giảng viên lộ cộ, “cháo chấm cơm”, mở trường là nghĩ đến thương mại, những ông chủ không biết gì về giáo dục. Buồn hơn nữa là đại học tại chức “đầu vào thế nào đầu ra như rứa”, không biết bao nhiêu sinh viên học giả bằng thật. Cán bộ thi cao học mang tài liệu vào phòng thi là chuyện bình thường, chẳng may bắt được ai người ấy phải chịu. Ông Nguyễn Lân Dũng hôm nay nói mạnh quá “hãy đừng để dốt chuyên tu, ngu tại chức” nhiều vị ngồi trong hội trường giật mình.
 Cuối cùng Phó Thủ tưởng Nguyễn Thiện Nhân có lời kết luận
"Bộ sẽ tập trung đổi mới trong khâu quản lý - quản lý nhà nước cũng như quản lý trường - trong 3 năm từ giờ đến 2012, giáo dục đại học sẽ tốt lên"
 
  Hồi còn làm Bộ trưởng ông từng nghĩ ra nào là chống bệnh "thành tích", hai vạn tiến sĩ... những việc lớn vẫn chưa làm xong, cả xã hội ầm lên thầy đổi tình lấy điểm, trò tạt axit vào thầy... thế mà hai năm nữa giáo dục sẽ tốt lên thử hỏi ai tin được? Hãy đợi đấy!


4 nhận xét:

  1. có thật không?

    Trả lờiXóa
  2. Các chính khách VN nên làm diễn viên tốt hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nguyễn Thiện Nhân nói hay mà làm dở. Toàn hứa hão thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Cháu bổ sung: Các chính khách VN nên làm diễn viên “hề chèo”, hoặc diễn viên hài kịch Saclô tốt hơn nhiều. Chỉ toàn là Huyện Hinh thế kỉ 20 của Nguyễn Công Hoan hiện về thôi.

    Trả lờiXóa