6 thg 10, 2013

Trở lại Thành Nam

    Cách đây ba năm Hội toán học HN tổ chức chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), năm ấy lần đầu tham dự song tôi cũng viết tham luận tại Hội thảo. Năm nay Hội thảo khoa học: Các chuyên đề toán chọn lọc theo xu hướng hội nhập quốc tế, một số chuyên đề viết bằng Tiếng Anh, giáo viên học sinh đến tham dự chật hội trường. GS TSKH Nguyễn Văn Mậu điều hành Hội thảo đến dự còn có GS TSKH Trần Văn Nhung.
 Mở đầu báo cáo tôi có lời tâm sự: Bài viết của tôi không có gì mới " biết rồi khổ lắm nói mãi", quan trọng là biết làm mới lời giải bài toán cũ và khai thác theo hướng kiến thức đồng dạng, giống như bài hát Chiếc khăn piêu của Doãn Nho sáng tác từ thập kỷ 60, có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn, nhưng mới đây Tùng Dương và cháu Quang Anh biểu diễn rất thành công, được khán giả đánh giá cao...tôi xin minh họa đề Olympic của Mỹ tôi đã viết trong chuyên đề Đường thẳng Simson khác hoàn toàn với lời giải đáp án:
   M là điểm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, D, E, H là hình chiếu của M trên các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng  BC/MD = CA/ME + AB/MH ( tam giác ABC đều có 1/MD = 1/ME + 1/MH đề học sinh giỏi quốc gia của VN).
   Kết luận chuyên đề PGS-TS Nguyễn Minh Tuấn đánh giá cao chuyên đề của tôi. Cuối buổi nhiều giáo viên đến chúc mừng.
   Hội thảo lần này cón có Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện tham gia cùng PGS TS Tạ Duy Phượng với báo cáo: Sơ lược giới thiệu di sản sách Toán trong thư tịch Hán Nôm. Trong báo cáo có nhắc đến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà toán học Vũ Hữu. 
 Sau Hội thảo các đại biểu Hà Nội và hai tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang thăm nhà Cố Tổng bí thư Trường Chinh, tôi đã chụp được tấm bản đồ Việt Nam của cụ thân sinh ra Cố TBT treo trong nhà từ năm 1922 có cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cách đây 10 năm tôi cũng đã qua đây không được giới thiệu hiện vật này. Cải cách ruộng đất cụ thân sinh cố TBT bị khép thành phần địa chủ ảnh hưởng của TQ là vậy, đâu chỉ gia đình cố TBT mà còn nhiều người khác có công với cách mạng chết oan như bà Nguyễn Thị Năm Thái Nguyên.
 Buổi trưa tôi đã hóa thân thành con chiên ngoan đạo tại Nhà thờ Bùi Chu.
  




TBT tạp chí THTT
Tấm bản đồ năm 1922


Thư giãn ngồi câu cá








4 nhận xét:

  1. Màu lưu luyến nhớ quá thu ơi ...

    http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/sac-hoa-mau-nho-huong-lan.ddKFKO3UWhwh.html

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Xuân Diện là TS chuyên nghành Ngữ văn Hán Nôm lại có bề dầy về chuyên môn, nên Hiền Giang tôi thiển nghĩ PGS TS Tạ Duy Phượng mời được Ts Nguyễn Xuân Diện tham gia cùng báo cáo: Sơ lược giới thiệu di sản sách Toán trong thư tịch Hán Nôm thì quả là "như cá gặp nước, như mây gặp rồng" rồi đấy ạ :)))

    Trả lờiXóa
  3. Hiền Giang ơi! Tôi đã phát biểu trong cuộc Hội thảo: Cho đến bây giờ nhiều người nghĩ rằng Ts Nguyễn Xuân Diện nghiên cứu Hán Nôm vì TS đã có thời là PGĐ thư viện Hán Nôm, nhưng thực ra TS Nguyễn Xuân Diện luận văn Tiến sĩ là Ca trù do GS Tô Ngọc Thanh hướng dẫn, GS Trần Văn Khê đóng gocps xây dựng mọi người chỉ biết Ồ lên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác NBĐ! Thi thoảng HG cùng bạn bè có dịp đi…dã ngoại cùng thăm thú các di tích đền, chùa, miếu mạo…cùng Ts Nguyễn Xuân Diện. Cứ ở đâu có văn bia, câu đối hay bất cứ cái gì đó có chữ Hán Nôm là Ts đều vừa đọc vừa dịch vừa giải nghĩa cặn kẽ cho mọi người. Đi đến đâu cũng giải thích ý nghĩa tên các địa danh nơi ấy, nghe thích lắm.
      Đặc biệt là ai cũng thích nghe Ts Nguyễn Xuân Diện hát chèo, hát văn và…ca trù, chuyến đi nào mà có Ts Nguyễn Xuân Diện là rôm rả hẳn lên.

      Xóa