17 thg 8, 2011

Kéo rào ngược

      Không biết những người làm pháp luật có được học mệnh đề không? Hiện nay học sinh lớp 6 và lớp 10 đều được học “Tập hợp, mệnh đề”. Tôi nhớ ngày học ở HV CTQG HCM có đưa vào chương trình nhưng chắc rằng không mấy người quan tâm cho là chuyện vặt. Nhưng trong cuộc sống thường xuyên tiếp cận với “mệnh đề” mà ta không biết.
   Xin được nhắc lại “ Mỗi mệnh đề (logic) chỉ có đúng hoặc sai", không cho phép vừa đúng vừa sai. Triết lý sâu sắc nhất “Mệnh đề A suy ra B”, tương đương với nó “không B thì suy ra không A”. 
  Trong công việc lớn hay nhỏ, nếu xuất phát điểm mà sai thì dù có ngụy biện thế nào vẫn không thể suy ra bất cứ điều gì đúng. Thời gian gần đây pháp luật mắc phải lỗi này mà không biết hay cố tình lờ đi, các cụ vẫn bảo sự việc như vậy là “kéo rào ngược”.

3 nhận xét:

  1. Mấy nhà tóan học "Descartes VN" đã phát minh ra
    "Tân toán học" ("không thèm " đăng ký với thế giới)

    Không B => A

    cho nên không có chuyện "Kéo rào ngược" đâu anh.

    Trả lờiXóa
  2. Nói như GS Ngô Bảo Châu "Cố tình làm mất thể diện quốc gia" những ông này không nên truy cứu trách nhiệm mà nên chuyển đi làm việc khác (nhớ không được làm bằng trí tuệ)

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đọc sách thấy có nói đến Ngũ qui : " Qui nông tất ổn, qui công tất phú, qui thương tất hoạt, qui trí tất hưng, qui pháp tất bình".
    Tôi nhớ không nhầm thì cụ Lê Qúi Đôn cũng có câu (Tứ phi): " Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thư­ơng bất hoạt, phi trí bất hư­ng."
    Vậy tương tự thì có thể nói : PHI PHÁP BẤT BÌNH không nhỉ?

    Trả lờiXóa