7 thg 2, 2011

Trận Khe Sanh 1968

   Nhiều năm qua tôi đi tìm tin tức về đại đội trưởng Nguyễn Hữu Đổng (Linh), không ngờ ông lại rất gần nhà tôi. Tết vừa rồi gặp lại, ông yếu vì năm trước mổ tim và tai biến. Tôi gặp ông năm 1967 ở đại đội 384 pháo cao xạ bảo vệ Hải Phòng, ông là thần tượng trong giới lính mới chúng tôi thời bấy giờ, một cán bộ chỉ huy trẻ, dũng cảm, thông minh. Lúc đầu tôi cứ nghĩ ông là thanh niên Hà Nội, sau tôi mới biết: Quê ông ở Phúc Yên bố mất sớm ông làm con nuôi một gia đình ở Hà Nội, học xong cấp III ông vào trường Thiếu sinh quân, cuối đời ông dạy quân sự ở trường ĐH Bách khoa. Bao nhiêu năm ông vẫn nhớ chuyện ngày xưa mà tôi đã quên:
Đại đội trưởng 384 Nguyễn Hữu Đổng

    …Ngày 20-4-1967 trận đánh đầu tiên đối với tôi, những chiếc F4H lao xuống ném bom nhà máy ximang Hải Phòng, lúc đầu tôi hơi hoảng cứ nghĩ bom rơi xuống đầu mình, sau loạt bom đầu tôi trấn tĩnh gào thật to “50, 45, ..35..” đến “30” ông ra lệnh “bắn”( 50, 45,.. khoảng cách từ trận địa tới máy bay). Có tiểu đội không theo lệnh ông, tôi nghe rõ ông gào thét chửi rất bậy lúc đó phải thế. Hôm ấy lần đầu tiên tôi đối diện với người chết, Thiếu uý Phương quê Thanh Hoá, bị thương ở đầu, óc bắn tung khắp công sự chúng tôi nhặt bằng hết cho vào áo quan.
  Tháng 2-1968 tôi trong diện cảm tình đảng đóng ở Áng Sơn Hải Phòng, ông Thân chính trị viên đại đội yêu cầu tôi dạy cho anh em bài hát Nổi lửa lên em của Huy Du, tôi cất lên “nổi nửa nên em" rất vô tư mà chẳng hề biết ngọng .
… Chiều tối 9 tháng 3 năm 1971 tại Nam Lào. Tôi và Huân cùng quê (Huân có vợ nhưng chưa có con) ngồi trên nóc hầm Huân cách tôi một cây chuối, vừa nhìn thấy chiếc máy bay ngay sát đầu, chưa kịp phản ứng một tiếng nổ chát chúa xé toang cả không gian, Huân đứng dậy định chạy vào hầm rồi vật xuống, mảnh bom găm vào đầu Huân chết ngay không lời chăng chối, cả đêm đó chúng tôi ngồi bên Huân để sáng sớm đưa thi hài về Việt Nam, máu ra nhiều tôi còn quấn cho Huân chiếc chăn của mình.
    Năm trước trong lễ nhậm chức tổng thống Barack Obama đánh giá rất cao về người Mỹ đã có những chiến thắng vang dội “Đối với chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh; ở những nơi như ConcordGettysburg ; Normandy , Khe sanh”.
   Báo “lề phải” không đưa Khe Sanh, tôi tìm trên google để hiểu các địa danh trên:
 Trận đánh Concor, Massachusetts là chiến thắng của chiến tranh cách mạng Mỹ xảy ra ngày 9 tháng 4 năm 1775 mở đầu chiến tranh vũ trang giữa quân đội Anh và quân cách mạng ở Bắc Mỹ. Trận Gettysburg năm 1863 diễn ra ở tiểu bang Pennsylvania với rất nhiều thương vong dưới 5000 người.  Trận đánh Normandy  ngày 6-6-1944 quân đồng minh chủ yếu là Mỹ, Anh, Canada và Pháp đổ bộ lên Normandy, bờ biển phía tây nước Pháp. Trận Khe sanh là trận chiến giữa quân đội Bắc Việt với quân đội Mỹ và quân đồng minh (Nam Triều Tiên) từ 21-1 đến 8-4-1968. Đây là trận chiến ác liệt tổn thất quá nhiều, một ngày nào đó lịch sử sẽ cho biết sự thật. Lúc đó tôi bảo vệ HP chỉ biết  "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua…”  đêm mùng 4 tết đại đội 382 (đóng bên cầu Hạ Lý) một tiểu đội pháo bị bom Mỹ rơi trúng công sự 7 chiến sỹ hy sinh trong đó một anh cùng quê, cũng may đã có vợ con, đứa con trai sau này tôi làm chủ nhiệm.
 

Đăng một Nhận xét

   Cảm ơn Bạn bè xa gần đã ghé thăm blog chủ nhân dangnba;
dangnba viết chỉ là xả stress mà thôi, chẳng Chính chị chính em gì cả, cũng qua đây để trải lòng mình với mọi người.
  Chủ blog rất hân hạnh được khách ghé thăm nếu bạn có lời tâm sự hãy làm theo các bước sau:.
Nếu không có tài khoản, Bạn vẫn có thể nhận xét, bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL: Gõ tên Bạn, bỏ qua URL.

5 nhận xét:

  1. Các Bác từng qua chiến đấu bây giờ kể lại những thời điểm được chứng kiến, cảm nhận, hậu sinh thấy thật có ý nghĩa

    Trả lờiXóa
  2. Ông Đang là lính cựu có khác. Rất chi li về những gì đã trải. Cái thời ấy mười người đi chỉ một hai người về. Vậy là chữ Phúc và chữ Thọ của ông Đang to lắm đó nha!
    Xin bái phục!

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nguyễn Hữu Đổng sau khi đọc entry này gọi điện cho tôi ngay, Ông rất vui.

    Trả lờiXóa
  4. hi vui qua ! 13.000 xác con thằng Hồ chét banh thây.....Mỹ nó mà không bỏ miền nam thì quân miền bắc chỉ có ăn cứt

    Trả lờiXóa
  5. Ông là một trong những người sống sót trở về sau cuộc chiến với Mỹ và sau này là với "Ngụy". Ta vẫn thường nói là "Có phúc". Vậy những người không được may mắn, hay không có phúc, ta vẫn gọi là "Vô phúc" thì đắng cay lắm. Cũng là cái chết cũng còn người may kẻ rủi. Người chết mất xác hoặc chỉ có 1 phần thân xác, rồi mất mộ... vậy chết nhưng còn xác vẫn còn may. Ta vẫn nói chết chưa phải là hết vậy những cái chết cho tổ quốc, cho dân tộc thì tôi nghĩ rằng những kẻ "Vô phúc" kia cũng chẳng ân hận ngậm ngùi gì, nhưng sợ nhất là những kẻ "Vô phúc" kia hy sinh xương máu cho những ý tưởng điên rồ của một nhóm người vẫn mạo danh là sẽ xây dựng một chế độ " ...của dân, do dân và vì dân ..." để đất nước bây giờ tan hoang như chuồng gà bị bắt trộm thế này. Lịch sử phải được các thế hệ ghi nhớ(Nếu lề phải không ghi nhớ, biên tập thì lề trái nên làm) để mọi sự thật được ghi chép đúng, như một câu nói tôi nghe đâu đây "một nửa cái bánh mỳ thì vẫn là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa".

    Trả lờiXóa