Nợ của tập đoàn Vinashin lên đến 86.000 tỉ đồng Việt Nam (khoảng 4,4 tỉ đô la), tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa năm 2009. Tập đoàn này vừa xin hoãn trả đợt đầu 60 triệu đô la nợ đáo hạn ngày 20/12 tới, trong số nợ 600 triệu đô la do Ngân hàng Crédit Suisse đứng ra làm đầu mối cho vay.
Thông báo của Standard & Poor's nhận định, hồ sơ này "có khả năng làm lung lay ngành ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vụ Vinashin đã làm nổi bật sự thiếu vắng tính minh bạch, sự kém cỏi trong kiểm toán và quản lý các tập đoàn tại Việt Nam". Cơ quan thẩm định tài chính nói thêm : "Lo ngại đang dâng cao quanh việc trả nợ ngắn hạn của Vinashin bằng ngoại tệ, và chúng tôi cho rằng Vinashin có thể không trả nổi".
AFP nhận xét, vụ xì-căng-đan trên đã ảnh hướng tới đại hội Đảng tổ chức vào đầu tháng 1. AFP nhắc lại rằng ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch Vinashin đã bị giam giữ từ sáu tháng qua. Nhiều bộ trưởng gần đây đã cho biết chính phủ sẽ không trả nợ thay cho Vinashin, vốn đã được tái cơ cấu.
Standard & Poor's nhấn mạnh, vụ này đã gây ra những nghi ngại về ý định của chính phủ hỗ trợ cho Vinashin khỏi phá sản, và nhắc lại "tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro". Cơ quan này khuyến cáo các ngân hàng nên "phân biệt rõ các công ty Nhà nước theo khả năng tài chính của họ" và tỏ ý tiếc là việc quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém, so với nhịp độ phát triển của hệ thống ngân hàng.
Tái cơ cấu tập đoàn Vinashin để làm ăn có lãi đầy khó khăn, nhận đóng tàu mới, vốn không có mọi thứ nguyên liệu từ sắt thép tới máy móc đều phải nhập nước ngoài, chỉ lấy công làm lãi đủ tiền trả lương, lấy đâu mà trả nợ 86000 tỷ.
Tái cơ cấu tập đoàn Vinashin để làm ăn có lãi đầy khó khăn, nhận đóng tàu mới, vốn không có mọi thứ nguyên liệu từ sắt thép tới máy móc đều phải nhập nước ngoài, chỉ lấy công làm lãi đủ tiền trả lương, lấy đâu mà trả nợ 86000 tỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét