Tối ngày 6 tháng 10 Đài truyền hình Trung ương đưa tin: Hungary bốn người chết và 120 người bị thương trong sự cố bùn đỏ bauxite tràn khỏi bể chứa tại làng Kolonta ở thị trấn Ajka, cách thủ đô Budapest 160km, người ta ước tính khoảng 700.000 mét khối bùn đỏ đã thoát ra và gây ô nhiễm một diện tích rộng. Các nhân viên cứu hộ khẩn cấp đang cố gắng để ngăn các chất thải độc hại này tràn vào những sông lớn trong đó có sông
Sau đó vài phút trên trang blogger “Thích học toán” của GS Ngô Bảo Châu có bài viết: Du lịch Hunggary và kèm bức ảnh không một lời bình.
Bùn đỏ từ khai thác bauxite – “bom bẩn” rình rập
Theo hãng tin AP, cảnh sát Hungary đã chính thức mở cuộc điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ, sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp ở ba vùng phía Tây của nước này.
Chưa từng có trong lịch sử
Đây là một thảm hoạ sinh thái, mà Hungary, chưa từng trải qua và cũng là thảm họa sinh thái lớn nhất trong lịch sử chế biến nhôm và alumin xảy ra tại một quốc gia có truyền thống và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Điều đáng lo ngại nhất là lịch sử công nghệ sản xuất nhôm và alumin chưa hề xảy ra chuyện một bể chứa bị vỡ khiến biển bùn đỏ tràn ngập các khu dân cư như trường hợp ở Hungary. Do đó, hiện tại, các chuyên gia chưa thể nói được gì về những hậu quả của dung dịch kiềm gây ra cho môi trường và hệ sinh thái, ngắn cũng như dài hạn.
Thảm họa bùng phát chiều 4/10 tại nhà máy sản xuất nhôm Ajka Timfoldgyar thuộc thị trấn Ajka, cách thủ đô Budapest chừng 164km về phía Tây Nam. Tính đến hôm qua, tổng cộng 1,1 triệu m3 bùn đỏ độc hại từ nhà máy này đã tràn ra một khu vực rộng tới 40 km2.
Dòng lũ bùn đỏ đã cuốn trôi hơn 270 căn nhà, xe cộ, phá hủy một số cây cầu. Ít nhất bốn người đã thiệt mạng, sáu người mất tích và 123 người bị thương, phần lớn bị bỏng do hóa chất trong bùn đỏ thấm qua quần áo. Trong số bị thương, 62 người đã nhập viện, 8 người đang nguy kịch.
Các chuyên gia thuộc tổ chức môi trường Greenpeace cho biết, ảnh hưởng của dòng bùn này có thể nghiêm trọng hơn vụ tràn cyanide tại Baia Mare ở Romania năm 2000, khi đó dòng nước bị nhiễm cyanide từ một hồ chứa của mỏ vàng chảy ra gây ô nhiễm dòng sông Tisza và Danube.
“Thảm họa này lớn gấp 7 lần sự cố xảy ra tại Baia Mare, ảnh hưởng lên hệ sinh thái rất rộng và mất nhiều thời gian để khử độc, vì các kim loại nặng và natri cacbonat là hỗn hợp độc hại rất nguy hiểm”, Katerina Ventusova, một chuyên gia về chất độc của Greenpeace nói.
Bộ trưởng Môi trường Hungary cho rằng đây là thảm họa tràn hóa chất nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Hungary và ước tính phải mất một năm và hàng chục triệu USD để dọn sạch lượng bùn đỏ này.
Bùn đỏ còn gọi là “bom bẩn”
Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan… và một lượng kiềm dư thừa phát sinh trong quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Xét trên góc độ môi trường, bùn đỏ là một loại chất thải rất độc hại, được ví như “bùn bẩn” hay “bom bẩn”.
Tuy vậy, các kim loại nặng độc hại, hoặc chất chì hay phóng xạ trong bùn đỏ không thực nguy hiểm đến tính mạng con người vì hàm lượng của chúng không đáng kể. Điều thực sự nguy hiểm và độc hại là lượng nước thải kèm theo bùn đỏ, xuất phát từ cách xử lý và lưu trữ bùn đỏ theo kiểu hiện tại, vì bùn đỏ trước khi thải và chôn lấp sẽ được rửa nhiều lần nhằm tận thu kiềm.
Dẫu vậy, lượng bùn thải cũng vẫn bị kiềm hóa ở mức độ rất đáng kể: cứ một tấn bùn đỏ lại đi kèm với 2-3m3 nước thải có nồng độ kiềm rất mạnh.
Đại diện các tổ chức công nghiệp ở Mỹ và Anh cho rằng, nếu được xử lý đúng đắn, loại bùn thải này không độc hại. Theo tiêu chuẩn EU, bùn đỏ từ quá trình luyện bauxite thành nhôm không bị coi là chất thải độc hại. Tuy nhiên, hiện trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại.
Nhà môi trường học Gergely Simon của Hungary đưa ra giả thiết, lượng bùn thải này được tích lũy suốt hàng chục năm qua nên có độ kiềm cực cao, pH lên tới 13, hơn cả loại thuốc tẩy mạnh nhất và gấp 1 triệu lần dung dịch trung hòa là nước tinh khiết.
Như vậy, đối với con người và động vật sống, một cách trực tiếp, dung dịch bùn đỏ có thể gây bỏng da, hoặc tổn thương nặng nếu vào mắt hay miệng, mà không được tẩy rửa nhanh chóng và kịp thời.
Đối với môi trường, bản thân chất kiềm không có tác động lâu dài tới môi sinh vì sẽ bị loãng đi khi hòa tan vào nước, tuy nhiên, kiềm trong bùn đỏ có thể tiêu diệt một phần thảm thực vật, làm hư hại diện tích đất canh tác. Đặc biệt, khi chảy xuống sông, bùn đỏ sẽ làm chết mọi sinh vật như tôm, cá…
Xử lý bùn đỏ trong dự án Nhân Cơ, Việt Nam
Theo một bản tin của TTXVN số ra ngày 1/12/2009, ông Ngô Tố Ninh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), cho biết, điều quan trọng nhất trong bản báo cáo tác động môi trường Dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ đã được Hội đồng khoa học tỉnh Đắk Nông thông qua, là các phương án xử lý, tái chế bùn đỏ trong quá trình khai thác quặng bauxite, sản xuất và luyện alumin ở Nhân Cơ mà dự luận quan tâm.
Theo đó, tổng lượng bùn đỏ gần 1,4 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 945.000 m3), khi Dự án sản xuất alumin Nhân Cơ đạt 650.000 tấn alumin/năm. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân cơ, sẽ tiến hành xử lý bùn đỏ bằng phương pháp chôn lấp, sau đó tiến hành hoàn thổ, phục hồi môi trường. Bùn đỏ trước khi thải ra bãi sẽ được rửa ngược dòng 6 bước nhằm tận thu kiềm và alumin kèm theo bùn đỏ.
Hồ chứa bùn đỏ (rộng hơn 200ha) có các lớp chống thấm tốt để kiềm bám bùn đỏ không bị thẩm thấu vào nước ngầm, nước chứa trong bãi chứa bùn đỏ được thu gom và bơm hoàn toàn về Nhà máy.
Các thành phần bùn đỏ có hại cho môi trường được cách ly hoàn toàn, không để rò rỉ hay thẩm thấu gây ảnh hưởng tới môi trường; thành phần chất lỏng đi theo bùn đỏ hoặc sinh ra trong quá trình lưu trữ (như nước mưa hòa với bùn đỏ) sẽ được thu hồi, tái sử dụng tại Nhà máy alumin.
Hồ chứa bùn đỏ xây dựng phải đảm bảo các tiêu chí như: không gây ra hiện tượng thẩm thấu các chất ô nhiễm môi trường; lòng hồ phải được xử lý thi công và lót vải địa kỹ thuật hoặc vải nhựa có độ thấm đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt nam đối với bãi chôn lấp rác thải nguy hại; không có hiện tượng phát sinh và phát tán bụi ra môi trường; đảm bảo khả năng hoàn thổ trả lại đất cho canh tác trong thời gian ngắn nhất với chi phí nhỏ nhất; không tiềm ẩn bất cứ khả năng gây thảm họa nào đặc biệt là khả năng vỡ đập gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm trên diện rộng…
Hồ thải bùn đỏ được lựa chọn là các thung lũng phía Nam khu vực Nhà máy alumin. Các đập ngăn sẽ được xây dựng để tạo ra các hồ thải theo các giai đoạn hoạt động của nhà máy. Tổng thể tích của các hồ theo tính toán đảm bảo được 30 năm vận hành cho nhà máy.
Xung quanh hồ sẽ xây dựng hệ thống kênh thu nước mặt, nước mưa từ lưu vực xung quanh để dẫn thoát ra khỏi phạm vi lòng hồ, đảm bảo lượng mưa xuống hồ chỉ là lượng mưa thu trực tiếp từ diện tích mặt thoáng của hồ.
*
Ông Nguyễn Trung đã có thư ngỏ gửi Đảng và Quốc hội dừng ngay khai thác boxit ở Tây Nguyên
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Trung đã có thư ngỏ gửi Đảng và Quốc hội dừng ngay khai thác boxit ở Tây Nguyên
Trả lờiXóa