Bà Shakuntala Devi – thường được xem như là “người máy tính” và là “người
đàn bà thông minh nhất thế giới” – nhà toán học đại tài đã được cả thế giới
biết đến và công nhận.
Bà sinh trưởng tại Bangalore, Ấn Độ vào ngày Thứ Bảy 4.11.1939. Bà là con của
một người dạy thú, và bà bắt đầu biết đến những con số qua những lá bài bà
thường chơi với cha từ khi bà lên 3.
Bà Shakuntala thể hiện khả năng toán học bằng cách
nhân và chia những dãy số dài trong vài giây. Bà cũng cho thấy những tính chất
riêng biệt của nhiều số. Những tính chất ấy giúp con người tìm ra kết quả rất
nhanh khi thực hiện phép bình phương (một số tự nhân với chính nó).
Chẳng hạn, 11 x 11 = 121, 111 x 111 = 12.321. Tương
tự 33 x 33 = 1.089, trong khi 333 x 333 = 110.889.
Nhiều thần đồng toán học ở độ tuổi thiếu niên, như
Truman Henry Safford (Mỹ) mất dần khả năng tính nhẩm nhanh khi lớn lên, song
hiện tượng đó không xảy ra ở bà Shakuntala.
Bà được nhiều viện đại học khắp nơi trên thế giới
thử trí thông minh, và cuộc khảo sát nổi tiếng nhất của bà là khi được hỏi đáp
số của bài tính nhân với hai hàng số, mỗi hàng là 13 con số, bà đã đáp đúng
trong 28 giây đồng hồ.
Vào ngày 18/6/1980, trước sự chứng kiến của hàng
trăm người tại Đại học Thực nghiệm London, Anh, bà thể hiện khả năng tính nhẩm
siêu phàm bằng cách thực hiện phép nhân 7.686.369.774.870 x 2.465.099.745.779.
Hai con số trong phép nhân do chính khán giả đưa ra. Bà trả lời kết quả trong
vòng 28 giây. Kết quả bà đưa ra là dãy số 18.947.668.177.995.426.462.773.730.
Năm 1977, bà trở nên nổi tiếng khắp
thế giới khi có thể tính căn bậc 23 của một số có hơn 100 chữ số chỉ trong 50
giây - nhanh hơn 12 giây so với máy tính nhanh nhất thời điểm đó. Ngay sau đó,
tên bà được đưa vào sách Guinness kỷ lục thế giới năm 1995 về khả năng tính
nhẩm siêu phàm, song bà chỉ tự nghiên cứu để thành tài.
Bà Devi cũng đã phá kỷ lục trong nhiều cuộc thử toán
khác và người ta cho rằng bà là Srinivasa Ramanujan (*) (1887-1920) một trong
những thiên tài xuất chúng về toán học giỏi nhất thế giới từ trước tới nay đầu
thai trở lại. Bà đã giải thích bí quyết tài nghệ của bà như sau:
Câu trả lời nảy ra trong đầu tôi vậy thôi. Trước khi
đi thử những bài toán khó với những con số lớn, tôi sửa soạn trước hai, ba
ngày. Tôi nghỉ ngơi; để đầu óc mình hoàn toàn nghỉ ngơi. Bỏ những vấn đề cá
nhân ra ngoài, không nghĩ tới nó, điều này cũng rất tốt cho chính tôi. Lên sân
khấu, tôi chỉ nghĩ làm sao trả lời những bài toán cho đúng. Phải, tôi có tên
trong sổ Guinness kỷ lục thế giới. Tất cả đều là hồng ân của Thượng Đế, tôi
hoàn toàn không nhận công lao là của mình. Tôi có thể làm suốt một tiếng rưỡi
tới hai tiếng đồng hồ. Khi bắt đầu rồi là quý vị không sao cản được tôi. Nhưng
nếu muốn làm nữa thì tôi phải sửa soạn hai, ba ngày.
Bà Devi đã du hành vòng quanh Ấn Độ và Phi Châu cổ
động trẻ em học toán. Gần đây bà đang tiến hành việc thành lập các viện toán
học ở Ấn Độ để cổ động truyền thống lẫy lừng của đất nước bà trong lãnh vực
này. Bà đã viết nhiều sách thịnh hành nói về đề tài dạy toán và một tiểu thuyết
về tội ác. Bàn về các phương pháp giáo dục hiện nay, bà nói: “Hầu hết các
trường học ngày nay đều dạy về máy điện toán và nhu liệu, một điều họ hãy còn
thiếu sót, đó là cho trẻ con một sự nâng đỡ củng cố về tâm linh. Tôi cũng muốn
chúng ta lo về vấn đề này bởi vì có cái này mà thiếu cái kia thì không tốt.”
Bà Devi cũng là một người ăn chay trường cả đời,
thậm chí bà đã viết một quyển gia chánh chay cho đàn ông. Một chuyện thú vị
liên quan tới sự ăn chay của bà như sau. Lần đầu tiên sang Mỹ, bà hay ăn bánh
pancake (1) với syrô vì lúc đó đồ chay rất ít. Bánh pancake của Mỹ nhắc bà tới
loại bánh dosai phổ thông mà người miền Nam Ấn Độ thường dùng để ăn sáng. Thời
gian đó bà đang là đề tài cho một cuộc nghiên cứu khoa học của tiến sĩ Arthur
Jensen, một nghiên cứu gia đang tìm hiểu về trí thông minh của con người tại
viện đại học University of California tại thành phố Berkeley. Ông Jensen nói về
việc bà thường xuyên tiêu thụ bánh pancake trong một bản tham luận khoa học,
cho rằng đây có thể là một bằng chứng bà bị loạn thần kinh. Sau này bản tham
luận này được đem ra dùng làm tài liệu cho một cuốn phim Rainman – cuốn phim đã
thắng giải điện ảnh Oscar năm 1988. Trong phim, ông Dustin Hoffman đóng vai
thần đồng giỏi toán tương tự như tài của bà Devi, nhưng xã giao rất vụng về –
và ghiền ăn pancake! Bà Devi bật cười trước quan niệm lầm lẫn của người không
ăn chay. Thật ra, luận án của ông Jensen nói rằng Devi là một nhân vật hiếm có,
giỏi giang về mọi mặt, một thiên tài về toán cũng như một tấm gương đầy cảm
hứng và giàu lòng từ bi.
Ngày 3 tháng 2 năm 1974, Báo Ottawa Citizen ghi lại
lời bà Shakuntala Devi:
“Tôi tin rằng những thành tích của loài người là
quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ là con người vẫn siêu việt hơn máy móc. Thế giới
còn chưa hiểu biết được khả năng trí tuệ con người, nó vô cùng vô tận, và tôi
đã chứng minh cái khả năng đó.”
Trong cuộc phỏng vấn khác trên Đài Vô tuyến Truyền
Hình tại Ottawa của chương trình “This Day” (Ngày nay) bà giải thích là bà đã
luân hồi từ thời Ai Cập. Điều không thể chối cãi là Kim tự tháp Choeps là một
kỳ quan trên thế giới với lôi kiến trúc dựa trên căn bản toán học phức tạp mà
các nhà bác học đã nặn óc cả thế kỷ vẫn chưa tìm được mọi bí ẩn.
Bà Shakuntala thừa nhận bà chưa từng tới trường và
tự học nhưng bà đã viết trên 14 cuốn sách, trong đó có một số cuốn được dịch
sang tiếng Nhật, Thái và Đan Mạch.
Bà Devi đã du hành vòng quanh Ấn Độ và châu Phi cổ động trẻ em học toán. Tuy chưa từng tới trường và chỉ bằng cách tự học nhưng bà đã viết trên 14 cuốn sách, trong đó có một số cuốn được dịch sang tiếng Nhật, Thái và Đan Mạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét