23 thg 11, 2010

Đưa đẩy cho cấp trên thì chịu


   Theo dõi Quốc hội trả lời chất vấn, thấy không khí dân chủ được thể hiện, Chủ tịch QH mời Bộ trưởng Vũ Văn Ninh về chỗ do trả lời quá dài, chẳng khác nào thầy cô giáo nghe học sinh trả lời không đúng cho ngồi xuống “khỏi mất thời gian” .
  Ngay từ câu hỏi của đại biểu Đặng Như Lợi làm cho hội trường nóng lên: “Tổng tài sản của Vinashin trên giấy tờ gần 105.000 tỷ đồng,  nhưng với việc mua tàu, ca nô cũ như báo cáo thì giá trị thực tế của Vinashin còn bao nhiêu?”.
   Các đại biểu đều muốn biết con số giá trị tài sản còn lại của Vinashin, mất vốn bao nhiêu, nợ bao nhiêu? Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho hay: Con số cụ thể chỉ có sau khi công tác thanh tra, kiểm tra hoàn tất. “Tôi không có nói Vinashin không mất vốn. Nhưng tôi khẳng định Vinashin không mất hết”. Cách trả lời của ba Bộ trưởng và PTT Nguyễn Sinh Hùng rất thuộc đáp án, đều giống nhau là tái cơ cấu Vinashin: Năm nay Vinashin tiếp tục lỗ, sang năm sẽ lỗ ít, năm 2012 sẽ bớt lỗ hoặc hòa vốn trả nợ, sang năm 2013 có thể có lãi.
 Ông Nguyễn Minh Thuyết truy tiếp: “Bộ trưởng nói tôi nêu con số lỗ trên dưới 100.000 tỉ đồng là không chính xác. Xin thưa, chính xác là con số này tôi lấy từ báo cáo Chính phủ. Sáng nay Bộ trưởng Ninh nói chưa mất hết. Nguyên nhân là Vinashin báo cáo không trung thực mà nay Chính phủ lại dựa vào báo cáo của Vinashin để kiểm toán, vậy thì có tin tưởng không?”. Câu hỏi gì mà khó vậy?

    Một lần nữa lại thấy các đại biểu đều không đồng tình với cách trả lời của các Bộ trưởng, có lúc Bộ trưởng phải “nợ” câu trả lời. Các đại biểu QH rất chuyên nghiệp nắm chắc luật hơn các Bộ trưởng. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn:  “Căn cứ pháp lý nào để Chính phủ tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam”,  "Chính phủ trình ra dự án cực lớn, không được thông qua, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu. Bộ trưởng dẫn ra biên bản cuộc họp Quốc hội có hợp lý không? Đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật". Ông nói tiếp "Quyết định của Bộ Chính trị chúng tôi đồng tình, quyền của Chính phủ chúng tôi đồng tình nhưng xin đừng lôi Quốc hội vào".
    Mặc dù sự trả lời của Bộ trưởng chưa thoả mãn song ông vẫn có lời phát biểu đầy trách nhiệm "Xin nói thành thật là chúng tôi nói ra những điều này rất đau lòng. Chúng tôi không thích gì làm mất lòng ai, nhưng trách nhiệm phải nói. Nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội?"
    Đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn: "Tôi chưa thỏa mãn câu trả lời của Bộ trưởng. Trong Quốc hội chúng ta luôn nói thiếu vốn, song Chính phủ lại đặt đường sắt cao tốc lên trên đường sắt phổ biến của thế giới là khổ 1,435 m. Loại đường này đáp ứng nhu cầu số đông người dân và nền kinh tế. Còn đường sắt cao tốc chỉ phù hợp người có tiền".
   Trước ý kiến tham luận của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng Bộ KHĐT vô can trong vụ Vinashin do “luật” và có sự góp phần của các đại biểu QH, đại biểu Nguyễn Văn Thuận (kiêm Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội) phản pháo: "Tập đoàn nhà nước khác doanh nghiệp mà luật Doanh nghiệp quy định. Quốc hội đồng tình cho thí điểm tập đoàn thì bộ phải tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghị quyết hay sửa luật Doanh nghiệp, vì ta có thể dùng một luật sửa nhiều luật". Ông Thuận đặt câu hỏi: “Vì sao bộ Kế hoạch đầu tư không báo cáo để sửa? Bộ không thể vô can được” và nhắc bộ trưởng Phúc “hết sức bình tĩnh” khi nói về vấn đề thẩm định, ban hành luật. 

  Cuộc chất vấn càng trở lên gai góc, gương mặt đại biểu nào đều mệt mỏi, thất vọng nhất là khi Bộ trưởng Giao thông vận tải cho rằng: Vận chuyển bô xít đang trong dự án có thể vận hành đường bộ, đường sắt, đường ống. Bình tĩnh lắm đại biểu Dương Trung Quốc mới nói  được “Tôi thấy cách tư duy phát triển hiện nay của Chính phủ là không bình thường ?”  

   Rõ ràng sự đùn đẩy trách nhiệm của các Bộ trưởng, chưa thấy trách nhiệm quản lý của mình trước Quốc hội, chẳng lẽ cứ mãi thế này sao?
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét