25 thg 7, 2011

Lại làm khó nhau

  Mấy ngày nay trên các thông tin đại chúng nhắc nhiều tới  “kỳ vọng”, 6 giờ sáng nay đài TNVN giới thiệu cuối chương trình có bài bình luận “Kỳ vọng về dàn lãnh đạo mới”, tôi ngủ tiếp không biết họ nói thế nào, nhưng “kỳ vọng” nghe như mấy cụ lão thành cách mạng thì không thấy sáng sủa gì cả. Kỳ vọng 500 đại biểu QH không thấy có ý kiền gì khi bầu Chủ tịch QH, 4 Phó CT, Chủ tịch nước chỉ thấy giới thiệu có 1 và bầu, chắc Thủ tướng và các bộ trưởng cũng như thế mà thôi, các nước khác họ có bầu kiểu này không?.
  Trong lý thuyết xác suất (nhất là trong các sòng bạc) họ đưa ra định nghĩa Giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên, và phép toán kỳ vọng.
 Kỳ vọng tôi hiểu là từ Hán Việt, lại làm khó nhau nên tôi tìm trong từ điển của tác giả Nguyễn Như Ý xem thế nào nhưng không có chỉ gặp: kì cục, kì dị, kì lạ, kì quái...    
    Tình cờ tôi bắt gặp một đoạn văn của cháu bé 15 tuổi viết “Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành. Mẹ xanh xao đi để con được hồng hào. Mẹ lùn thấp xuống để con được vọt cao lên. Mẹ loãng xương để con được cứng cáp. Mẹ xấu xí từng ngày để con ngày càng rạng rỡ xinh tươi.
 Vậy mẹ không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?"  Có phải kỳ vọng là thế không?

24 thg 7, 2011

Một thất bại cay đắng

Ngày mai em là cô giáo
      
    Thứ 6 (22/7) nhận được tin nhắn thông báo học sinh Việt Nam dự thi toán quốc tế (IMO) lần thứ 52 được 6 huy chương đồng, tôi không tin mở trang wev của IMO quả nhiên là vậy, năm nay IMO tổ chức tại Amsterdam có 101 nước tham giá với 564 học sinh. Họ vừa xếp giải xong, chưa tổ chức lễ tổng kết. Chiều qua sang Bắc Ninh gặp các thầy dạy chuyên ai cũng buồn, lần đầu tiên Việt Nam xếp thứ 31(113 điểm) trong tổng sắp huy chương, thứ hạng thấp nhất từ ngày tham dự IMO (1974), năm nay Trung Quốc dẫn đầu với 6 HCV (189 điểm), Mỹ xếp thứ hai cũng với 6 HCV(184 điểm), Singapo thứ 3 với 4 HCV, 1HCB, 1HCD mặc dù họ mới tham gia IMO từ năm 1988, xếp thứ 4 là Nga 2 HCV, 4HCB thứ 5 là Thái Lan hai năm liền họ xếp thứ 5 với 3 HCV, 2HCB, 1HCĐ.
 Điều đó ta khẳng định VN tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực, năm 2010 ta tự hào có GS Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields niềm vui còn chưa tan nay nhận được tin này vui sao được nữa. Đề thi năm nay hơi lạ với học sinh VN, thế mạnh của ta là bất đẳng thức và hình học phẳng, năm nay hai bài hình học phẳng học sinh VN toàn điểm 0 (có hai học sinh được 1 điểm) điều đó thật buồn nhưng rồi cũng qua đi vì nó chỉ là cuộc chơi. Cái buồn mà ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của hơn 86 triệu người VN là đồng tiền luôn mất giá, giá cả liên tục leo thang, Biển Đông dậy sóng.
   Chính phủ nghĩ gì khi VN là nước lạm phát cao nhất trong khu vực Chấu Á (thứ 17). Rất mong người đứng đầu Chính phủ hãy nghiêm túc xem lại việc đánh giá của mình “ Chúng ta đã kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh  xã hội” có đúng thế không?



21 thg 7, 2011

Thư gửi học sinh

       T thân yêu
    Em ngạc nhiên khi nhận được thư thầy, đã từ lâu thầy không viết thư gửi bằng đường bưu điện có gì thì “a lô” một vài ba câu hoặc thầy gửi bằng đường Email.
 Bây giờ tuổi cao tính tình thay đổi lúc quên lúc nhớ, lại hay lo nghĩ nên thầy sợ em làm điều dại dột như anh công an ở Hà Nội hôm 17/7 vừa rồi nên thầy muốn tâm sự cùng em.
   Sau khi xem các đoạn clip trên YouTube (có ba ngày trên 80 ngàn lượt người truy cập) cảnh mấy anh công an mặc sắc phục giữ chân và tay một thanh niên để cho một anh to béo áo vàng không biết có phải là công an hay không, đứng trên cửa xe buýt đạp liên tục vào mặt cậu thanh niên này chẳng khác nào như đạp con vật, thầy khóc và thương cho cậu ta, cả đêm thầy trằn trọc suy nghĩ uất ức không sao ngủ được.
    Thầy lo ngại không phải là sự đau đớn về thể xác của anh thanh niên, mà lo ngại cho đất nước, ngành bảo vệ pháp luật mà lại vi phạm pháp luật, thử hỏi còn ai tin nữa. Thầy không biết cậu thanh niên phạm tội gì nhưng chắc không nguy hiểm, có thể mắc một lỗi nào đó nhưng chưa đến nỗi các anh công an đánh đập như vậy giữa ban ngày ở trung tâm Hà Nội.
  Mấy năm nay chỉ nghe trên truyền thông đưa tin nhiều vụ công an đánh chết người ở trụ sở công an như Bắc Giang, Long Xuyên, Sóc Trăng, Thịnh Liệt Hà Nội…sau đó công an phải vào tù. Nhưng chuyện hôm nay không còn bàn cãi, mấy anh công an nhân dân mặc sắc phục đánh người, phóng viên nước ngoài đưa tin và ảnh trên BBC, RFI, RFA, CNN…cho dù Bộ ngoại giao có thanh minh đến mấy về nhân quyền VN, các nước và các tổ chức trên thế giới không ai tin. 
    Trong lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng Trung Quốc đánh đập ngư dân VN, cắt cáp tầu khai thác dầu VN, tranh chấp giữa hai nước về quần đảo Trường sa, Hoàng Sa, lạm phát leo thang cao, một số nhân sỹ trí thức yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời về việc ông Thứ trưởng Hồ Thanh Sơn sang Trung Quốc trao đổi những gì mà họ bảo hai bên đã thỏa thuận, rồi lại bản kiến nghị Bảo vệ và xây dựng đất nước có hơn 1000 chữ ký của các vị lão thành, tướng tá, nhân sỹ trong và ngoài nước gửi Đảng và Quốc hội, hình ảnh này đưa ra càng làm đau đầu cho những người có trách nhiệm.
 Thầy nghĩ việc làm này đã làm xấu đi hình ảnh của Công an Nhân dân,mất niềm tin, làm chia rẽ nội bộ, hận thù dân tộc, chà đạp truyền thống dân tộc VN, mất thể diện Quốc gia, trật tự an ninh xấu đi. 
    Thầy cũng đã sang Mỹ công an của họ trông thì ai cũng sợ “cao to mặt nghiêm nghị”, thầy đã chứng kiến họ giải quyết vụ việc sai phạm giao thông mang tính giáo dục thầy thấy cảm phục.  
Thầy rất hiểu em, ba năm làm chủ nhiệm chắc em còn nhớ lời thầy phê trong học bạ, sau khi em đỗ vào trường ĐH công an thầy tin em sau này sẽ là chiến sỹ công an tốt, các bạn vẫn thường kể về em cho thầy nghe, mọi người đều khen em đó là điều làm thầy vui hơn cả.
  Song thầy có một lời khuyên em đừng nghĩ là thừa, dù ở đâu với cương vị gì phải luôn nhớ rèn luyện phẩm chất đạo đức của một công an như lời Bác dạy, đừng làm điều gì thất đức như anh công an đánh người hôm trước không biết gia đình bạn bè thầy cô dạy anh công an nọ sẽ nghĩ sao? Trong đạo Phật có thuyết nhân quả những người như vậy thầy tin rằng sớm muộn anh ta sẽ gặp điều chẳng lành.
 Chúc em khỏe hoàn thành nhiệm vụ. Hẹn gặp em.

Hình ảnh trên BBC ngày 17/7


17 thg 7, 2011

Lời nói thật

    Ngày 21/7 Quốc hội họp quyết định bộ máy nhân sự cao cấp Nhà nước và Chính phủ. Nhưng mấy ngày qua báo chí nước ngoài, TTX “vỉa hè” đã thông báo từng chức danh từ Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, bộ trưởng…cứ như quyết định trong tay.
 Bọn bạn bè hồi đại học thường ngồi với nhau “nhậu” rất ghét nói chuyện chính trị, thằng X phản đối nhiều “các ông hâm hết cả, việc đ… gì đến các ông mà các ông lo, ăn đi cho ngon, tôi là thằng may mắn hơn các ông đi bộ đội nhưng được dạy ở trường văn hóa QĐ, nhiều học viên là cán bộ cao cấp bây giờ gặp bọn nó kể chuyện “nội bộ” tôi còn không thèm nghe, cán bộ đ… gì khi dân hỏi về chống tham nhũng xử lý ra sao, miệng  ráo hoảnh trả lời “Cứ kỷ luật hết lấy ai làm việc” tôi thất vọng quá.”
 Mỗi khi như vậy lại “dô” bao nhiêu lời nói thật được tuôn ra. Nó vẫn là người nói nhiều nhất, nó là dân Hà Nội gốc, tốt nghiệp ĐH đi bộ đội,  xuất ngũ làm đội trưởng xuất khẩu tại Nga, nay làm doanh nghiệp, Nó bảo:
   “Hàng ngày tôi thấy xã hội nhiều người tốt quá, mà chẳng thấy báo chí nào đưa, so với họ tôi không bao giờ bằng, vì thế tôi không là người tốt được nhưng chắc chắn tôi không là người xấu”. Chúng tôi vỗ tay.

Thật khó nói

   Câu cửa miệng của nhiều người “dính đến công an là mệt” chắc phải đúc rút từ thực tế, nhưng sáng nay tôi chứng kiến “dân” mạt xát công an. Câu chuyện là thế này:
 9g45 ngày 17/7 tuyến xe buýt 02 đi đến đầu đường Điện Biên Phủ phụ xe yêu cầu mọi người xuống không một lời giải thích, họ bảo làm theo lệnh, khoảng hơn chục người xuống trong đó có mấy người già một lúc sau có xe buýt 02 tới nhưng công an không cho đỗ, họ chờ hơn nửa tiếng vẫn không được đi trong tay vẫn cầm vé. Mấy anh công an đến nói:
-         Các bác yên tâm sẽ có xe
 Một ông già chỉ thẳng vào mặt anh công an với vẻ bực tức:
 - Anh là cái thá gì mà bảo chúng tôi yên tâm, vừa rồi có xe đi qua có lên được đâu, ít ra các anh cũng phải giải thích, đứng ở đây họ lại nghĩ chúng tôi tham gia biểu tình chống Trung Quốc, thời buổi này các anh đừng nghĩ có quyền làm gì cũng được.
  Anh công an im lặng bỏ đi

16 thg 7, 2011

Thư giãn cuối tuần

Tâm sự của một Cụ Nghị

Mặc dù có nhiều người quen ở văn phòng Quốc hội nhưng chưa bao giờ hỏi họ những điều cơ mật, nhưng vừa rồi họ thông báo cho biết “kỳ họp ngày 21/7 sẽ gửi bằng văn bản vấn đề biển đảo tới các đại biểu QH”, tôi thầm nghĩ việc này làm gì phải bí mật hãy công khai cho toàn dân biết Trung Quốc là thế nào?
    Đọc tin BBC và RFA đưa tin các vị trí chủ chốt của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng… nếu đúng là như vậy “trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã tường”, song tôi tin vì uy tín của BBC và RFA đâu có đưa liều, tôi còn đọc cả bản kiến nghị của cán bộ lão thành cách mạng gửi QH không nên bố trí những ông hay nói thiếu suy nghĩ vào cương vị chủ chốt chẳng hạn “Không thể không làm đường sắt cao tốc”.
   Tôi tâm sự với một Cụ Nghị khóa trước, mỗi khi phát biểu nhiều người kính nể không chỉ ở trong nước mà nước ngoài cũng đưa tin bài phát biểu, nay đã nghỉ những chuyện lùm xùm vừa qua cụ đều biết hết. Cụ đọc tôi nghe câu thơ của Bác:
  “Vẫn biết việc đời không phải dễ
Mà nay càng thấy khó khăn hơn”   
Tôi chỉ còn im lặng.

14 thg 7, 2011

Buồn hay vui?

Những nhân sỹ trí thức chờ đợi vào Bộ Ngoại giao
   Thời gian gần đây đất nước lại có nhiều chuyện đến thế : Vụ án Cù Huy Hà Vũ, điện hạt nhân, khai thác boxitte… còn chưa xong nay lại thấy: Trung Quốc gây hấn với các nước trong khu vực, cắt cáp tàu khai thác dầu của VN, bắt ngư dân Việt nam, thế mà Hội nghị Trung ương II hệ trọng là vậy nhưng không hề nhắc tới “biển đảo”, một số nhân sỹ trí thức yêu cầu Bộ ngoại giao trả lời về việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc" cũng rơi vào im lặng, lạm phát liên tục tăng cao không còn giữ 15% nữa, Chính phủ luôn nới rộng chỉ số CPI cứ đà này đến cuối năm sẽ vượt qua 20%, vụ tiền Polymer ở Australia  liên quan đến ông Lê Đức Thúy, ông Lê Minh, ông Lương Ngọc Anh 12 triệu USD gửi ngân hàng Thụy sĩ, những ngày chủ nhật “biểu tình” ở Hà Nội và Sài Gòn điển hình hôm 10 tháng 7 tại hà Nội đã bắt một số người công an tra hỏi “ai xui biểu tình”, dầu thế giới liên tục giảm mà xăng vẫn giữ giá… và hôm nay báo Vietnamnet đưa tin bản KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY của các nhân sỹ trí thức đều là những người thuộc diện “Vua biết mặt, Chúa biết tên” gửi cho Quốc hội, Bộ Chính trị.
 Những điều trên có phải vì vấn nạn của xã hội Việt Nam quá nhiều hay nền dân chủ được đề cao mà bao nhiêu vấn đề phức tạp được báo chí lề phải cũng như lề trái đưa tin. Những người có lương tri sao không khỏi suy nghĩ?

12 thg 7, 2011

Nhìn sang Thái Lan



Nguyễn Văn Tuấn - Tuần qua có 2 sự kiện xảy ra ở Thái Lan làm tôi phải suy nghĩ bâng quơ. Sự kiện thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan có nữ thủ tướng. Sự kiện thứ hai là một anh nghiên cứu sinh cũ và bạn tôi đã chính thức được Vua Thái Lan ban hàm giáo sư. Nhìn Thái Lan không thể không nghĩ đến Việt Nam …

Thế là Thái Lan có nữ thủ tướng. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thái Lan có nữ thủ tướng. Mà lại là nữ thủ tướng trẻ trung, xinh đẹp, học giỏi, và … giàu có. Sinh năm 1967, bà Yingluck Shinawatra mới tròn 44 tuổi. Nhìn mặt thấy rất nữ tính, nhưng trang phục thì rất Tây và tân thời. Ra đời ở Chiang Mai, tốt nghiệp cử nhân từ Đại học Chiang Mai, masters từ Đại học Kentucky State về quản trị công cộng. Là giám đốc của tập đoàn bất động sản, bà và ông chồng thuộc vào hàng triệu phú. Nói tiếng Anh thông thạo. Nói tóm lại, bà có tất cả tố chất của một người phụ nữ Á châu hiện đại và sẵn sàng tham chính.

Thật là khó tin, khi chỉ cách đây 2 tuần một anh bạn Thái thông thạo tình hình chính trị bên ấy nói Thái Lan chưa sẵn sàng cho một nữ thủ tướng đâu. Nhưng tôi phải hỏi tại sao không? Tại sao không có một nữ thủ tướng? Úc có nữ thủ tướng. Pakistan, Ấn Độ, Anh, Đức, v.v. cũng thế. Câu hỏi tại sao cũng có thể áp dụng cho Việt Nam. Tại sao một ngày nào đó Việt Nam ta không có nữ thủ tướng. Việt Nam đâu có kì thị nam nữ, nên chuyện nữ thủ tướng Việt Nam, hay nữ chủ tịch nước là chuyện hoàn toàn khả dĩ.

Anh bạn tôi là CP, từng là postdoc ở Viện Garvan khoảng 5 năm trước. Ở Thái Lan, hình như tất cả các bác sĩ đều được gửi đi nước ngoài để huấn luyện một thời gian như là giai đoạn postdoc, do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. CP đã chọn nhóm của tôi để tiêu ra một năm. Trong vòng một năm, anh làm được nhiều việc, không nhớ bao nhiêu công trình, nhưng chúng tôi vẫn hợp tác ngay cả sau khi anh về Thái Lan. Chúng tôi đã đứng tên chung cả chục công trình trên các tập san quốc tế. Anh chiếm được nhiều giải thưởng cao quí ở bên Thái Lan, có giải do đích thân thủ tướng Abhisit Vejjajiva vinh danh. Nói chung, anh là một “ngôi sao” đang lên trong thế giới y khoa bên Thái Lan. Rồi anh được tiến phong chứ cdanh phó giáo sư. Hai tuần trước anh báo tin rằng sau 9 tháng xét duyệt, anh đã được Vua Thái Lan chính thức công nhận chức danh giáo sư. Chức danh giáo sư bên Thái Lan là một vinh dự lớn, nên anh mừng lắm. Tôi dĩ nhiên là mừng cho anh bạn. Anh bạn tôi xứng đáng với chức danh đó. Anh đã công bố hơn 20 công trình trên các tập san quốc tế, khoảng 10 công trình trong nước; có nhiều đóng góp nhiều cho chuyên ngành; có nhiều đóng góp cho cộng đồng; và có tên tuổi trong thế giới chuyên ngành loãng xương.

Sự thăng tiến của anh làm tôi suy nghĩ về tình trạng bên nhà. Chính phủ Việt Nam có chính sách nào khuyến khích bác sĩ ra nước ngoài như Thái Lan? Hình như là không. Đào tạo chuyên khoa bên Việt Nam có như Thái Lan? Câu trả lời cũng không. Qui trình đề bạt chức danh giáo sư có nghiêm minh và chuẩn mực như Thái Lan? Cứ đọc bài dưới đây thì thấy câu trả lời cũng “không”. Xin nói sơ qua về quá trình tiến cử và bổ nhiệm bên Thái Lan. Ứng viên làm hồ sơ xin đề bạt, với 10 công trình ứng viên ưng ý nhất, cộng với sách vở và bằng chứng nghiên cứu độc lập (về cái khoản này, hội đồng khoa bảng bên đó yêu cầu tôi phải viết một thư chứng nhận rằng anh ta độc lập), rồi qua phản biện kín, rồi phỏng vấn, và sau cùng là Nhà vua tiến phong. Nói chung, qui trình này hoàn toàn giống với nước ngoài (chỉ không giống chỗ Nhà Vua tiến phong, nhưng tôi nghĩ chỉ là hình thức mà thôi). Không biết ở Thái Lan có ai than phiền về qui trình tiến phong chức danh giáo sư, nhưng ở nước ta, năm nào cũng có lời xầm xì chung quanh chuyện phong học hàm giáo sư. Như Tuần Việt Nam mới có bài “nhục lắm” (Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”), đọc lên là thấy đằng sau bao nhiêu tiêu cực. Nhục sao thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy nơi nào có qui định lạ lùng về điểm bài báo công bố trên các tập san quốc tế bằng điểm các bài báo công bố trên các tập san trong nước không có hệ thống bình duyệt. Với một tiêu chuẩn như thế thì Việt Nam còn thua Thái Lan rất xa.

Nhưng sự thật là Việt Nam ta thua Thái Lan về mọi mặt. Về kinh tế, GDP của Thái Lan hơn ta gầp 2 lần. Vì dân số Thái Lan (64 triệu) ít hơn Việt Nam (86 triệu), nên GDP đầu người của Thái Lan cao gấp 3 lần Việt Nam. Ngoài ra, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan (8%/năm) cao hơn Việt Nam khoảng 18%.

Ngoài ra, số bài báo khoa học của Thái Lan trong 10 năm 1998-2008 cao hơn Việt Nam gấp 4.2 lần. Chỉ số kinh tế tri thức của Thái Lan hạng 63 (trên 145 nước), cao hơn Việt Nam 43 bậc! Nói tóm lại, xét trên bất cứ chỉ tiêu nào, Việt Nam cũng đều thua Thái Lan. Chẳng những thua, mà còn thua xa. Vậy mới “đau” chứ.

Nhưng tại sao chúng ta thua họ? Suy đi nghĩ lại tôi thấy có lẽ vì những lí do sau:

Thứ nhất, họ có nhiều người có tài và có tâm hơn ta. Nhìn qua thế hệ lãnh đạo trẻ của họ, phải công nhận là họ giỏi. Như anh bạn tôi, ông cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, bà tân thủ tướng là những người cùng thế hệ, xấp xỉ cùng độ tuổi. Họ học hành đàng hoàng. Họ được đào tạo bài bản. Họ có cơ hội đi nước ngoài và tiếp cận văn hóa phương Tây, cách làm hiện đại. Họ có trình độ ngoại ngữ tốt và tỏ ra rất văn minh. Họ còn có tâm, vì tất cả đều là người có tôn giáo (Phật giáo), họ quan tâm đến sự phát triển của Thái Lan hơn là lợi ích cá nhân. Ngay cả khi ông thủ tướng Abhisit Vejjajiva thất cử, ông cũng hành xử một cách rất tử tế, chứ không phải “ăn không được thì đạp đổ” hay đố kị. Nói tóm lại, nói theo ngôn ngữ hiện nay, họ có tâm và có tầm cao hơn nhiều người trí thức Việt Nam chỉ biết quan tâm đến chức vụ của mình.

Thứ hai, họ dân chủ hơn ta. Theo cái nhìn của phương Tây thì Thái Lan chưa hẳn là dân chủ. Theo quan điểm Việt Nam thì Việt Nam cũng có dân chủ, nhưng “dân chủ tập trung”. Nhưng khách quan mà nói, mức độ dân chủ của Thái Lan cao hơn ta. Rõ ràng, họ có tranh cử đàng hoàng, và người dân đi bầu chọn người mình tin cậy. Người Thái cũng biểu tình thoải mái, trong khi người Việt chỉ biểu tình chống Tàu đã bị "hỏi thăm" và "làm việc".

Thứ ba, Thái Lan có đạo đức xã hội tốt hơn Việt Nam. Tôi ghé Thái Lan nhiều lần trong mấy năm qua, và lần nào cũng thấy ấn tượng với người Thái. Họ có vẻ thành thật, dễ mến, và hiếu khách. Họ có Phật giáo làm kim chỉ nam đạo đức xã hội. Còn “phe ta” thì thật là kinh khủng. Học trò gọi thầy bằng “thằng”, và khi cần hành hung luôn thầy cô. Hôi của ngay trên đường phố giữa thanh thiên bạch nhật. Phần lớn du khách đến Việt Nam là một đi không quay lại. Tôi là người Việt mà mỗi lần đi du lịch ở mấy chỗ có du khách đều nơm nớp lo sợ bị chặt chém, mắng mỏ, và hành hung. Nếu có thước đo, tôi nghĩ đạo đức xã hội Việt Nam chắc thấp hơn Thái Lan rất nhiều.

Thái Lan và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và chủng tộc (chứ đừng lầm rằng Việt Nam và Trung Hoa tương đồng), nhưng cạnh tranh nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Nên nhớ rằng trước 1975 họ chỉ bằng hoặc kém ta về kinh tế, giáo dục, khoa học. Vậy mà nay thì họ đã bỏ ta quá xa trên hầu như bất cứ lĩnh vực nào (ngoại trừ quân sự). Không biết các bác đang điều hành đất nước nghĩ gì về Thái Lan và ta. Dĩ nhiên, Thái Lan không phải là tấm gương để chúng ta noi theo, nhưng ít ra, bài học phát triển của họ cũng làm cho ta phải suy nghĩ tại sao chúng ta tụt hậu.

Nguyễn Văn Tuấn


10 thg 7, 2011

Lạm phát chẳng khác nào như ngựa bất kham

     Mấy ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin sự đột biến giá cả toàn những mặt hàng thiết yếu hàng ngày làm dân hoang mang, tháng 7 chỉ số CPI phải tăng ít nhất 1,6-2,0%. Linh tính có điều gì xảy ra. Quả nhiên ngày 9/7, Thủ tướng Chính phủCông điện gửi các Bộ, ngành, địa phương, "yêu cầu tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường, tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tùy tiện" có điều không thấy xuất hiện cụm từ “kinh tế chuyển biến tích cực”. Chính phủ lúc nào cũng điều hành “quyết liệt” mà còn như vậy. 
    Tháng 5 tuyên bố trước Hội nghị ADB “Cố gắng giữ lạm phát cả năm ở mức 11,75% và tăng trưởng là 6%”. Sau một tháng công bố “điều chỉnh” chỉ tiêu lạm phát ở mức 15%. Gần đây nhất ngày 30-6, chỉ tiêu lạm phát một lần nữa lại được điều chỉnh “Không quá 17%”. Thử hỏi từ nay đến cuối năm sẽ điều chỉnh và xin nới bao nhiêu lần nữa? Các nước xung quanh chẳng nước nào như vậy, Singapo dưới 5%, Trung Quốc 6 tháng đầu năm tăng 6,4% cao nhất trong ba năm qua họ đã lo ngại rồi, còn ta đây là "chuyển biến tích cực".
 Rõ ràng sự điều hành của Chính phủ “có vấn đề”, lỗi này thuộc về tập thể lãnh đạo không ai chịu trách nhiệm.
   Lạm phát của ta chẳng khác nào như ngựa bất kham luôn quật ngã chủ mà không có phương thức nào kìm cương và trị nó được.

9 thg 7, 2011

Thư giãn cuối tuần

Cùng ăn

Đồng dạng

Mãn nguyện

Quá vui

Vô địch
Sướng quá

Nghị lực phi thường

Phú đang ôn bài trong nhà trọ

  
  Nguyễn Minh Phú ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bị khuyết tật cả 2 tay do ảnh hưởng chất độc da cam. Năm 2002, khi học lớp 3 Phú đạt giải đặc biệt cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp huyện. Lên THPT em là học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp huyện nhiều năm liền, năm học 2010 – 2011, Phú được chọn vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp tỉnh. Năm nay Phú không những tham dự thi Đại học đợt 1 khối A vào ngành Khoa học máy tính, trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM), mà còn tiếp tục tham dự kỳ thi Đại học đợt 2 khối D vào ngành Quản trị kinh doanh, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.

Phú trong phòng thi

5 thg 7, 2011

Chuyển đổi cây trồng là thế

   Thế kỷ trước ai cũng nghĩ lâu rồi, nhưng mới hơn chục năm thôi, khi đó ông Nguyễn Công Tạn là Phó Thủ tướng, ngày ấy ông chưa nghỉ hưu, phải nói ông là người hiểu rất rõ về nông nghiệp Việt Nam, nông dân huyện Thanh Hà Hải Dương mãi không quên được nhân chuyến về thăm, ông khuyên nông dân chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng vải thiều thu nhập cao hơn, đó là hướng đi mới cho cả huyện. năm ấy nhà nhà thi nhau phá lúa trồng vải, mấy năm sau đến ngày thu hoạch chẳng thấy nhà máy chế biến hoa quả đâu, vải rớt giá, đi đâu cũng thấy vải là vải, vùng Lục Ngạn Bắc Giang lấy giống vải Thanh Hà về trồng đến mùa vải trông thật sướng mắt, song nhiều quá bán chẳng ai mua, tưởng rằng xuất sang Trung Quốc, ai ngờ họ tìm mọi cách phá giá cả vải tươi lẫn vải sấy khô.
     Mùa thu hoạch ai đã từng đến vườn vải mới thấy nỗi khổ của người bẻ vải, nắng nóng, cởi trần leo trên cây, ong, bọ xít luôn bám trên người, chính vì vậy thuê được người đến thu hoạch vải thật quá khó. Năm nay được mùa các ngõ xóm ở xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà quê hương của vải thiều tràn ngập vải, giá tại gốc vải ngon có 3 nghìn đồng một cân, nông dân ngao ngán biết trách ai? Cứ để trồng lúa chắc nông dân có thóc để ăn. Mấy bà nông dân bảo nghe lãnh đạo chẳng khác nào “đổ thóc giống ra ăn”. 
Cây vải tổ trồng cách đây 150 năm

Ủy Ban ND huyện Lục Ngạn đến thắp hương cây vải Tổ

Học sinh tôi chủ nhiệm nay là Chủ tịch xã Thanh Sơn

1 thg 7, 2011

Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khai mạc

 Vào Cửa Lò hội thảo mình mới hiểu rõ về PISA (Programme for International Student Assessment) đó là chương trình đánh giá quốc tế 3 năm một lần với học sinh độ tuổi 15 trên toàn cầu,  giúp việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục ở mỗi quốc gia. PISA lần đầu tiên thực hiện năm 2000, Việt Nam chính thức tham gia khảo sát kiểm tra đánh giá vào năm 2012. Mỗi kỳ thi có Bộ đề kiểm tra (Booklet) bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập kèm theo một số câu hỏi (Items), trung bình có 60 bài tập thời gian tương đương 7 giờ trên các lĩnh vực: Khoa học, đọc hiểu, toán học. Đi cùng với nhóm tư vấn trong đó có Ronald Cammaert. Đề kiểm tra mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi học sinh biết giải quyết vấn đề (Problem Slving).

Cùng Ronald ra biển
Nhóm tư vấn

Ghi chú: Trang web: nces.ed.gov của PISA Mathematics 2009 (trang 113)