Hôm 15/10 bạn tôi gửi mail thông báo HN Trung ương đã kết thúc tối nay TBT có bài kết luận và "vưỡn thế", vì "Bộ phận không nhỏ" tất nhiên sẽ thắng điều đó học sinh lớp 1 cũng hiểu, và anh kể câu chuyện Bác quê đâu. Trên ô tô có 45 ngườ 25 người Thái Bình, 20 người Nghệ An. Mấy người đứng lên khẳng định Bác người làng Kim Liên Nam Đàn, có người bảo bác quê Thái Bình, sau một thời gian tranh cãi không đi đến đâu, cuối cùng quyết định bỏ phiếu kín số phiếu Bác quê Thái bình chiếm đa số.
Mấy ngày qua tiếp xúc cử tri nhiều người đặt câu hỏi cho Chủ tịch và TBT khó quá. TBT trả lời báo chí lề phải đưa tin:
Không chỉ một vị cử tri suy tư đặt câu hỏi về một “bộ phận không nhỏ” cán bộ, trong đó có lãnh đạo cấp cao, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống mà Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ rõ, tại buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đại biểu Quốc hội Hà Nội, sáng 1/12.
Theo nhận xét của Tổng bí thư thì đây là cuộc tiếp xúc khá đặc biệt, với sự tham gia của cử tri hai quận (Hoàn Kiếm và Ba Đình – PV) với điểm đổi mới là đề cập nội dung tầm vĩ mô quốc gia chứ không loanh quanh những chuyện cụ thể ở địa phương, đơn vị.
Nhắc đến Nghị quyết Trung ương 4 như một “vũ khí” để “đánh giặc nội xâm”, song một số vị cử tri còn nhiều băn khoăn ở quá trình triển khai thực hiện thời gian qua.
Cử tri Trần Viết Hoàn phát biểu, mỗi lần Quốc hội họp, nhân dân theo dõi sát sao, phấn chấn hoan hô khi nghe đại biểu lên án mạnh mẽ thứ giặc nội xâm. Đó là những người “tranh thủ” từng ngày làm quan để vơ vét, đục khoét tiền của dân và nhà nước.
“Những người này lấy đồng tiền làm cứu cánh, lấy danh vọng làm cái lọng để che thân, tiền với họ là hết ý”, vị cử tri cao niên ví von.
Cử tri hỏi Tổng bí thư về “bộ phận không nhỏ” 1Trong lần nghe truyền đạt Nghị quyết Trung ương 4 chúng tôi có hỏi báo cáo viên “bộ phận không nhỏ” chiếm bao nhiêu phần trăm, nhưng báo cáo viên không chỉ ra được. Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh
Song, ông Hoàn suy tư khi thấy mọi việc dường như “hòa cả làng”, chẳng biết ai tốt ai xấu, chẳng thấy “bộ phận không nhỏ” suy thoái. “Theo dõi những phiên chất vấn vừa rồi, cử tri càng hài lòng bao nhiêu với câu chất vấn, càng thất vọng bấy nhiêu với câu trả lời”, ông nói.
Chẳng lẽ tham nhũng gây thiệt hại mỗi vụ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà không ai phải từ chức, không cán bộ nào bị xử lý. Nêu câu hỏi này, ông Hoàn kiến nghị lập Ủy ban Kỷ luật Trung ương do Tổng bí thư đứng đầu để kỷ luật những cán bộ tham nhũng khi phát hiện được.
Chung nỗi tâm tư, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh nói, “trong lần nghe truyền đạt Nghị quyết Trung ương 4 chúng tôi có hỏi báo cáo viên “bộ phận không nhỏ” chiếm bao nhiêu phần trăm, nhưng báo cáo viên không chỉ ra được”.
Lấy ngay con số được nêu tại phiên giám sát tối cao của Quốc hội về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai ở kỳ họp thứ 4 vừa qua, ông Thịnh nhấn mạnh, 49% khiếu nại của người dân là đúng và có đúng có sai. Điều đó chứng tỏ phần sai phạm, khuất lấp của chính quyền, cán bộ khi xử lý việc của dân. Rồi có địa phương tỷ lệ này lên tới 70%, việc đó thể hiện tỷ lệ “bộ phận không nhỏ” cán bộ đó rất lớn.
“Đề nghị Tổng bí thư làm rõ bộ phận không nhỏ ấy đang nằm ở đâu?”, ông Thịnh thẳng thắn.
Liên quan đến hoạt động của Quốc hội, vị cử tri này nhận xét, ngay từ 2009, các đại biểu đã rất tỉnh táo, bình tĩnh nhìn nhận thấy lỗ hổng chết người của một số tập đoàn nhà nước, điển hình là Vinashin. Quốc hội đã có nghị quyết yêu cầu tăng cường quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong tập đoàn, tổng công ty nhà nước, “nhưng rất tiếc đến giờ phút này nghị quyết đó cũng chỉ nằm trên bàn giấy của Quốc hội”.
Hoan nghênh chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đã được Quốc hội thông qua, cử tri Đào Ngọc Trác đề nghị khi tiếp xúc trước mỗi kỳ họp đại biểu Quốc hội nên tham khảo ý kiến cử tri về bỏ phiếu. Cử tri đồng ý thì coi đó là một cơ sở quan trọng quyết định đưa ông A hay ông B ra bỏ phiếu.
Vẫn liên quan đến chống giặc tham nhũng, cử tri Trịnh Thanh Phi hoan nghênh Quốc hội đã sửa Luật Phòng chống tham nhũng, nhất là đã quy định công khai minh bạch trong hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Chuyển Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng sang Tổng bí thư phụ trách.
Tuy nhiên, theo ông, cử tri chưa thỏa mãn vì luật sửa đổi vẫn không quy định minh bạch nguồn gốc tài sản, việc chưa công khai bản kê khai tài sản cán bộ nơi cư trú là dấu hỏi cần làm rõ.
Vị cử tri này cũng nhận xét, mỗi phiên thảo luận về tham nhũng tại Quốc hội, các đại biểu là quan chức, là chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh thành, lãnh đạo cơ quan hành pháp rất ít phát biểu về chống tham nhũng. Sự kín tiếng buộc người dân đặt câu hỏi sao là đại biểu dân bầu lại hạn chế nói về vấn đề này?
“Quyền lực không được kiểm soát kỹ sẽ dẫn đến đặc quyền đặc lợi và đặc quyền nhiều chính là tham nhũng”, ông Phi phân tích.
Chia sẻ tâm tư không hài lòng vì cho rằng việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “vì không kỷ luật được ai cả” của cử tri, song Tổng bí thư cũng phân tích nghị quyết mới ban hành được ít tháng. “Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ nhiệm kỳ này mà còn sang đến những nhiệm kỳ sau, vì liên quan đến sự tồn vong của Đảng. Không chỉ có nghị quyết là xong, còn thể chế hóa các quy định trên thực tế, cũng không phải chỉ cốt kỷ luật mới làm đúng, cái tính thiện, nhân văn của Nghị quyết Trung ương 4 là thế”, Tổng bí thư nói.
Ông cũng nhấn mạnh, Nghị quyết đặt ra yêu cầu trước hết là cảnh tỉnh với những cán bộ “ngủ quên”, lơ là với cảnh báo tham nhũng là nguy cơ làm sụp đổ chế độ. Sau nữa mới tới yêu cầu răn đe, ngăn chặn. Vừa rồi, các biện pháp cũng có tác dụng răn đe, làm nhiều “anh” sợ.
Cũng theo Tổng bí thư, ngay việc kỷ luật, nếu làm không kỹ, có thể thổi lên thành những ân oán, làm rối ren nội bộ. “Làm sao chúng ta cố gắng với tinh thần nhân văn, kỷ luật sắt nhưng phải tự giác, không tự giác mới kỷ luật. Ta ví như cái lò, có thanh củi khô, có thanh củi tươi, quan trọng phải nhóm cái lò ấy trên tạo thành hơi nóng, lúc bấy giờ củi khô hay tươi gì vào lò đó cũng cháy hết khi đã có sự đồng lòng nhất trí. Vả lại phê bình, tự phê bình đâu phải chỉ là kỷ luật, tự mỗi con người tự giác để làm kết quả mới sâu xa hơn”.
Cử tri hỏi Tổng bí thư về “bộ phận không nhỏ” 2Nói về con người khó thế đấy, động đến lợi ích là va chạm, có thể chuyển từ phía này sang phía kia. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện là hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhắc lại câu hỏi của cử tri rằng “bộ phận không nhỏ nằm ở đâu”, Tổng bí thư cho rằng, trả lời câu hỏi này không đơn giản. Nói bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng, đạo đức là không sai, các nghị quyết của Đảng từ mấy nhiệm kỳ trước cũng đã nhận định rõ thực trạng đó, chỉ có điều một bộ phận không nhỏ đó bao nhiêu thì khó quá vì nó trừu tượng quá.
“Nói về con người khó thế đấy, động đến lợi ích là va chạm, có thể chuyển từ phía này sang phía kia. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện là hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng. Nếu cả tập thể đấu tranh thì có thể giúp mặt tốt cùng tốt lên, giảm thiểu mặt xấu. Còn phân tích rạch ròi ra rất khó mà cũng không đúng”, Tổng bí thư phân tích.
Ông cũng đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vừa rồi là cơ bản đạt yêu cầu. Việc này phải làm đi làm lại, nhiều lần, việc nào sửa được là sửa ngay, từ thói quen tiết kiệm tắt điện khi ra khỏi văn phòng, phong cách giản dị khi xuống với dân…
“Vừa rồi chúng ta đã lập lại Ban Kinh tế, Ban Nội chính Trung ương, dù vừa xóa bỏ các cơ quan này được chưa lâu. Một loạt vụ án đã được phanh phui với nhiều cán bộ cấp cao bị bắt, tuy công tác điều tra, truy tố còn phải làm công phu. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng ra quyết định kỷ luật, công bố công khai việc xử lý nhiều lãnh đạo cấp UBND tỉnh. Chúng tôi đã làm cẩn trọng, việc nào cũng phải có nhiều tính toán, cân nhắc”, Tổng bí thư trao đổi với cử tri.
"Một bộ phận không nhỏ hóa ra khó tìm" - Thế mới biết công cuộc cách mạng khó khăn thật.
Trả lờiXóaDân nhìn thấy hết còn lãnh đạo thì không. Có nơi nào như đất nước tôi không?