7 thg 11, 2011

Trở lại Lào Cai

   Tôi đã đến Lào Cai nhiều lần, những lần trước đi du lịch Sapa hoặc sang Trung Quốc. Lần này do công việc nên không có thời gian đi chơi, tôi có qua Sở GD-ĐT, trường THPT Số 2 Lào Cai, Phòng GD Bát Xát và trường DTNT. Tôi cảm ơn các thầy cô giáo ở Lào Cai rất tình cảm, nhiệt tình và có trách nhiệm giúp chúng tôi hoàn thành công việc trong chuyến đi này. Lào Cai thay đổi quá nhiều cả một dãy phố mới do lấp sông mà có. Nhìn sông Hồng thu hẹp lại, dòng nước đổi thay điều gì sẽ xảy ra khi con người ngự trị cả giời!
  Từ năm 1979 đến nay, lần đầu tôi được nghe chính những người trong cuộc kể chuyện về chiến tranh biên giới. Trung Quốc-Việt Nam cách nhau một con sông, tưởng rằng “núi liền núi, sông liền sông”, như môi với răng nhưng sao họ tàn nhẫn đến thế, ngang nhiên kéo quân sang bắn giết phá hoại chúng ta. 
  Các thầy cô giáo kể với tôi: Lúc đó chúng em còn nhỏ bọn nó bắn pháo sang chính xác lắm: Cầu và khu quân sự ngay từ loạt đầu đã bị phá hủy, đoạn sông Hồng gần Bát Xát là gianh giới giữa hai nước rất nhỏ hàng ngày chúng em còn lội qua. Thời gian xảy ra chiến tranh bọn nó bắc cầu phao cho xe,và quân đổ bộ sang ta chúng nã đạn đến kinh hoàng. Bộ đội bảo vệ trên chốt, lợi thế địa điểm trên cao, các anh dũng cảm chiến đấu, nên bọn nó chết nhiều lắm thiệt hại quá lớn, nhưng vì chúng quá đông, nhờ pháo yểm trợ ở bên kia biên giới, chúng liều mình kéo lên bắn giết các anh, đã thế nó còn lấy dao băm xác các anh ra nhiều mảnh như để hả dạ, lúc đó cả vùng này bộ đội nhân dân chẳng sợ hiểm nguy quyết đánh đến cùng.
  Ấn tượng nhất tôi được gặp thầy Bằng Phó hiệu trưởng trường THPT Số 2 Lào Cai (ngày xưa là trường THPT Cam Đường), mặc dù anh đang chuẩn bị cho hội trường vào vào tuần sau, nhưng anh vẫn ngồi nói chuyện với tôi:
   Bố em tham gia kháng chiến chống Pháp, sau hòa bình đưa cả gia đình từ Thái Bình lên đây định cư. Ngày 17-2 bố em hy sinh, mẹ em thì yếu chúng em còn đang đi học, chỗ dựa chính không còn, lúc đó tưởng như không vượt qua đã nghĩ trở về quê.
 Đến thăm trường Dân tộc nội trú Bát Xát thầy Hiệu trưởng Sa Anh (người dân tộc) rất vui tính hiểu biết rộng, mời chúng tôi về nhà ăn cơm chính tay thầy nấu. Tôi hỏi đất nhà thầy rộng đến đâu thấy cười chỉ lên núi:
  Bắn viên đạn rơi đâu đấy là gianh giới đất nhà em.
Trong bữa cơm tưởng như người thân trở về, thầy kể lại:    
Ngày ấy anh Bằng và bố anh cùng tham gia chiến đấu trong một đại đội, anh Bằng với tư cách học sinh, anh tận mắt nhìn thấy bố hy sinh nhưng không làm gì được.
 Hôm sau gặp Bằng tôi hỏi, anh kể: Lúc bố em mất, em nhớ rất rõ vị trí ông ngã xuống, mặc dù xác bọn nó nằm la liệt bên cạnh. Sau ngày nó rút về bên kia, em cùng mọi người trở lại tìm bố em chỉ còn lại bộ xương. Mặc dù là học sinh lớp 10 anh được Trung ương đoàn phong dũng sỹ, năm sau anh thi đỗ khoa lý đại học, tốt nghiệp trở về trường công tác cho đến nay.
 Trước lúc chia tay anh kể cho mọi người nghe: Bố em bị thương trong chiến dịch Điên Biên nhưng do thất lạc đơn vị nên không được hưởng chế độ gì, đã thế khi em kết nạp đảng nhà trường về địa phương thẩm tra lý lịch, dù bố em đã là liệt sỹ nhưng họ vẫn ghi lý lịch “chưa rõ ràng”.
 Tôi chỉ động viên anh nguyên tắc của tổ chức là vậy.
Giám đốc Sở GD và trưởng phòng khảo thí

Phó trưởng phòng PT và khảo thí

Vụ phó Nguyễn Trọng Hoàn (ngoài cùng bên trái)

Cán bộ thư viện trượng Dân tộc nội trú Bát Xát

Ban Giám hiệu nhà trường

Thầy Sa Anh Hiệu trưởng trường dân tộc nội trú THPT Bát Xát

Học sinh trường DTNT

3 nhận xét:

  1. "Anh ở biên cương
    Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt."

    Bài ấy mới thấm, ông hãy đọc hết bài thơ này, còn ca từ bài hát lược đi một số đoạn sâu sắc lắm.
    Chúc vui.

    Trả lờiXóa
  2. Cách đây mấy năm, tôi có đứa em ruột về Việt Nam du lịch từ Nam ra Bắc và có ghé thăm Lào Cai. Những tấm ảnh Lào Cai mà em tôi mang về cho tôi một ấn tượng sâu sắc về một tỉnh địa đầu nước Việt. Ấy vậy cho nên khi lắng lòng, Việt Nam vẫn mãi mãi ở nơi sâu thẳm trong tim tôi...

    Trả lờiXóa
  3. Anh Bằng Phó hiệu trưởng trường THPT Số 2 Lào Cai có một điểm giống HG thế...

    Trả lờiXóa