30 thg 9, 2011

Đánh mất niềm tin

   Nói đến lạm phát các bà nội trợ rất sợ, tiền để trong túi cứ như bị đánh cắp, lúc nào cũng bắt gặp giá ngày hôm nay cao hơn giá hôm qua, đâu phải là chỉ là cân thịt, lạng cá mà từ mớ rau, củ hành, quả ớt thứ mà không thể thiếu được cho bữa ăn.
   Chiều ngày 26/09/2011 Chính phủ họp báo tuyên bố rằng: “Chính phủ: Đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát …”. Thêm nữa “Lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành vào cuộc mổ xẻ nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao …”.       Chẳng lẽ lạm phát đã xảy ra mấy chục năm rồi mà các bộ ngành đến bây giờ mới là “lần đầu tiên” mổ xẻ tìm nguyên nhân. Nếu vậy thì bấy lâu nay hàng loạt các cơ quan bộ ngành ăn lương từ tiền thuế dân nộp đã làm cái việc gì cho dân, để đến bây giờ các quan mới chịu ra tay nghiên cứu mổ xẻ chống lạm phát. TS Võ Trí Thành nêu rõ, Chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện mục tiêu hạ lạm phát đang từ 18% năm nay giảm hẳn mức lạm phát chỉ một chữ số ở năm sau. Có ai tin không?
  Chỉ năm 2011 đã 4 lần Chính phủ phải điều chỉnh con số lạm phát từ 6,5% nay đã 18%. Điều đáng nói là ta có quyết tâm không, kiên trì không, thông điệp điều hành chính sách có rõ ràng không. Cũng phải nhìn nhận lại mục tiêu tăng trưởng trung bình trong 5 năm tới như thế nào. Gần đây các nhà khoa học đều có sự thống nhất cao độ về đánh giá nền tảng vĩ mô ở Việt Nam còn rất yếu, dù lạm phát theo tháng của ta đã giảm, nhưng kết quả tích cực vẫn rất mong manh.
Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên khái quát: sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
   Cùng mạch “nhìn thẳng, nói thật”, ông Võ Đại Lược nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng “đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng liên tục trong mấy năm liền, mà tiền lương không theo kịp. Tâm trạng dân chúng bất bình với các hiện tượng tham nhũng tràn lan, an ninh xã hội xấu đi...”
Vậy điều gì để dân tin được hai kịch bản mà Bộ Kế hoạch đầu tư đưa ra:
  Kịch bản 1 được xây dựng trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng có xu hướng phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011. Những khó khăn ở trong nước từng bước được giải quyết, lạm phát giảm mạnh, kinh tế vĩ mô đi dần vào ổn định. GDP tăng khoảng 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 101,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2011, nhập siêu khoảng 13%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 740,5 nghìn đồng, tỷ lệ bội chi bằng 4,8% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 34% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%.
   Kịch bản 2 được xây dựng trong bối cảnh những khó khăn của kinh tế trong nước chậm được khắc phục, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp khó lường, đặc biệt là khủng hoảng nợ công và nguy cơ rơi vào suy thoái kép. GDP tăng khoảng 6%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100,8 tỷ USD, tăng 12%, nhập siêu khoảng 13,5%. Tỷ lệ bội chi vẫn là 4,8%, trong khi thu ngân sách thấp hơn với 736,4 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển ở kịch bản này chiếm khoảng 33,5% GDP, và chỉ số giá tiêu dùng vẫn được dự kiến tăng dưới 10%.
Mất cái gì cũng tiếc, song mất niềm tin là sợ nhất.

5 nhận xét:

  1. Một năm không dự báo nổi thế mà tầm nhìn năm 2050 thì quá lạ

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đi tìm niềm tin

    Tôi đi tìm niềm tin
    Nhưng tìm đâu nào thấy
    Chỉ thấy quặn đau lòng
    Trước bao cảnh trái ngang

    Tôi đi tìm niềm tin
    Như đi vào sa mạc
    Giữa bão cát khô cằn
    Môi khát mắt lệ khô...

    Phi Vũ

    Trả lờiXóa
  3. Đất nước này không biết rồi sẽ thế nào với cách điều hành như thế

    Trả lờiXóa
  4. Xin nói tiếp câu của bác Nặc danh 23:00 Ngày 01 tháng 10 năm 2011 :
    ...,cách điều hành của một số không ít người không biết (hoặc cố lờ đi như không biết) rằng nguyên nhân chính của lạm phát là do chính sự tham nhũng của mình đã gây lên.
    Vậy mà cứ đi tìm, mổ xẻ nguyên nhân ở đâu, thật đúng là "kéo rào ngược"

    Trả lờiXóa
  5. Xin nói tiếp câu của bác Nặc danh 23:00 Ngày 01 tháng 10 năm 2011 :
    ...,cách điều hành của một số không ít người không biết (hoặc cố lờ đi như không biết) rằng nguyên nhân chính của lạm phát là do chính sự tham nhũng của mình đã gây lên.
    Vậy mà cứ đi tìm, mổ xẻ nguyên nhân ở đâu, thật đúng là "kéo rào ngược"

    Trả lờiXóa