4 thg 7, 2010

Nhớ bài hát xưa

Những lúc buồn tôi thường đóng cửa, tắt đèn ngồi một mình nghe nhạc Tiền chiến, để quên đi tất cả trở lại thời “bao giờ cho đến ngày xưa”. Cám ơn nhạc sĩ Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Thương, Đặng Thế Phong…và bao nhạc sĩ tài hoa khác đã để lại cho đời những ca khúc mà mọi người thường gọi “sống mãi với thời gian”. 
   Tôi biết ngày 10 tháng 7 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Tôi biết ông qua các nhạc phẩm Thu vàng, Hương xưa, Hoài cảm trước năm 1975, ông xa Hà Nội vào Sài Gòn năm 1952. Ông có nhiều sở thích văn chương, tiểu thuyết, thơ,  hội họa, toán học và kinh tế học. Năm 1956 ông được học bổng sang Úc học kinh tế.
   Nhắc tới Hoài cảm ông nói: “Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.
Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét