30 thg 6, 2013

Đi chơi Hồ Tây

  Đã lâu không đi Hồ Tây, sáng nay cả nhà đi ven hồ cảnh quá đẹp, mát mẻ không khí trong lành, đi đúng một vòng. Cuối cùng dừng lại ở hồ sen chụp ảnh kỉ niệm, vào đây bắt gặp thiếu nữ Hà thành rất trẻ mặc áo tứ thân, yếm thắm, tóc buông dài cầm hoa sen chụp ảnh, đi theo họ hàng chục người tạo dáng, chụp ảnh quay phim, có cháu không ngần ngại lội xuống hồ ẩn sau những lá sen, có cháu nằm dài trên cầu tre để tạo những bức ảnh để đời..
 Hay nhất là mua ấm chè gói trong bông sen khách tự pha uống, ngồi xem câu cá, cá ở đây nhiều thật chỉ vài phút  câu được mấy con rất to.








24 thg 6, 2013

Nợ công tăng nhanh có phải là bệnh nan y trong kinh tế?

Nhìn nợ công lo an toàn hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn trái phiếu Chính phủ trong danh mục đầu tư nên mỗi sự biến động từ giá trái phiếu là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và vốn thuần của ngân hàng.

Trước Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh báo cáo: “Theo Luật Nợ công, nợ công gồm có nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trên tinh thần như vậy thì nợ công tính đến 31/12/2012, tương đương 55,5% GDP” - vẫn trong ngưỡng an toàn.
Nhưng “tính đầy đủ, thì số nợ công thực tế của Việt Nam đã lên đến gần 129 tỷ USD, gần gấp đôi con số được Chính phủ công bố, lên đến 106% GDP, nghĩa là đã ở mức tiền khủng hoảng”, nhận định này được đưa ra tại buổi hội thảo về nợ công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Và cũng tại nghị trường, nhiều đại biểu đã tỏ ý lo ngại và cảnh báo “tránh nguy cơ nợ công”.
Nhìn lại diễn biến và hệ lụy cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và những biểu hiện gần đây về tình hình ngân sách (NS), tình hình sử dụng và phát hành trái phiếu Chính phủ và một số quan điểm tăng nợ, tăng bội chi để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện thời, không thể không cảnh giác về sự nguy hiểm với nợ công ở Việt Nam.
Nợ công vẫn tăng nhanh
Theo bản tin nợ công số 1 của Bộ Tài chính, dư nợ của Chính phủ đến năm 2010 là 889.388 tỷ đồng (tương đương 47 tỷ USD), đến năm 2011 là 1.096.775 tỷ đồng, tương đương 52,7 tỷ USD. Nợ được Chính phủ bảo lãnh tính đến năm 2010 là 225.953 tỷ đồng (11,9 tỷ USD), đến năm 2011 tăng lên 285.124 tỷ đồng (13,7 tỷ USD).
Nhìn về tỷ lệ thì nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng nhìn về tốc độ, nợ công đang tăng nhanh, nợ trong nước cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Còn theo bản báo cáo “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” do một nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố thì, với mức độ thâm hụt NS và tốc độ tăng nợ công bù đắp thâm hụt NS những năm vừa qua và dự báo những năm tới, tính toán đầy đủ các khoản nợ được gọi là nợ công đúng nghĩa, thì nợ công được cho là khá nguy hiểm.
“Có thể nhận thấy rằng, trong mọi kịch bản nợ công/GDP đều có xu hướng tăng dần theo thời gian do thâm hụt NS cơ bản tiếp tục diễn ra”, bản báo cáo trên cho biết.
Nếu tính đầy đủ các khoản nợ nước ngoài của khu vực DN mà chủ yếu là DNNN không được Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,6% GDP, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN khoảng 16,5% GDP cộng với các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, thì nợ công Việt Nam sẽ lên tới xấp xỉ 95% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn (60%) mà WB và IMF khuyến cáo.
Trông người lại ngẫm đến ta
Với tình trạng kinh tế suy giảm, thu NS rất khó khăn, thâm hụt NS năm 2013 vẫn ở mức cao, dự kiến thâm hụt khoảng 162.000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu để bù đắp vẫn là chủ yếu. Nhìn lại năm 2012, nguồn bù đắp bội chi từ vay trong nước 115.500 tỷ đồng, vay nước ngoài 24.700 tỷ đồng. Và phát hành trái phiếu Chính phủ cũng đã liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Bộ Tài chính cho biết phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và năm 2012 là 160.000 tỷ đồng.
Để bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Thế nhưng, như TS.Vũ Đình Ánh phân tích thì “do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước. NSNN Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với quy mô nợ Chính phủ ngày càng lớn”. Nhìn vào dự toán NS năm 2013 ông Ánh cho rằng “vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước”.
Tuy nhiên, việc kéo dài thâm hụt NS, phải phát hành trái phiếu để bù đắp kéo theo nợ công tăng nhanh, ngoài những nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ, trong dài hạn nó còn tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là khi các NHTM đang là khách hàng chính trong các phiên đấu thầu trái phiếu và đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu.
Tại hội thảo về nợ công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn giả Hoàng Thuỳ Linh (Viện Chiến lược Ngân hàng – NHNN) đã nhắc lại mối liên hệ giữa khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự an toàn của khu vực ngân hàng. Diễn giả Thuỳ Linh cho rằng, khủng hoảng nợ công là sự tiềm ẩn nguy cơ gây khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng, giữa khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngân hàng có những tác động qua lại mật thiết. Ý kiến này đã nhận được nhiều sự đồng thuận.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu không kịp nhìn ra để có giải pháp phòng ngừa thì khi một quốc gia đã rơi vào khủng hoảng nợ dễ dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn trái phiếu Chính phủ trong danh mục đầu tư nên mỗi sự biến động từ giá trái phiếu là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và vốn thuần của ngân hàng. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng cho vay của NHTM và dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng thanh khoản, khủng hoảng tín dụng, thậm chí còn khiến tình hình tồi tệ hơn.
Tuy còn sớm để lo cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nhưng không thể không nhắc đến để cảnh giác khi nợ công ở Việt Nam đã thực sự không còn an toàn như những con số thống kê trong nước, nhất là khi đó đây vẫn còn những quan điểm cần nới trần nợ công, tăng bội chi NS hòng thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay.
GS.TS Đỗ Đức Bình-Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Thực tế đã khẳng định rằng ở đâu buông lỏng kiểm tra, kiểm soát và giám sát đối với vay nợ và chi tiêu của Chính phủ, thì ở đó đã phải trả giá rất lớn không chỉ về những tổn thất về kinh tế mà còn có những bất ổn cả về chính trị, xã hội và Việt Nam không thể ở ngoài tình trạng này.

Một chỉ tiêu khác gắn với nợ công và sự ổn định kinh tế vĩ mô là mức thâm hụt NS. Mức thâm hụt NS an toàn là không quá 3%. Nhưng thâm hụt NS của Việt Nam luôn cao, vượt qua giới hạn an toàn. Mức thâm hụt năm 2005 là 4,05%, năm 2006 là 5%, năm 2007 là 5%, năm 2008 là 4,95%, năm 2009 là 6,9%, năm 2010 là 5,8% và năm 2011 là 5,5%, năm 2012 là 4,8%. Đồng thời hiệu quả đầu tư lại tỷ lệ nghịch với các khoản vốn vay ngày một lớn.

Việt Nam sẽ còn phải nợ để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nhưng việc vay vốn này phải được tính toán, cân nhắc thận trọng để đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, vừa đáp ứng hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công và đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia.

TS. Bùi Trường Giang-Vụ Tổng hợp Văn phòng Chủ tịch nước

Trong 10 năm lại đây, nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững. Do vay nợ nước ngoài nhiều nên Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương một khi thế giới có biến động lớn. Với tốc độ tăng nợ công những năm qua lên tới 15%/năm thì đã gần ngang với tốc độ tăng 17-21%/năm của thu NS, như vậy vài ba năm nữa nguồn NS tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh cũng tăng nhanh trong những năm qua làm gia tăng nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN .

Nhìn bề ngoài có vẻ nợ không đáng ngại nhưng phân tích tình hình kinh tế và tình hình nợ cũng như quản lý nợ thì thấy rằng Việt Nam có điểm giống những nước có tỷ lệ nợ cao ở châu Âu như Hy lạp, Ý, Bồ Đào Nha… và tính bền vững của nợ Việt Nam đang suy giảm. Trước tình hình này, không ít ý kiến cho rằng Việt Nam đang đứng trước những rủi ro nợ tiềm ẩn.

PSG.TS. Lưu Ngọc Trịnh-Viện Kinh tế chính trị và thế giới

Cuộc khủng hoảng nợ cho thấy tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khoá lỏng lẻo, tình hình thực hiện chi NS cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi NS được công bố đầu năm; Phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế; Hiệu quả sử dụng vốn thấp và trách nhiệm của người đi vay không cao.

Để không bị cuốn vào khủng hoảng nợ công, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam - một trong những nước đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ công cần tránh: vay nợ quá nhiều, không nên chấp nhận lãi suất vay cao hơn lãi suất NHTM, không nên coi trọng mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài hạn và cần công khai minh bạch kịp thời tình hình nợ công và các vấn đề liên quan đến nợ công…
Theo Linh Đan
Thời báo ngân hàng


Trên trang Thích Học Toán của GS Ngô Bảo Châu

Kết qu kho sát, tng hp ý kiến và phân tích s liu – CVHP 

 CVHP chân thành cm ơn bn đc đã dành thi gian tr li Kho sát ý kiến v D tho sa đi Hiến pháp 1992. Đã có 4800 ngưi tham gia và trên 3400 ngưi hoàn thành Kho sát. CVHP công b vi bn đc kết qu ca cuc kho sát tính đến ngày 30/3/13 do trang mng đc lp surveymonkey cung cp, cùng vi kết qu tng hp và phân tích ca CVHP da trên kết qu sơ b ca kho sát tính đến ngày 20/3/13.

1) Kết qu kho sát (Kết qu tính c nhng ngưi đã bt đu nhưng không hoàn thành Kho sát  đây.)
Kết qu kèm vi tt c ý kiến nhng ngưi tham gia kho sát đin thêm vào  đây (151 trang). Có mt s (nhưng rt ít) ch ngưi tr li dùng t tc tĩu; chúng tôi xin li nhưng không b đi đ cho khách quan.
2) Tng hp ý kiến ca nhng ngưi tham gia kho sát.
3) Phân tích s liu thu thp đưc.
i đây là đ th minh ho s ngưi hoàn thành kho sát trong khong thi gian t 1/3 đến 20/3. Có th nhn thy, s ngưi tham gia đt đến cao trào vào ngày th hai, sau đó gim dn. Ch có mt đt biến nh xy ra vào ngày 7/3/2013.

21 thg 6, 2013

Dành cho các bạn yêu toán

  Nhiều người hỏi về GS Nguyễn Tiến Dũng, GS có nhiều bài viết về GDVN, phản biện xã hội, gần đây có bài về xếp hạng tín nhiệm ở VN. Xin giới thiệu về GS.

  GS Nguyễn Tiến Dũng sinh năm 1970 ( học trường chuyên KHTN, cùng thời với GS Ngô Bảo Châu) - đoạt HCV Olympic Toán quốc tế năm 1985, hiện là GS ĐH Toulouse (Pháp). Sau khi đoạt giải, ông du học tại Liên Xô, Ý, Pháp. GS đã học và làm việc ở nước ngoài từ đó đến nay. Hàng năm GS về nước nói chuyện với sinh viên.

Bản dịch của GS Nguyễn Tiến Dũng

3 ngày ở nước Tí Hon

17 thg 6, 2013

Vinh quang và cay đắng

   Những năm đầu thế kỉ XXI nhắc đến cái tên Nguyễn Hữu Khai, ai cũng kính nể. Một con người phi thường, nhiều lần trên VTV đã nói về ông, cuốn tiểu thuyết Đường đời của Hoàng Dự (giải B của HNV), tôi được ông ký tặng nhân dịp ông về HD, Đường đời đã chuyển thể thành phim dài nhiều tập trên VTV, một con người tai ba, cuộc đời quá gian truân. Ông không chỉ là lương y mà còn là võ sư, năm 2002 Viện hàn lâm khoa học CHLB Nga đã cấp bằng Tiến sĩ danh dự về Y học, năm 2003 Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. 
   Mấy năm gần đây Công ty dược Bảo Long nổi như cồn. Cuối năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ phá sản cơ sở ở Sơn Tây bán cho Bảo Sơn, hôm qua được tin ông bị bắt đã di lý ra Hà Nội. 
  Vinh quang và cay đắng chỉ trong gang tấc!





Di lý ra Hà Nội



13 thg 6, 2013

Học toán qua Tiếng Anh

Tôi buồn lắm và bọn tôi buồn lắm

Báo Đất Việt có bài sau ngày bỏ phiếu tín nhiệm

(ĐVO) - Sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã từ chối trả lời phỏng vấn và cho biết "tôi đang rất buồn". Trong khi đó, một nhân viên cấp dưới của Thống đốc Ngân hàng cũng cho biết "chúng tôi đang rất buồn"
Trong giờ Quốc hội giải lao ngày 11/6, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” cao thứ hai với số tín nhiệm thấp 177, tín nhiệm cao 86. Ông luận chỉ đứng sau Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình.
Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận. (Ảnh: TTO)
Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận. (Ảnh: TTO)
 
Thời điểm kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn được công bố, không khí làm việc tại hội sở của Ngân hàng Nhà nước chùng xuống.
 “Bọn tôi buồn lắm. Nhưng biết sao được”, một lãnh đạo cấp vụ nhắn tin, tránh bình luận về kết quả tín nhiệm của “sếp” mình - bộ mặt của ngành.
  Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
 “Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
 Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
 Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại TP.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
 Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
 “Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
 “Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
 Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
 
Vũ Lan (Theo VnEconomy/TTO)

11 thg 6, 2013

Cách tính khác xếp loại tín nhiệm của Quốc hội.

  Chỉ sau một giờ thông báo của QH về việc xếp loại tín nhiệm, nhiều người đã đưa ra những cách xếp loại, phần mềm này được đánh giá hay và khoa học thế giới hay dùng. Xin giới thiệu hai cách: 

Cách 1(hệ số)

Tính theo ch s tín nhim quan chc, có 7 b trưởng có ch s âm

Báo chí VN va được phép công b các con s v b phiếu tín nhim ca quc hi vi gn 50 v quan chc chính ph. Trong danh sách này không có các v quan chc ca ĐCS: hin VN, ĐCS là “lc lượng lãnh đo ti cao” nm ngoài vòng kim soát ca bt c cái gì, bi vy danh sách dưới đây mi ch là mt phn các quan chc “tai to mt ln nht” VN.
Các quan ch
c được các đi biu QH đánh giá 3 mc, gi là: tín nhim cao, tín nhim, và tín nhim thp. Tng s phiếu ca 3 mc cho mi quan chc là 491. Đ lp ra mt ch s tín nhim t 3 con s này, có th ly mt t hp tuyến tính ca chúng, kiu như
a x A + b x B + c x C
trong đó a,b,c là 3 h s, còn A,B,C là s phiếu tín nhim 3 mc. Vì có ràng buc tuyến tính A + B + C = 491, nên tng trên có th viết thành
(a – b) x A + (c – b) x C + b x 491
Vì phn b x 491 là hng s (không ph thuc vào quan chc) nên không dùng đ so sánh được và có th loi đi k
a-b = 1 và c-b = -1
có nghĩa là: c 1 phiếu “tín nhim cao” thì tính 1 đim dương, còn 1 phiếu “tín nhim thp” thì tính 1 đim âm. Đim tín nhim = s phiếu “tín nhim cao” tr đi s phiếu “tín nhim thp”. Vi cách tính này, ta được các ch s tín nhim sau (trên 491):
Nguyn Th Kim Ngân (PCT QH): 372 – 14 = 358
Trương Th Mai (UB vn đ xã hi): 335 – 6 = 329
Uông Chung Lưu (PCT QH): 323 – 13 = 310
Phùng Quang Thanh (Quc phòng): 323 – 13 = 310
Nguyn Sinh Hùng (PCT QH): 328 – 25 = 303
Trương Tn Sang (CT nước): 330 – 28 = 302
Tòng Th Phóng (PCT QH): 322 – 24 = 298
Phùng Quc Hiến (UB tài chính ngân sách): 291 – 11 = 280
Phan Trung Lý (UB pháp lut): 294 – 18 = 276
Nguyn Th Nương (Công tác đi biu): 292 – 17 = 275
Nguyn Hnh Phúc (Văn phòng QH): 286 – 12 = 274
Nguyn Văn Giàu (UB kinh tế): 273 – 15 = 258
Nguyn Kim Khoa (UB an ninh quc phòng): 267 – 9 = 258
Nguyn Th Doan (PCT nước): 263 – 13 = 250
Trn Văn Hng (UB đi ngoi): 253 – 9 = 244
Trn Đi Quang (CA): 273 – 34 = 239
Ksor Phước (Hi đng dân tc): 260 – 28 = 232
Huỳnh Ngc Sơn (PCT QH): 252 – 22 = 230
Đào Trng Thi (UB Văn hóa giáo dc): 241 – 19 = 222
Phm Bình Minh (Ngoi giao): 238 – 21 = 217
Nguyn Xuân Phúc (PTT): 248 – 35 = 213
Phan Công Dung (UB khoa hc công ngh môi trường): 234 – 22 = 212
Bùi Quang Vinh (Kế hoch+ đu tư): 231- 46 = 185
Vũ Đc Đam (Văn phòng CP): 212 – 29 = 183
Nguyn Văn Hin (UB Tư pháp): 210 – 28 = 182
Nguyn Hòa Bình (VKSND): 198 – 23 = 175
Trương Hòa Bình (TAND): 195 – 34 = 161
Hoàng Trung Hi (PTT): 186 – 44 = 142
Hà Hùng Cường (Tư pháp): 176 – 36 = 140
Nguyn Thin Nhân (PTT): 196 – 65 = 131
Cao Đc Phát (Nông nghip): 184 – 58 = 126
Vũ Văn Ninh (PTT): 167 – 59 = 108
Giàng Seo Ph (Dân tc): 158 – 63 = 95
Nguyn Quân (KH & CN): 133 – 43 = 90
Đinh La Thăng (GTVT): 186 – 99 = 87
Huỳnh Phong Thanh (Thanh tra CP): 164 – 87 = 77
Nguyn Tn Dũng (TT): 210 – 160 = 50
Nguyn Bc Son (TTTT): 121 – 77 = 44
Nguyn Thái Bình (Ni v): 125 – 92 = 33
Trnh Đình Dũng (Xây dng): 131 – 100 = 31
Phm Th Hi Chuyn (Lao đng): 105 – 111 = -6
Nguyn Minh Quang (Tài nguyên môi trường): 83 – 94 = -11
Vũ Huy Hoàng (Công Thương): 112 – 128 = -16
Hoàng Tun Anh (Văn hóa th thao): 90 – 116 = -26
Nguyn Th Kim Tiến (Y tế): 108 – 146 = -38
Phm Vũ Lun (Giáo dc): 86 – 177 = -91
Nguyn Văn Bình (Ngân hàng NN): 88 – 209 = -121

Các con s trên khá thú v. Nó cho thy, tuy QH rt “dè dt” nhưng cũng đã cho ch s tín nhim âm cho 7 v 
b trưởng. Ghế ca các v này chc đang lung lay nng.
Cách 2 (biểu đồ)