29 thg 11, 2012

Thơ tình

MỘT MÙA ĐÔNG (Phần cuối)
Lưu Trọng Lư

Em là gái trong song c
a
Anh là mây b
n phương tri
Anh theo cánh gió ch
ơi vơi
Em v
n nm trong nhung la

Em ch
là người em gái thôi
Ng
ười em su mng cu muôn đi
Tình em nh
ư tuyết dăng đu núi
V
ng vc muôn thu nét tuyt vi

Ai b
o em là giai nhân
Cho đ
i anh đau kh ?
Ai b
o em ngi bên ca s
Cho v
ương víu n thi nhân?

Ai b
o em là giai nhân
Cho l
tràn đêm xuân?
Cho tì nh tràn tr
ước ngõ
Cho m
ng tràn gi chăn?


III

Ngày m
t ngày hai cách bit nhau
Ch
ng được cùng em kê gi su
Khóc chuy
n thế gian cười ngt ngho
Cùng c
ười nhng chuyn thế gian đau

Ngày hôm ti
n bit bun say dm
Em v
n đuà nô ung rượu say
Em có bi
ết đâu đi vng lnh
L
nh bun như ngn gió heo may

Môi em đ
ượm sc mùi nho tươi
Đôi má h
ng em chúm n cười
Đôi m
t em say mu sáng ln
Trán em đ
lng làn tóc lơi

Tuy môi em u
ng lòng anh say
L
i em càng nói, càng chua cay
Anh mu
n van em đng nói na
L
bun s nh trong đêm nay


IV

Hãy x
ếp li muôn vàn ân aí
Đ
ng trách nhau đng aí ngi nhau
Thuy
n yêu không ghé bến su
Nh
ư đêm thiếu ph bên lu không trăng

Hãy nh
ư chiếc sao băng băng mãi
Đ
lòng bun, bun mãi không thôi” 


Bài thơ này được nhạc sỹ Y Vân và Anh Bằng phổ nhạc. Bài Người em sầu mộng của Y Vân được nhiều người biết tới  




28 thg 11, 2012

Thơ tình

MỘT MÙA ĐÔNG
   Lưu Trong Lư
Đôi mt em lng bun
Nhìn thôi mà chng nói
Tình đôi ta vi vi
Có nói cũng không cùng

Yêu hết mt mùa đông
Không mt ln đã nói
Nhìn nhau bun vi vi
Có nói cũng không cùng

Gii hết mt mùa đông
Gió bên thm thi mãi
Qua ri muà ân ái
Đàn sếu đã sang sông

Em ngi trong song ca
Anh đng da tường hoa
Nhìn nhau và l a
Mt ngày mt cách xa

Đây là gii Ngân hà
Anh là chim Ô thước
S bc cu nguyn ước
Mt đêm mt ln qua

Đ mc anh đau kh
Ái ân, gi tn s
Khép cht đôi cánh song!
Khép c mt tm lòng.


Đưa tin cho xong chuyện

Báo Tiền phong ngày 28-11 đưa tin:
Hà Nội hoàn thành kiểm điểm sâu
TP - Sáng 27-11, Thành ủy Hà Nội sơ kết thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đối với cấp ủy trực thuộc và lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho biết, từ ngày 24-9 đến ngày 18-11 vừa qua, 29/29 quận, huyện, thị ủy; 103/105 các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng; Ban thường vụ các đảng trực thuộc Thành ủy; các sở, ban, ngành TP đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình với tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo, ban giám đốc.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu 19 quận, huyện, thị ủy tập trung kiểm điểm sâu, làm rõ một số nội dung cụ thể.
Lời bình: Đưa tin kiểu lạ, có lẽ đưa cho xong. Nghị quyết Trung ương 4 không thấy nhắc nữa vì có tìm được con sâu nào đâu?

27 thg 11, 2012

Hãy học Thủ tướng


   Năm 2008 Việt Nam vô địch AFF các nhà cầm quân đều nghĩ rằng Việt Nam sẽ đứng đầu khu vực chỉ vài năm nữa sẽ vô địch AFC, năm 2010 mơ ước vô địch AFF tan vỡ. Và năm 2012 nhiều khả năng loại ngay vòng bảng, hôm trước hòa Myanmar ông Ngô Lê Bằng trưởng đoàn bóng đá Việt Nam gửi lời xin lỗi với người hâm mộ. Hôm nay thua Philippines chẳng còn gì để nói. 
  Ông Phan Thanh Hùng chắc sẽ học tập Thủ tưởng chỉ cần một lời xin lỗi là xong.
 Dù sao bóng đá cũng là trò chơi, vì thế khuyết điểm của ông chẳng là gì so với những lỗi mà Chính phủ mắc phải trong việc điều hành đất nước. Để làm gương ông nên XIN TỪ CHỨC.
He he.. 

22 thg 11, 2012

Ông Barack Obama và bà Suu Kyi


    Chỉ 6 giờ đồng hồ đến thăm Myanma, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài diễn văn tại Đại học Rangoon vào chiều ngày 19/11.


Ông đã đến thăm bà Suu Kyi tại nhà riêng. Obama đã ca ngợi bà Suu Kyi trong diễn văn của ông:
“…Sự sợ hãi là thế lực ngăn trở giữa con người và ước mơ của họ. Trong những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời khi mà Aung San Suu Kyi bị giam cầm, bà đã viết về sự tự do trước nỗi sợ. Bà nói nỗi sợ đã làm suy đồi những người đang mang nỗi sợ đó. Bài viết: “Nỗi sợ mất quyền lực làm suy đồi những kẻ nắm quyền, và nỗi sợ bóng ma quyền lực làm suy đồi những người bị quyền lực khống chế.”
 “…Đó là nỗi sợ mà các bạn có thể bỏ lại phía sau. Chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội đó ở những lãnh đạo mà đã bắt đầu hiểu được quyền lực đến từ việc nghe theo nguyện vọng của nhân dân chứ không phải lợi dụng nỗi sợ của họ”
  “…Khi tôi lên làm tổng thống, tôi đã gửi đi một thông điệp đến các chính phủ cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói trong diễn văn nhậm chức rằng: “Chúng tôi sẽ giơ tay ra nếu quý vị cũng sẵn sàng nới lỏng nắm đấm.” Mặt khác, là tổng thống, tôi không thể áp đặt ý mình lên Quốc hội mặc dù đôi lúc tôi cũng ước gì mình có thể làm được. Nhánh lập pháp có quyền lực riêng và đặc quyền riêng nên họ kiểm soát và cân bằng quyền lực của tôi.
  Tôi chỉ định các vị thẩm phán nhưng tôi không thể chỉ đạo họ phán quyết bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ, từ một đứa trẻ bần hàn cho đến chính bản thân tôi, tổng thống, đều bình đẳng trước pháp luật. Và các vị thẩm phán có thể phán quyết liệu tôi có tuân thủ pháp luật hay vi phạm pháp luật hay không.
Lịch sử đã chỉ ra rằng chính phủ của dân, do dân và vì dân có sức mạnh vô cùng trong việc đem đến sự thịnh vượng”

20 thg 11, 2012

Tự hào về các em

  Mấy ngày nay học sinh từ nhiều nơi gọi điện, gửi tin nhắn đến chúc mừng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, có em bị tai nạn không đến được vẫn không quên nhắc thầy giữ gìn sức khỏe. Các em ở Hà Nội đến thăm, vợ chồng Ngân, Phong cùng cháu đến chơi vui quá. Tôi rất cảm động và trân trọng tình cảm các em dành cho tôi.
 Thầy Chúc mừng Tân Tiến sĩ Trần Thị Thu Phong vừa bảo vệ xong. Các em trưởng thành góp phần làm vẻ vang gia đình, thầy cô, bạn bè và trường Năng khiếu Hải Dương.
  Đặc biệt phu quân của Phong tự viết bức trướng tặng thầy GIÁO TRẠCH MIÊN TRƯỜNG (Mãi mãi ơn thầy)
 Chỉ tiếc ghi lại được ít ảnh quá.







18 thg 11, 2012

Gặp mặt học sinh khóa 1993-1996

   Học sinh trường năng khiếu Hải Hưng khóa 1993-1996 (nay là trường chuyên Nguyễn Trãi) tổ chức gặp mặt các thầy cô tại nhà hàng Nam Long. Đến dự có PGS TS Nguyễn Thành Văn Hiệu trưởng trường chuyên ngữ Đại học quốc gia Hà Nội, thầy Đoàn Công Thạo hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, cô Nguyễn Thị Hà giáo viên hóa trường Amstecdam Hà Nội, các em từ Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên trở về đông đủ. Qua cách tổ chức các em đúng là học sinh năng khiếu, rất chuyên nghiệp chẳng khác gì công ti truyền thông.
  Nhiều em tôi không nhớ tên, nhưng kỉ niệm cũ không quên được. Các em bây giờ đã trưởng thành, thầy Nguyễn Thành Văn phát biểu "Người Hải Dương chúng ta vẫn có chỗ đứng trong lòng Hà Nội"












Học sinh hát chúc mừng thầy cô

17 thg 11, 2012

Gặp mặt giáo viên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm

   Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (HD) tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập trường, chiều nay gặp mặt các giáo viên đã từng dạy ở đây, học sinh Nguyễn Đức Dũng nay đã là tiến sĩ giảng dạy ở ĐH Bách khoa HN trong bài phát biểu có nhắc đến tôi.
  Trường Ng B Khiêm trường ngoài công lập đầu tiên của Hải Hưng, ngày đầu thành lập không ít khó khăn, mô hình mới, cơ sở vật chất tiếp nhận từ trường tiểu học, anh Thường hiệu trưởng vận động các thầy nghỉ hưu tham gia giảng dạy, tôi tham gia dạy từ những ngày đầu.
 Tiếc rằng ngày mai tôi không tham dự lễ kỉ niệm để gặp các em học sinh cũ do có việc phải về Hà Nội.


Những giáo viên đã từng dạy ở Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thầy hiệu trưởng và giáo viên ngày đầu giảng dạy

Bác Hiển bộ môn sử



16 thg 11, 2012

Báo Dân Trí


Lời nói suông không lọt được tai dân!

(Dân trí) - Lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại. Hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.

 (Đại biểu Dương Trung Quốc)
 (Đại biểu Dương Trung Quốc)



Người dân quan tâm theo dõi kỳ họp của Quốc hội, đặt biệt là những phiên chất vấn, chứng tỏ chất lượng của dân trí và nhận thức về dân chủ ngày càng cao. Không khí chính trị của đất nước thực sự lành mạnh một khi có sự tham gia một cách tự giác và tự do của dân chúng. Sự tham gia đó được thể hiện bằng cách thông qua đại diện của dân trước nghị trường và đặc biệt là ý kiến đóng góp, phản biện của dân thông qua dư luận, báo chí.

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra một vấn đề dân rất ưng bụng, đó là đừng nói lời xin lỗi nữa, mà hãy có hành động cụ thể hơn, hãy từ chức nếu như làm không được việc. Quá đúng, từ trước đến nay, lời xin lỗi được đưa ra rất nhiều, có khi bị lạm dụng. Ban đầu dân còn chia sẻ, nhưng nghe hoài cũng nhàm tai. Lời xin lỗi phải đi liền với sửa đổi, phục vụ nhân dân tốt hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, tạo ra thành quả cho đất nước. Nếu không thì xin lỗi chẳng có ý nghĩa gì.

Dư luận đánh giá cao phát biểu chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc. Vấn đề ông Quốc đặt ra nghiêm túc, đúng tâm tư nguyện vọng của dân. Sự quyết liệt đoạn tuyệt với lời xin lỗi là để hướng đến hành động và trách nhiệm trước pháp luật. Những người đang giữ các cương vị lãnh đạo trong hệ thống chính quyền chắc chắn chia sẻ được với điều mà vị đại biểu này đặt ra, để sắp tới, sẽ không còn những lời xin lỗi chung chung. Dân chúng đón nhận một luồng sinh khí mới từ bộ máy công quyền, đó là chỉ có những con người sẵn sàng hành động và dám chịu trách nhiệm.

Lịch sử ghi lại nhiều vị quan cởi ấn từ quan, Chu Văn An, Nguyễn Trãi là những bậc hiền tài có nhân cách như vậy. Dâng “Thất trảm sớ” can vua chém đầu nịnh thần không được là từ quan, tự thấy mình không đủ sức gánh vác việc nước là từ quan. Với những con người này, làm quan là trọng trách, là hy sinh, không phải vì danh lợi. Là nhà sử học, đại biểu Dương Trung Quốc đưa dẫn chứng: “Đảng ta từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng Tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc Đổi mới trước khi từ trần”.
Những nhân cách lớn đó là những tấm gương sáng cho hôm nay.

Tiếc rằng, trên thực tế vẫn diễn ra “văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức. Nhiều diễn đàn, hội thảo nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về văn hóa từ chức lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông không lọt được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác định chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế nào. Cho nên, hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.

Lê Chân Nhân


15 thg 11, 2012

Ngày Tốt, ngày Xấu

   Đã lâu không viết nhưng với cách nói của Hòa thượng Thích Thanh Quyết là ngày "TỐT",  viết vài dòng cho vui.
   Hòa thượng Thích Thanh Quyết chất vấn Thủ tướng, kết thúc có câu " Xin kính chúc Thủ tướng ngày mùng một đầu tháng may mắn!" Cả Hội trường cười vang!
  Tôi mới biết là ngày 1 tháng 10 năm Nhâm Thìn. Hòa thượng nói theo kiểu Nhà Phật chứ không phải nịnh,
  Hòa thượng "ăn theo nói leo" lên tiếng chỉ trích một số trạng mạng nói xấu lãnh đạo, đến đây tôi buồn cho Hòa Thượng với học vị tiến sĩ mà "ngây thơ" đến thế, Hòa thượng bận công việc nhà chùa đâu có thời gian đi kiểm chứng những thông tin ấy đúng sai thế nào? Những tin như thế rất nhiều lãnh đạo sợ có người nói ra "sao nó biết rõ thế". 
 Chiều qua tôi nhận được điện GS Nguyễn Minh Thuyết đang công tác ở Huế, ông nói tôi không trực tiếp nghe chất vấn nhưng nghe lại tôi thấy "Trơ trẽn quá".
 GS có nói sẽ trả lời qua báo nước ngoài.
(Đọc và nghe bài của GS Thuyết)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/resignation-culture-starts-fr-pm-qc-
Audio phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết

5 thg 11, 2012

Đến với trường trung học phổ thông Việt Bắc

   Hai ngày 2, 3 tháng 11 Hội toán học Hà Nội tổ chức Hội thảo Bồi dưỡng Học sinh giỏi tại trường THPT Việt Bắc nhiều trường ở Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang... đến và cùng dự Lễ đón nhận Huân chương Độc lập nhân dịp 55 thành lập trường.