29 thg 7, 2012

Khó hiểu


   Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ai bị chính quyền khép tội “phản động” cả nhà sợ hãi, dân tình xa lánh, chửi bới nhiều người không vào tù thì cũng bỏ làng ra đi.
Bác Nguyên Ngọc và Anh hùng Núp
  Cũng từ ấy bây giờ lại khác, có phải từ điển bổ sung thêm định nghĩa, mà rất nhiều người chính quyền khép "tội ấy" lại vẫn cứ ngẩng cao đầu, vẫn tiếp tục hành động theo ý định sẵn, không những thế lại còn: phản biện lại chính quyền, làm đơn kiện chính quyền cho rằng “vu khống” như bác Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, bà Lê Hiền Đức…Thật khó hiểu thế nào là đúng? 

Nhân sỹ trí thức xuống đường phản đối TQ

TS Nguyễn Văn Khải (ông già Ozon)

27 thg 7, 2012

27-7

   Sáng nay nơi tôi nhập ngũ và hưởng chế độ thương binh, mời về dự buổi gặp mặt thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ nhân kỷ niệm 27-7.
 Ngày chúng tôi ra đi (năm 1966) hơn 50 người, ngày trở về chỉ còn chưa đầy hai bàn tay, nhiều người đã ngã xuống ở chiến trường. 
 Tôi còn may hơn bao người khác. Cám ơn trời Phật đã chở che tôi những ngày ác liệt.
 Thương cho những người bên kia chiến tuyến, họ ngã xuống, thương tật suốt đời mà không có một ngày được nhắc tới. Chiến tranh là vậy ư?


26 thg 7, 2012

LÒNG YÊU NƯỚC


ÔNG TIẾN SĨ NHẠO BÁNG “LÒNG YÊU NƯỚC” TRÊN BÁO NHÂN DÂN

Sau khi báo Nhân dân đăng bài của TS Nguyễn Minh Phong. Cư dân mạng lên tiếng nhiều quá. Trên blog của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết:
article
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nói về lòng yêu nước thì bất cứ người Việt Nam nào, chỉ cần im lặng cũng biết họ yêu nước. Vậy mà có một ông tiến sĩ ra rả nhạo báng lòng yêu nước với lời nói (văn viết) kém một em học sinh cấp hai làm bài tập làm văn. Đó là tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Nếu tiến sĩ là được ngồi trên lưng con rùa như ở Văn Miếu, thì ông này chắc là phải ngồi trên lưng con nhái. Vì các cụ tiến sĩ xưa không ai viết văn vớ vẩn như thế. Vớ vẩn như thế mà ngồi trên lưng rùa, chăc sẽ bị thần Kim Quy vặn cổ liền. Nên nhớ, cái ý thức yêu nước của các cụ xưa là “Diên Hồng”, là “Sát thát” chứ không phải là dè bỉu “Diên Hồng”,  ”Sát thát” như cái ông tiến sĩ (dổm) này. Chả lẽ “Diên Hồng”,  ”Sát thát” cũng là “lợi dụng yêu nước” sao? Vậy ông là cái gì, ông là người sợ thể hiện lòng yêu nước, nên phê phán ”Diên Hồng”,  ”Sát thát” để thể hiện lòng yêu nước của riêng mình? Hà hà, nếu đảng nói biểu tình là yêu nước thì ông tiến sĩ sẽ nói sao? Hay là ông sẽ vẫn nói biểu tình là lợi dụng yêu nước? ”Diên Hồng”,  ”Sát thát” là lợi dụng yêu nước? Những kẻ cơ hội, khốn nạn vẫn còn nhan nhản, nên chúng mới ban cho ông một chỗ trên báo Nhân Dân để được cơ hội khốn nạn như chúng. Nhưng đọc bài viết của ông, không ai có thể lọt tai được, vì một bài văn học trò kém. Nếu không tin, mới bạn hãy đọc thử xem. (Xin lỗi, nếu ai đọc vài câu mà khinh bỉ không thèm đọc nữa thì xin đại xá):
Không ai được lợi dụng lòng yêu nước! (Bạn muốn đọc clik vào đây)


25 thg 7, 2012

Những ngày hè

   Hai năm nay Sở GD-ĐT cùng với Hội toán học Hà Nội tổ chức chuyên đề cho giáo viên, trường bồi dưỡng 67 Cửa Bắc cùng với các phòng tổ chức rất chuyên nghiệp. 
   Những ngày qua tiếp xúc với giáo viên thấy các thầy cô rất yêu môn toán, hăng say chăm chú theo dõi các chuyên đề, những điều minh trao đổi có thể nhiều người đã biết, song mình phải khơi dậy những gì mà họ cần, "dạy toán là dạy tư duy" như nhiều người thường nói, giáo viên cần ý tưởng, phương pháp chứ đâu có mong nhiều ví dụ.
 Nhiều thầy cô gửi mail cám ơn và trao đổi thêm những điều cần làm rõ. 
Một số hình ảnh trong những ngày qua.
Hội toán học HN và các báo cáo viên với giáo viên Phúc Thọ

Hội toán học HN và giáo viên Gia Lâm





Chuyên đề tại quận Hai Bà

Thầy Vũ Kim Thủy TBT Toán tuổi thơ


   

23 thg 7, 2012

Chia tay Ron

    Thứ Năm vợ chồng ông Ronald về nước, tôi bận không tiễn đưa được. Trưa nay ông mời chúng tôi tại nhà hàng Sen Hà Thành (Bùi Thị Xuân). Ông tâm sự rất thích món ăn ở Việt Nam ngon và rẻ, ở Canda không có được như ở đây.
   Hai năm làm việc với chức năng cố vấn, ông và tôi rất hiểu nhau, thường xuyên trao đổi qua mail.

   



21 thg 7, 2012

Thầy tôi


  Từ nhỏ tôi vẫn gọi bằng thầy, thầy dạy chúng tôi bằng "roi" mỗi khi mắc lỗi thầy gọi lại rút chiếc roi mây gài trên mái nhà đánh vào mông và chân, có lẽ tôi là người được ăn roi nhiều nhất trong nhà. Mãi tới khi có cháu mọi người quen gọi bằng ông, song gọi bằng thầy tôi cảm thấy như sống lại thời ấu thơ ở một làng quê đồng bằng Bắc bộ.    
  Thầy tôi năm nay bước sang tuổi 98, so với người trong họ thầy thọ hơn nhiều. Hai tuần qua thầy nằm bệnh viện tỉnh do viêm đường tiết niệu, chúng tôi rất lo lắng sức khỏe của thầy, mấy anh chị em thay nhau ở viện, những đêm ở đây tôi hầu như thức trắng. Lúc đau quá thầy đòi về nhà “tôi biết không thể sống được”, tôi an ủi động viên “bệnh thầy nhất định bác sỹ chữa được”.
  Sau hơn hai tuần điều trị bệnh tình của thầy cũng qua đi, chúng tôi rất vui.
 Chúng tôi cũng không muốn để ai biết, đến chiều qua thầy ra viện mấy người trách sao lại dấu. Có một người quen mừng tôi can rượu ngon, tôi mời bác sỹ và nhân viên trong khoa điều trị cho thầy uống cùng chia vui. 
   Những ngày thầy tôi nằm viện, là con trưởng tôi xin cám ơn tất cả mọi người đã đến thăm hỏi động viên thầy tôi, nhất là bạn bè, học sinh đã hết lòng chăm sóc cứu chữa cho thầy tôi khi nằm viện. Tôi cảm động khi Bác sỹ điều trị nói với tôi "Anh cứ yên tâm, đối với cụ chúng em không ngần ngại gì, thuốc men với mức tối đa, nếu cần thuốc gì em sẽ cho đơn để mua”.
 Năm nay thầy tôi yếu đi nhiều, tiếp xúc với mọi người thầy vẫn minh mẫn song có dấu hiệu lẫn của tuổi già. 
  Cầu chúc thầy mạnh khoẻ.


Các cháu bên ông nội


Sau ngày ra viện


Clip này quay cách đây hai năm



12 thg 7, 2012

Nợ xấu


Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, được dẫn lời nói tại một diễn đàn trực tuyến vào đầu tuần này rằng nguyên nhân trước tiên là do “Chính phủ quản lý lỏng lẻo”.
Hai nguyên nhân còn lại theo ông Tuyển là việc “các tổ chức tín dụng tham lam mở rộng cho vay, trong đó có nhiều khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, không trả được nợ” và “cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ để nợ xấu phát sinh lớn mà không có giải pháp ngăn chặn sớm”.
Bình luận được đưa ra tại buổi giữa các chuyên gia kinh tế và ngân hàng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức vào ngày 09/07 trong bối cảnh đã có trên 26.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay và nợ xấu tăng cao so với năm ngoái.
Theo quy định của các cơ quan tài chính quốc tế thì những khoản nợ vay quá 90 ngày và khả năng trả nợ cả gốc và lãi bị nghi ngờ được bị xếp vào loại nợ xấu.
Tại diễn đàn này Kinh tế gia cao cấp Lê Đăng Doanh nói “tiêu chuẩn nợ xấu của Việt Nam chưa thống nhất với tiêu chuẩn nợ xấu của thế giới”.
“Tỷ lệ nợ xấu mà các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu mà chúng ta tự xác định, thí dụ Fitch đã đưa ra tỷ lệ nợ xấu 13%. Các chuyên gia Việt Nam đưa ra tỷ lệ nợ xấu khác nhau từ 8 - 14%”.
“Để giải quyết vấn đề nợ xấu cần làm rõ tổng số nợ xấu, số nợ xấu trong từng ngành kinh tế, bất động sản, chứng khoán, trong từng ngân hàng”, ông Doanh nói thêm.
Ông Doanh cũng phê phán cách điều hành của chính phủ theo chính sách mà ông gọi là "có tính tình thế, thay đổi giật cục, đột ngột, khó dự đoán và làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và kinh doanh".
Ông Doanh nhắc lại hai nguyên nhân là “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra tại Hội nghị 3 Ban chấp hành Trung ương.
Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước, mức nợ xấu của toàn ngành là 4,47%, tương ứng 108 nghìn tỷ đồng.
"Người ta coi đó là “cục máu đông” rất nguy hiểm của huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng đều rất sợ", ông Trương Đình Tuyển nhận xét.
Cựu Bộ trưởng Thương mại cũng liên hệ tới bong bóng bất đọng sản vỡ vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế ký trước tại Nhật dẫn đến nợ xấu chiếm đến 9% tổng dư nợ và rằng cuộc tranh luận dai dẳng (có lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu hay không) gây tác động dai dẳng đến nền kinh tế.
"Hiện nay có một số dự kiến, một số phương án khác nhau để giải quyết nợ xấu song chưa có quyết định cuối cùng của Chính phủ", ông Tuyển nói thêm.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc xử lý nợ xấu khá tốn kém, phải đi liền với việc cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp.
Trong cuộc trao đổi với bạn đọc trên mạng, ông Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định cho điều ông gọi là sự hoài nghi của thị trường vẫn còn khiến việc khởi động phát triển kinh vẫn còn khó khăn.
"Về tổng thể, kinh tế Việt Nam năm nay rất dễ tổn thương, dù có vượt qua được khó khăn thì nhìn chung cả năm vẫn còn rất khó khăn", ông Thành nói.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng bình luận rằng theo một số nhà nghiên cứu khách quan thì số nợ xấu có thể lên tới hơn 14% trong khi giải trình trước quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống lên tới 10%.
Ông Thành cảnh báo trong trường hợp nợ xấu lên tới 25% của GDP thì có thể xem Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng bình luận rằng theo một số nhà nghiên cứu khách quan thì số nợ xấu có thể lên tới hơn 14% trong khi giải trình trước quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống lên tới 10%.
Ông Thành cảnh báo trong trường hợp nợ xấu lên tới 25% của GDP thì có thể xem Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
(Theo BBC)

3 thg 7, 2012

Đâu chỉ một lời xin lỗi là xong


    Đây không phải là lần đầu Đường lên đỉnh Olympia của Đài THVN có “sự cố” nhưng lần này quá thể đã làm nhục đến Quốc thể, vì là trận chung kết được truyền hình trực tiếp không chỉ trong nước mà cả hành tinh này đều có thể xem được. Ngay hôm đó nhiều người  đã thấy ngay lộ đề phần “Vượt chướng ngại vật”, sau đó ban tổ chức trả lời  “Có 2 cuộc họp kín, lần một ngày 22 - 6, lần thẩm định lại vào lúc 8h sáng ngày 24 - 6 ngay trước cuộc thi. Các cuộc họp này đều cửa đóng then cài”  thật nực cười với cách trả lời này ngô nghê trong thời đại ngày nay. Thử hỏi sau cuộc họp ban giám khảo có bị cách li không? Hay được tung tăng muốn đi đâu thì đi, có công an theo dõi không? Chỉ cần vài giây thông tin đó đã đến với thí sinh rồi!
 Không những thế các câu hỏi lại còn mang tính mơ hồ “ngôn ngữ chính thức của Vatican là gì?" MC Tùng Chi đã có những nhận xét phản khoa học, chẳng hạn: Nhầm tiếng và chữ “Ban đầu chúng ta chỉ có tiếng Hán, sau đó chúng ta có tiếng Nôm” , MC Tùng Chi còn nhầm chữ cái với âm tiết “Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ NGHIÊNG, có 7 âm tiết
   Điều quá sốc hôm đó thể hiện ở phần “Tăng tốc” của Thái Hoàng. Với câu hỏi: “Cần bao nhiêu mặt trời để cán cân thằng bằng”, các thí sinh phải lựa chọn đáp án là một số nguyên từ 4 đến 9. Hoàng có giải thích: “Sau một loạt quy đổi, nói chung là nhân chia phân số rất lằng nhằng thì ta thấy là nếu thêm 6 mặt trời vào đây sẽ tương đương với số lượng sao bằng với bên kia”. Nếu tính theo lời giải được MC Tùng Chi công bố: Trăng tương ứng với số 7, Sao tương ứng với số 9, Mặt trời tương ứng với số 6 thì kết quả tính được là số thập phân. Chương trình đã công nhận đáp án 6 Mặt trời. Nếu sử dụng đáp án này thử lại thì một bên cân sẽ là 50 và một bên cân sẽ là 52 nên không thể thăng bằng. Vậy không có đáp án đúng!
   Sự công nhận này đã đem đến cho nhà vô địch Thái Hoàng 30 điểm để rồi loại  người xứng đáng.
 Từ hôm đó cư dân  mạng lên tiếng quá nhiều,  có người cho rằng  “VTV làm thương hại đến cả quốc gia”, không thể chỉ một lời xin lỗi là xong. Ai cũng hiểu rằng đây là sân chơi của học sinh THPT , lớp trẻ đủ hiểu ban tổ chức đã có lợi ích không nhỏ trong cuộc chơi này.

2 thg 7, 2012

BẦY SÂU VÀ QUẢ TÁO THỐI


Truyện ng n
Thái Bá Tân    

Lúc ấy trời đã xế chiều.
Hai ông già, một gầy một béo, ghé vào quán nước để nói chuyện “nhân tình thế thái”, tức là chuyện chính trị.
Dạo này đâu người ta cũng thấy các ông nói chuyện chính trị. Mà nói to, không thèm thậm thụt như trước.
Ông gầy lấy ra một tờ giấy, thích thú đặt nó lên bàn rồi nói:
“Ông đọc đi.”


     Đức Phật bảo đệ tử:
“Hãy nhìn kia, bầy sâu
Đang ăn quả táo thối.
Mà cắn xé, tranh nhau.

Chúng tưởng chúng hạnh phúc
Ăn thứ nhơ bẩn này.
Ta, người thường, thấy chúng
Là loài đáng thương thay.

Còn những người giác ngộ
Thì thấy người vô minh
Như sâu ăn táo thối,
Rất hài lòng với mình.”    

Ông béo đọc xong, ngước lên hỏi:
“Thì sao?”    
“Thì nó nói đúng phóc chứ sao?”
“Nói gì?”
Ông gầy không trả lời thẳng vào câu hỏi của bạn:
“Đây là bài thơ trên một tờ báo “lề đảng”. Để bàn về cái nhân, cái đức, cái gì gì đấy của Phật. Không quan trọng. Quan trọng là nó nói đúng thực trạng của ta hiện nay. Tôi biết lão tác giả này. Lão thâm lắm. Là ông quan văn của đảng nên lão phải mượn cổ nói kim, mượn người nói ta. Cũng phải thông cảm cho lão.”
Ông béo gật gù:
“Đúng là bọn tham quan đang đục khoét đất nước như bầy sâu tranh nhau ăn quả áo thối. Vấn đề ở chỗ là có quả táo thối trước để sâu đến ăn hay ngược lại, vì sâu ăn mà quả táo thành thối. Táo chín, tự rơi xuống đất cũng có thể thành thối.”
“Thế ông nghĩ sao?”
“Ở một nước bình thường thì đa phần táo rụng mà thối. Còn nước ta thì do sâu ăn.”
Ông gầy thở dài:
“Mà bọn chúng tranh nhau ăn kinh lắm. Sắp hết quả táo rồi. Đất nước ta sắp toi rồi.”
Ông béo cũng thở dài theo. 
Im lặng một lúc, ông gầy lại nói:
“Tôi đọc kỹ bài thơ, thấy Phật nói đúng. Cứ như Ngài đang nói về ta ấy.”
Ông béo cầm tờ giấy đọc lần nữa, rồi hỏi:
“Ông có thương hại chúng không?”
“Không. Chỉ Phật mới có thể yêu hết mọi người. Với Ngài, không có người xấu, chỉ có người tốt và chưa tốt. Tôi thì tôi nghĩ phải giết chúng. Giết hết!”
“Thời buổi sâu nhiều người ít, giết thế nào xuể.”
“Thì phải làm sao cho người nhiều sâu ít.”
“Làm cách nào?”
“Phật chẳng đã nhắc đến hai chữ “giác ngộ” đó sao? Không ít người thậm chí giờ còn chưa nhận thấy chúng là sâu. Phải làm cho họ “giác ngộ để thấy bộ mặt thật của chúng.”
“Đành thế, nhưng khó.”
“Ừ, khó.”
Rồi cả hai ông gãi tai, gần như cùng một lúc.
Bất chợt, ông béo nói, giọng hồ hởi:
“Tôi nghĩ lại rồi. Về việc sâu trước hay táo thối trước ấy mà, tôi cho rằng ở ta nhất định phải do táo thối trước. Ý tôi muốn nói tới môi trường xã hội, hay cơ chế, hệ thống gì đó như bây giờ người ta hay nói. Nó bị lỗi, bị thối từ đầu nên mới đẻ ra lắm sâu thế. Những con sâu vốn dĩ cũng là người bình thường như ta, có con còn tốt hơn. Thế mà thành sâu. Sâu cũng ba bảy loại. Loại sâu hoàn toàn, loại nửa người nửa sâu hay sâu một phần, người ba phần. Nhưng chung qui vẫn là sâu, vì trong một quả táo đã thối thì không thành sâu cũng khó. Hoặc cái miệng ăn, cái tay vơ là sâu, còn cái đầu, cái tâm thức vẫn sót lại đôi chút chất người...”
Đến lượt ông gầy hồ hởi:
“Bác nói thế làm tôi chợt nảy ý này. Có thể làm cho người nhiều sâu ít bằng cách khơi gợi, khuyến khích, hoặc nếu được thì bắt sâu trở lại làm người, nhất là những con sâu bự, sâu chúa. Từ người thành sâu được thì cũng có thể từ sâu lại thành người được chứ sao.”
“Miễn là có điều kiện cần và đủ,” ông béo chêm vào.    
“Đúng. Bài thơ này về lời Phật dạy cũng góp phần tạo nên điều kiện ấy. Và rồi chính những con sâu quay lại làm người ấy sẽ tự mình chữa  cái “lỗi hệ thống” kia, và làm cho quả táo không thối nữa. Đừng quên trước khi thành sâu chúng cũng từng là người, và trong chừng mực nào đó, chúng cũng là nạn nhân của cái “ hệ thống” được áp đặt từ trước.”
“Ông nói cứ ngon ơ. Chúng không dễ gì muốn trở lại thành người đâu.”
“Có thể. Nhưng hiện giờ tôi nghĩ đó là điều khả thi hơn cả, nếu không muốn nói duy nhất.”
Khi đứng dậy ra về, ông béo nói một câu không ăn nhập mấy với những điều vừa tranh luận:
“Giá bây giờ có Phật sống lại nhỉ?”

Hà Nội, 30. 4. 2012