31 thg 12, 2011

Buồn


Đến biển Khánh Hội để tưởng nhớ ngư dân gặp nạn 
   Sau bốn ngày đi "làm thuê" ở Cà Mau, chiều nay đã về Sài Gòn. Chuyến đi bao kỷ niệm, trở lại với rừng U Minh và sông nước Cà Mau. Tâm trạng buồn cố tìm niềm vui sao khó thế, lẩu cá kèo, uống bia Heineken chỉ thấy vị đắng. 
  Đêm về chẳng biết nói với ai, không muốn đi chơi và ăn đêm. Đêm ở miền cực Nam dài đến sợ. 
   Đến trường THPT Khánh An làm việc, tình cờ gặp thầy hiệu trưởng người Hải Dương vào trong này từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, ngày nắng cũng như mưa thầy phải đi về nhà bằng xe máy hơn 60 cây số, giáo viên gần trường nhất cũng 7 cây số, cả trường chỉ có phòng bảo vệ, không có nhà công vụ cho giáo viên lấy đâu chỗ nghỉ cho thầy. Trường chuyên của tình bé nhất cả nước, giải quốc gia đối với họ như trong mơ, lối vào trường chỉ rộng chưa đầy 2 mét, trường xây dựng trên đất nhà thờ. Tiếp xúc với các thầy cô giáo Cà Mau mới thấy họ quá khổ, không có một nguồn thu nhập gì ngoài đồng lương, song họ rất lạc quan, trường Khánh An ngày 20-11 tổ chức lễ kỷ niệm không có quà cho giáo viên, Hội cha mẹ học sinh có ít tiền các thầy cô đề nghị mua sách vở dành cho học sinh nghèo. Lòng yêu nghề và cuộc sống mưu sinh mới giữ được họ ở lại đây.
Đến nhà thầy hiệu trưởng người HD

Đi xuồng với dân Cà Mau
Ngồi nhậu trong rừng U Minh là vậy!



Từ biệt Cà Mau về SG


24 thg 12, 2011

Đi đâu về đâu?

Quê hương 
    Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm, người già sợ hãi khi “Mỗi độ Xuân sang mẹ tôi thêm một tuổi”, Giáng Sinh cũng đến gần song đều vô nghĩa, còn những ai đi cầu nguyện đêm nay?
   Nỗi lo âu không hề thuyên giảm, bệnh xã hội ngày một nặng thêm, không có thuốc chữa. 
   Mỗi sáng mai thức dậy đâu còn “ Một ngày mới lại bắt đầu”, tất cả chuẩn bị gồng mình để chống với nạn kẹt xe, tắc đường, bệnh tật, tai nạn giao thông, giá cả leo thang, đồng tiền mất giá, sàn chứng khoán chỉ thấy màu đỏ, tội phạm ngày càng nhiều. Vậy tìm đâu được niềm vui?
  Nỗi buồn và bực tức, theo Tôn Ngộ Không hãy trở về Hoa Quả Sơn có thể làm thay đổi…






16 thg 12, 2011

Đạo đức xuống cấp thử hỏi từ đâu?

   Chỉ một ngày trên trangmegafun.vn đưa hàng chục vụ án chồng giết vợ, thầy cưỡng dâm trò tiểu học, học sinh lớp 8 giết bạn cùng lớp, tòa án ăn tiền dân, kiểm lâm chính là lâm tặc… điển hình hai vụ: 
    Ngày 9-12, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa xét xử lưu động công khai vụ hung thủ Vòng Văn Trọng, sinh năm 1970, kẻ đã ra tay sát hại người vợ - chị Đỗ Thị Thu Hà bằng hai nhát dao chí mạng. Trọng đã phải nhận mức án tử hình. Tại phiên tòa đứa con trai Vòng Thanh Trúc 13 tuổi nói trong nước mắt: “Cha không còn ý nghĩa gì đối với hai chị em con hết. Cha không biết đau trên nỗi đau của chị em con. Cha đánh đập mẹ đau nhưng cha không biết trong lòng chúng con còn đau hơn. Và điều đau đớn nhất là chính cha đã chém những nhát dao chí mạng làm mẹ chết ngay tại chỗ. Cha còn tuyên bố: “Hai đứa chúng mày tự lo lấy bản thân”, vậy thì giờ con còn dám tin những lời biện minh của cha nữa không? Con không cần cha nữa và đề nghị Hội đồng xét xử tử hình đối với cha con...!.”
Chuyên thứ hai: Mẹ giết con để thanh thơi làm tình với chồng hờ.
Dương Thị Lưu từng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tỉnh Lạng Sơn, về giảng dạy tại Trường THCS xã Bắc Sơn. Cô giáo 20 tuổi đã kết duyên với Dương Doãn Khanh đồng nghiệp của mình. Đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, cho đến khi Lưu sinh đứa con trai đầu lòng. Có lẽ do Khanh là giáo viên, chỉ có đồng lương giáo viên còm cõi không đáp ứng đủ các nhu cầu của Lưu, tình cảm vợ chồng Lưu và Thanh ngày càng càng rạn nứt. Khi bé Dương Công Lân được 2 tuổi, cũng là lúc vợ chồng Lưu quyết định ly hôn. Không lâu sau, Lưu có quan hệ với Dương Doãn Thanh, sinh 1969 là người cùng thôn chung sống với nhau như vợ chồng. Lưu nói với Thanh về một gia đình thực sự nhưng Thanh tỏ vẻ lảng tránh và bóng gió rằng, khó mà sống hạnh phúc khi có sự tồn tại của đứa con riêng là cháu Dương Công Lân. Bằng chứng Thanh đưa ra những lúc Thanh đòi quan hệ với Lưu thì cháu Lân lại đang nằm cạnh vẫn chưa ngủ. Chiều lòng người tình, Lưu đã nghĩ cách giết con trai. Lưu tự viết thư, giả vờ là ông chú họ khuyên nên giết thằng bé để về sống với Thanh. Lưu đưa bức thư cho Thanh xem và bàn bạc giết bé Lân. Thanh mua vỉ thuốc ngủ đến nhà Lưu bóc lấy 2 viên đưa cho Lưu nghiền thuốc rồi hòa vào nước. Lưu gọi con vào cho uống. Đứa bé 6 tuổi ngoan ngoãn vâng lời mẹ tự tay cầm chén uống cạn sau đó Lân lên giường ngủ. Hai kẻ sát nhân lập tức bế cháu bé đến  mương nước cách nhà thả xuống để giả như Lân bị chết đuối. Khi vừa chạm nước lạnh, cháu Lân tỉnh dậy vùng vẫy, Thanh đã dùng cả hai tay tóm vào gáy và dìm mặt cháu Lân xuống nước cho đến chết. Xong việc, Thanh và Lưu giả vờ kêu khóc, nhờ người đi tìm con. Cháu Lân được phát hiện chết dưới mương nước.
  Còn điều gì xảy ra nữa đây?

14 thg 12, 2011

Chuyện xưa nhớ lại (P3)

    Đêm trước bố mơ thấy bà nội con về. Lưng bà còng, tóc bạc trắng, hàm răng nhuộm đen vẫn như xưa. Bà rủ bố đi theo bà. Bố nói:
-         Bà đi rồi con phải ở lại trông nom chăm sóc ông con đi sao được.
Không nói gì, bà lau nước mắt lặng lẽ bước đi…
 Bây giờ gặp lại người thân hay con cháu bà, họ đều nhắc đến bà khen bà tốt, sống tình cảm. Bố thường nói với mọi người “chẳng con nào giống tính bà”. Từ ngày bố biết cho đến lúc bà đi, cả đời bà chỉ lo lắng phục vụ chồng con. Bà âm thầm chịu đựng không nề hà bất cứ việc gì, dù buôn bán hay việc gì bà luôn lấy chữ tâm làm điều răn dạy. Bà dạy các con sống phải trung thực, đừng làm điều gì trái đạo đức. Có được tài sản, nhà cửa như ngày nay, một tay bà xây dựng, nếu có bàn ông chỉ gạt đi sợ vất vả lụy đến thân. Bà tính toán chắt chiu, tiết kiệm, chăm lo cho các con ăn học bằng người.
   Không hiểu sao từ ngày bà mất tính tình ông thay đổi cứ như bà nhập vào. Nhiều người mời ăn cỗ ông lấy lý do đau răng không ăn được, chờ ăn xong ông đến chơi nói chuyện với mọi người rất tình cảm.
  Bố không được trời phú thông minh như người khác, sinh ra từ một gia đình thuần nông, bố hiểu mình phải làm gì, con đường học hành của bố rất đáng tự hào, từ năm lớp 5 bố đã dự thi học sinh giỏi cấp huyện sau này bác Khôi cùng học với bố thời cấp 3 nhắc lại bố mới biết. Năm 1964 mấy xã mới có một trường cấp 2, bố học ở trường Hoàng Văn Thụ, tổng kết năm lớp 7 theo thang điểm Liên Xô, tất cả các môn đều đạt 5. Toán 5, Lý 5, Hóa 5, Sinh vật 5, Sử 5... chỉ có môn Văn 4+ (lúc đó cả trường có hai lớp 7  như lớp 9 ngày nay), thầy cô rất quí mến bố, mấy chục năm sau gặp lại thầy Khang người Hà Nội sống ở Sài Gòn vẫn gọi bố theo biệt danh cây toán.
Sau cải cách ruộng đất tư tưởng chủ nghĩa xã hội xuống tới tận vùng quê, đến đâu cũng nhắc đến phe Xã hội chủ nghĩa, nhìn tấm ảnh Mao Trạch Đông mặc bộ áo vét màu sữa cổ quàng khăn đỏ bế cháu thiếu niên mà thấy kiêu hãnh cho “phe mình” sao nó tươi đẹp thế. Song có mấy người biết các “ông anh” chúng ta đang đánh chửi nhau, Trung Quốc và Liên Xô đang bất đồng trên nhiều quan điểm, tranh dành quyền lực. Trên giới truyền thông suốt ngày nghe nói xấu và lên án nhau, ra đường bắt gặp đủ các loại tài liệu chống tư tưởng xét lại của Khrushchev phát không cho mọi người do Trung Quốc in. Cứ tưởng sức mạnh phe ta sắp đảo lộn cả trái đất, đế quốc chỉ còn chờ ngày diệt vong.
 Với tư tưởng của Chủ tịch Mao, các làng xã của ta hình thành các nông trang tập thể, trước mắt thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Ruộng đất, trâu bò công cụ sung vào tập thể. Gia đình nhà mình không được xét vào đợt đầu, hàng ngày nghe tiếng ý ới gọi nhau đi làm, bố thấy buồn và thua kém bạn bè hiểu được điều đó bà làm đơn cuối năm 1959 nhà mình vào hợp tác xã, bà khóc còn ông thở dài. Nhà mình lúc đó rất đông vui, sau 7 năm bà đi chữa bệnh sinh thêm chú Đ, cô Ph và chú Ph.
 Năm 1965 Mỹ đánh phá ra Miền Bắc, trường cấp 3 bố học cũng phải đi sơ tán. Hàng ngày về nhà bố theo xã viên hợp tác xã đi làm như gánh phân, nhổ mạ, gặt lúa nhưng chỉ cho ăn công phụ chẳng đáng là bao. Bố tham gia mọi sinh hoạt ở địa phương, xã đoàn tổ chức lớp học văn hóa mời bố dạy cho thanh niên.  Sợ nhất một lần bố đau bụng như chưa từng có, nhưng vẫn vác đất đắp cộng sự cho bộ đội pháo ở cầu Phú Lương tưởng rằng sẽ không sống nổi.
  Cuộc đời đâu có được suôn sẻ như theo mình muốn, sự hòa nhập như vậy bố không suy nghĩ gì cho rằng tuổi trẻ lúc đó là thế. Bố được nhà trường cử đi thi vào lớp toán đặc biệt của tỉnh nay là chuyên toán. Nhà trường yêu cầu phải có lý lịch, từ sáng sớm bà và bố vào gặp ông chủ tịch xã, lúc đó chưa một cửa như bây giờ chủ tịch giữ luôn dấu, chờ mãi ông ta ngủ dậy để ký. Về đến nhà bố đọc xong khóc tu lên, cả đời này bố không thể quên được với dòng chữ  “Chú ruột đảng viên thoái thác nhiệm vụ, cậu ruột đi lính ngụy có nợ máu với dân, bố đi hương dũng 3 tháng” thử hỏi lý lịch như vậy ai chấp thuận cho đào tạo nhân tài đất nước. Bố tìm hiểu ông chú thích văn nghệ, bỏ hết mọi công việc đi học kéo nhị về tham gia đội kịch ở xã, ông cậu thiếu úy lính nhảy dù ở Cát Bi Hải Phòng, bố đi hương dũng công việc hàng đêm ra đầu làng canh gác.
  Mấy tháng liền bố chẳng muốn học hành và làm gì. Nghe có đợt tuyển quân bố gặp bằng được anh Đức xin đi, họ bắt bố viết đơn tình nguyện lúc ấy bố 16 tuổi, người gầy và đen cân nặng 38 kg, khám sức khỏe đạt loại B2 nhưng vẫn được đi. Cả nhà buồn, bạn bè ngỡ ngàng khi biết tin này. Bước ngoặt lớn trong đời bố là đây.

12 thg 12, 2011

Chuyện xưa nhớ lại (P2)



     
Bà nội đã đi xa vừa đúng 20 năm, bố luôn tự hào về bà ngày xưa bố vẫn gọi là u. Bà lấy ông lúc đó nhà cụ nội nghèo lắm, là dâu trưởng bà biết phải làm gì, bà gánh vác bao công việc nặng nề trong gia đình nên họ tộc nhà mình rất kính trọng bà. Đời bà gặp nhiều bất hạnh, những lần bà tâm sự với bố bà đều khóc, khi lấy ông bà đã một đời chồng (ông chồng của bà mắc bệnh thương hàn rồi chết), về nhan sắc ông hơn bà nhưng ông rất yêu bà, bố biết cả đời ông chẳng phải lo nghĩ gì mọi thứ đã có bà. Con biết hôm bà mất, bố mẹ chỉ là giáo viên nhưng họ hàng, bạn bè tiễn đưa dài hàng vài trăm mét như thế con đủ hiểu bà sống như thế nào.
Họ hàng và người thân tiễn đưa bà
    Bố nhớ lúc ấy bố 6 tuổi, cán bộ cải cách ruộng đất đi xuống các thôn, thực hiện chính sách “Ba cùng” (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm), mấy ông đến nhà mình để xếp loại thành phần ông nào cũng thấp, gầy, đen trông dữ tướng. Mấy hôm sau thông báo nhà mình xếp trung nông vừa (trung nông vừa nhà sở hữu một con lợn và đàn gà), nhưng trong lý lịch của bố đều ghi thành phần gia đình trung nông. Sau này bố mới biết họ xếp theo cảm tính, xếp loại địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông theo tỷ lệ sẵn, càng nhiều địa chủ càng có thành tích cao. Các bần cố nông được học lớp tố khổ do các ông đội tổ chức, theo chỉ đạo của nhóm chuyên gia Trung Quốc, lúc ấy bố còn nhớ được xem bộ phim Bạch mao nữ sau này mới thấy sao giống ta đến thế, cán bộ cải cách phát động quần chúng khuyến khích nhớ ra các tội ác địa chủ bóc lột, cưỡng hiếp, kể cả vu khống, miễn là ly gián mọi người trong làng, chính vì thế có cảnh vợ tố chồng, con tố cha, nhiều địa chủ cưu mang người nghèo trong làng nay trở thành oán, ông bác rể nhà mình chỉ là phú nông ở làng khác mà mấy năm họ hàng không dám gặp nhau kể cả giỗ tết.
    Các buổi đấu tố thường vào ban đêm họ đốt đuốc để sinh hoạt, những gia đình có người bị đấu tố ra đường không dám ngẩng mặt, gặp các ông bà bần cố nông cúi chào xưng con, dù trong họ hàng chỉ là con cháu. Sau khi đấu tố địa chủ bị tam giam chờ tòa nhân dân xét xử. Bao nhiêu địa chủ kháng chiến, đảng viên bị kết án tù và tử hình oan sai, mà chẳng phải kẻ thù nào chính chúng ta tự hại nhau, do tính ghen gét, hẹp hòi, ích kỉ.  Có nhiều người không chịu nổi để minh chứng cho sự trong sạch của mình phải tìm đến cái chết, có người kêu oan đến trung ương nhưng vẫn quyết, chẳng hạn do yêu cầu làm “điển hình”  bà Nguyễn Thị Năm điền chủ ở Đại từ Thái nguyên kiêm chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, trong tuần lễ vàng bà hiến 100 lượng vàng cho Chính phủ lâm thời. Tham khảo ý kiến chỉ đạo cố vấn Trung Quốc được trả lời: ‘Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!’ Cuối cùng quy bà là địa chủ kết án tử hình. Thật đau sót không bao giờ rửa được!
 Sau sửa sai cải cách ruộng đất từ Trung ương tới địa phương nhất là sau Hội nghị “cần bảo vệ lãnh đạo, bảo vệ chế độ” phần nào cũng nhận thấy sai lầm, không khí trong làng không còn nặng nề, u ám, tiếng chó sủa lại thấy vào buổi tối vì có người đi lại thăm hỏi nhau, bố được ra sân miếu xem các anh chị thanh niên múa hát .
Gia đình nhà mình cũng vui hơn, mấy tháng trời bà nội cắp nón đi bộ quanh huyện tìm mua được gian nhà gỗ lim của một người được chia nay đem bán. Ngôi nhà rất đẹp nếu ở thời trước chắc chắn nhà mình là địa chủ.
Hay nhất mà bố chưa kể cho con, ngày còn bé bà đi chợ, phải thuê người trông bố, bà nội kể “hay cô làm bà hai nhà tôi nhé”, bà ấy chỉ cười, sau này bố có gặp bà vẫn nghèo, đông con bố có gửi tiền và quà cho bà.

Tôi viết blog chỉ là ngẫu hứng, trải lòng mình cùng mọi người. Không chính trị chính em gì cả. dangnba.

9 thg 12, 2011

Chuyện xưa nhớ lại (phần 1)

Bác khóc sau CCRĐ (ảnh TL)

     Ngày xửa ngày xưa… tưởng đã lâu, nhưng bố vẫn còn nhớ.
 Ngày bố còn nhỏ nhà mình chưa phải là nghèo, chẳng thế mà cải cách ruộng đất họ xếp thành phần trung nông. Bà nội buôn bán hàng đồng cứ vài ngày lại lên tỉnh, rồi đi tầu lên làng Đông Mai để cất hàng, mỗi lần như vậy khi về bà thường mua vài quả cam, khi chiếc bánh mì ở quê không có cho ông và hai chị em bố. Ông nội ít học, đọc sách đánh vần từng chữ, chữ viết rất to nguềnh ngoàng sai chính tả, bà nội có phần khá hơn nhất là tính nhẩm, bố thuộc lòng câu cửa miệng của bà “bà ngoại mất lúc tao mười hai tuổi đã phải đòn gánh trên vai đi chợ kiếm tiền nuôi em và cháu”, buổi tối bà theo học lớp bình dân do mấy ông ở xã dạy được chữ nào hay chữ đó, nhưng bà thuộc nhiều thơ, có cả Nguyễn Bính và truyện thơ khuyết danh, buổi tối bên ngọn đèn dầu bà kể bố nghe chuyện “Lưu quân cống Hồ” , “Lỡ bước sang ngang” chính vì thế bố cũng thuộc, lúc đó mấy ông đội cấm đọc Lỡ bước sang ngang cho là ủy mị. Ông thường kể những chuyện dân gian, phong tục cổ  theo “Thọ mai gia lễ” bố hiểu thế nào là hiếu thảo với cha mẹ, thờ cúng, tang lễ ngày xưa.
Năm 1953
    Mãi sau này bố mới biết lúc đầu có tên là Cốt, sau đổi lại như tên bây giờ vì ông bác họ nói cốt là xương là nhục, chuyện này chính bác ấy kể cho bố nghe, duy nhất anh M con của bác hiện đang ở Sài Gòn vẫn gọi tên Cốt.
    Những năm chiến tranh nhà mình ở trong xóm trại giữa cánh đồng, bố sinh ra ở đó năm bố lên hai hay ba gì đó chỉ bà còn nhớ, tây đi càn đốt cháy hết, hai chị em cõng nhau ra đầu làng ngồi khóc, lúc đó ông đi làm, bà đi chợ, bà bảo "thế là trắng tay" duy nhất còn sót lại chiếc chăn vải nhuộm củ nâu và cái đồng hồ Con gà của Pháp để trong cái nồi dấu ở vườn, đến nay chiếc đồng hồ vẫn còn để ở quê gần bằng tuổi bố.
   Bố cũng đã từng đi xem nông dân tố khổ do mấy ông đội chỉ đạo, nói đến các ông đội dân ai cũng sợ, không biết họ có tài gì mà để cho mọi người căm thù địa chủ phú nông đến thế, họ quát mắng địa chủ hơn cả con, họ lấy của địa chủ chia cho diện bần cố nông từ cái nồi, mâm bát đến con trâu, mảnh ruộng, nhà mình chẳng được chia gì. Bố được thấy mấy người đứng lên chỉ mặt địa chủ “vu oan giá họa” đổ tội cho họ, các bác địa chủ có người bố biết chỉ biết im lặng vì cãi là chết, có bác sợ quá tè cả ra quần. Thật đáng thương cho xã hội lúc bấy giờ chính ta lại vả vào mặt ta.
         HN 12/2011
 Tôi viết blog chỉ là ngẫu hứng, trải lòng mình cùng mọi người. Không chính trị chính em gì cả. dangnba.

5 thg 12, 2011

Thất vọng Bộ trưởng họ Đinh



Hà Nội - hàng ngày là vậy, không nhất thiết phải giờ cao điểm
Nhân vật của năm - Bạn chọn ai ? (Nháy chuột để xem ảnh)

  Trên Vnexpress có mục Nhân vật của năm- Bạn chọn ai? Với 6 nhân vật nổi tiếng mọi người đều biết vì thường xuyên xuất hiện trên truyền thông. Đây không phải bình chọn như Vịnh Hạ Long có chuyện lùm tùm, ông Nguyễn Văn Bình Thống đốc ngân hàng mấy tuần nay được xếp hạng đứng đầu, tiếp sau ông Đinh La Thăng Bộ trưởng GTVT, bà Nguyễn Thị Kim Ngân Phó Chủ tịch QH đội sổ.
  Liên quan tới thông tin đó tôi nhặt trên báo lề phải nhắc đến nhiều tới ông Bộ trưởng Đinh La Thăng. Số báo gần nhất đăng trao đổi qua điện thoại vào tối 2-12 với PV.
“Đây là cuộc vận động, CBNV trong ngành cần gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng để giảm ùn tắc, dù số cán bộ ít ỏi của Bộ tham gia đi xe buýt cũng góp phần làm giảm kẹt xe".
Nhưng thực tế văn bản lại ghi rõ: "yêu cầu CBCNVC sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày trong tuần". 
Tại sao lại có cách hiểu "tréo ngoe" vậy, thưa Bộ trưởng? Ông trả lời:
- Không nên bắt bẻ chữ nghĩa như vậy, quan trọng là mục đích hướng tới là cái gì? Đây là một cuộc vận động chứ không phải bắt buộc. Nếu nhân viên cấp dưới không đi xe buýt thì tôi cũng sẽ không phạt họ đâu. Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được.
Là người quản lý đầu ngành mà ông nói vậy thật chán cho ông. Ông không hiểu về Văn bản là thế nào?
  Xem trên VTV thấy lái xe Nguyễn Đình Trường cho phóng viên chui xuống gầm xe để có thể ghi lại cảnh tượng kỳ lạ: Thay cho việc sửa chữa phanh xe, người ta dùng dây thép buộc chiếc clê gá vào thay cho một chiếc vít chuyên dụng; tại một nơi chiếc clê như vậy còn ở vị trí. Một chiếc khác ở vị trí bánh xe khác đã bị rơi chỉ còn trơ đoạn dây thép mỏng manh. Ở hai vị trí khác người ta còn buộc bằng dây cao su!
 Thấy như vậy chỉ có dân là liều đi. Còn ông lo ngại không dám đi xe buýt là đúng, đấy là kỹ năng sống hiện nay phải dạy cho học sinh đừng chết một cách vô ích.

1 thg 12, 2011

Quan và Dân

   Hồi còn nhỏ vẫn thường nghe người lớn nói “Miệng quan trôn trẻ”. Giới truyền thông lề phải mấy tháng nay dùng tập hợp từ “ Lợi ích một nhóm người” có phải vì thế làm thay đổi tư duy của lãnh đạo. 
  Mới hôm nào được nghe tôi luôn đứng về quyền lợi của 90 triệu dân nay thì hoàn toàn khác.  

Tóm lại thì Petrolimex lỗ hay lãi?