30 thg 9, 2011

Đánh mất niềm tin

   Nói đến lạm phát các bà nội trợ rất sợ, tiền để trong túi cứ như bị đánh cắp, lúc nào cũng bắt gặp giá ngày hôm nay cao hơn giá hôm qua, đâu phải là chỉ là cân thịt, lạng cá mà từ mớ rau, củ hành, quả ớt thứ mà không thể thiếu được cho bữa ăn.
   Chiều ngày 26/09/2011 Chính phủ họp báo tuyên bố rằng: “Chính phủ: Đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát …”. Thêm nữa “Lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành vào cuộc mổ xẻ nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao …”.       Chẳng lẽ lạm phát đã xảy ra mấy chục năm rồi mà các bộ ngành đến bây giờ mới là “lần đầu tiên” mổ xẻ tìm nguyên nhân. Nếu vậy thì bấy lâu nay hàng loạt các cơ quan bộ ngành ăn lương từ tiền thuế dân nộp đã làm cái việc gì cho dân, để đến bây giờ các quan mới chịu ra tay nghiên cứu mổ xẻ chống lạm phát. TS Võ Trí Thành nêu rõ, Chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện mục tiêu hạ lạm phát đang từ 18% năm nay giảm hẳn mức lạm phát chỉ một chữ số ở năm sau. Có ai tin không?
  Chỉ năm 2011 đã 4 lần Chính phủ phải điều chỉnh con số lạm phát từ 6,5% nay đã 18%. Điều đáng nói là ta có quyết tâm không, kiên trì không, thông điệp điều hành chính sách có rõ ràng không. Cũng phải nhìn nhận lại mục tiêu tăng trưởng trung bình trong 5 năm tới như thế nào. Gần đây các nhà khoa học đều có sự thống nhất cao độ về đánh giá nền tảng vĩ mô ở Việt Nam còn rất yếu, dù lạm phát theo tháng của ta đã giảm, nhưng kết quả tích cực vẫn rất mong manh.
Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên khái quát: sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
   Cùng mạch “nhìn thẳng, nói thật”, ông Võ Đại Lược nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng “đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng liên tục trong mấy năm liền, mà tiền lương không theo kịp. Tâm trạng dân chúng bất bình với các hiện tượng tham nhũng tràn lan, an ninh xã hội xấu đi...”
Vậy điều gì để dân tin được hai kịch bản mà Bộ Kế hoạch đầu tư đưa ra:
  Kịch bản 1 được xây dựng trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng có xu hướng phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011. Những khó khăn ở trong nước từng bước được giải quyết, lạm phát giảm mạnh, kinh tế vĩ mô đi dần vào ổn định. GDP tăng khoảng 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 101,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2011, nhập siêu khoảng 13%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 740,5 nghìn đồng, tỷ lệ bội chi bằng 4,8% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 34% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%.
   Kịch bản 2 được xây dựng trong bối cảnh những khó khăn của kinh tế trong nước chậm được khắc phục, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp khó lường, đặc biệt là khủng hoảng nợ công và nguy cơ rơi vào suy thoái kép. GDP tăng khoảng 6%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100,8 tỷ USD, tăng 12%, nhập siêu khoảng 13,5%. Tỷ lệ bội chi vẫn là 4,8%, trong khi thu ngân sách thấp hơn với 736,4 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển ở kịch bản này chiếm khoảng 33,5% GDP, và chỉ số giá tiêu dùng vẫn được dự kiến tăng dưới 10%.
Mất cái gì cũng tiếc, song mất niềm tin là sợ nhất.

25 thg 9, 2011

Đỗ Nhật Nam 11tuổi thắng bốn sinh viên cuộc thi hùng biện Wordstorm

  Tranh luận về án tử hình
Để tới vòng chung kết, Đỗ Nhật Nam đã vượt qua gần 100 thí sinh, nhưng nhiều người vẫn nghĩ cuộc đấu giữa cậu bé lớp 5 với các sinh viên ĐH Ngoại thương, ĐH Hà Nội và Học viện Ngân hàng có vẻ không cân sức.
   Trong phần thi hùng biện bằng tiếng Anh, Nam bắt trúng đề tài khó nhằn với cả nhà làm luật: Có nên bỏ án tử hình hay không?
   Sau hai phút chuẩn bị, Nam bước ra sân khấu và bắt đầu hùng biện mở đầu bằng việc đặt câu hỏi: Khi tử hình người phạm tội, ta cũng làm một việc tương tự như họ, đó là giết người. Tại sao khi người đó giết người bị coi là phạm tội, còn chúng ta lại không? Câu hỏi tưởng rất trẻ con ấy lại chứa đựng những vấn đề nhân văn đáng suy ngẫm khiến cả hội trường lặng đi.
   Gương mặt ngây thơ, giọng nói tiếng Anh hồn nhiên, trong trẻo, nhưng những lời của Nhật Nam thật sâu sắc: Người phạm tội cần bị xử phạt, nhưng sẽ quá tàn nhẫn nếu xử tử. Nhiều quốc gia như Anh hay Nhật có luật cấm xử tử, ở Mỹ, có một số bang chấp nhận án tử hình, còn một số thì không…
Trong phần đối đáp với ban giám khảo, trả lời câu hỏi: “Với trường hợp kẻ giết người dã man chỉ phải chịu án tù, ra tù lại phạm tội thì sẽ phải như thế nào?” Nam nói: “Mình cần phải giáo dục anh ta từ trong tù, rằng không nên tiếp tục tái phạm, dạy nghề cho anh ta, mở mang đầu óc để nghĩ lạc quan hơn…”.


22 thg 9, 2011

Sai ở đâu?

   Trên trang bee.net.vn có đưa tin: Tại hội nghị bàn về giá xăng dầu ông Nguyễn Lộc An Phó Vụ trưởng vụ thị trường trong nước Bộ Công thương nói rằng “Tôi không giỏi nhưng cũng đi thi toán quốc tế, tôi không hiểu Bộ Tài chính tính kiểu gì?”
 Tôi nghĩ bài toán giá xăng dầu không phải là khó, dễ là khác yêu cầu tính đúng tính đủ đầu vào và đầu ra theo quy ước nào đó làm gì phải bàn cãi thêm to chuyện, để cho dân cư mạng bảo các vị đang ngồi trên tàu Titanic thật đáng buồn.
   Nhưng tôi được biết ông Nguyễn Lộc An chưa từng dự thi toán quốc tế, danh sách học sinh Việt Nam dự thi đến nay không có tên ông. Vậy ai đúng ai sai?
 Tôi viết bài này hôm 21/9, với tiêu đề "Sai ở đâu ?"  tôi cho rằng cán bộ cấp Vụ như ông Nguyên Lộc An đâu dám nói vậy, có thể do "thằng đánh máy" hoặc phóng viên đưa tin sai, nay mọi người đã rõ ông Nguyễn Lộc An là thế nào?

Đừng nghĩ thi toán quốc tế đã là giỏi

    Mấy ngày vừa qua Bộ trương Vương Đình Huệ rất quyết liệt trong vấn đề giảm giá xăng dầu "Hơn mười năm làm ở Kiểm toán Nhà nước, tôi đã biết rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu. Vì vậy quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân"
Trong cuộc hội thảo ngày 20-9 ông Nguyễn Lộc An, vụ phó Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương,  phê phán kịch liệt quyết định giảm giá xăng dầu của Bộ Tài chính gần đây. “Ngày 26-8, tính giá cơ sở doanh nghiệp đang lỗ. Thế mà tự nhiên Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá. Tôi nghe tin cứ nghĩ Bộ Tài chính bị làm sao”. Ông An nói thêm “Tôi không giỏi nhưng cũng đi thi toán quốc tế, tôi không hiểu Bộ Tài chính tính kiểu gì?”.
 Kết luận hội thảo, ông Vương Đình Huệ tiếp tục tinh thần đanh thép khi cho biết cầu thị lắng nghe nhưng yêu cầu ông Nguyễn Lộc An  “dù học nhiều nhưng cũng cần có kiến thức thực tế”. Tôi biết những học sinh chuyên toán thành đạt không bao giờ vỗ ngực tự khen mình như ông Nguyễn Lộc An.
Ông Huệ khẳng định sẽ chịu trách nhiệm cá nhân về việc quyết định cho giảm giá xăng 500 đồng/lít ngày 26-8 và tiết lộ thông tin: Tính đến ngày đó, không như thông tin doanh nghiệp khó khăn, Petrolimex ngoài khoản lãi định mức 300 đồng/lít, theo số liệu hải quan, còn dôi ra một khoản 780 đồng/lít. “Tôi đã gọi anh Bùi Ngọc Bảo HĐQT Petrolimex lên, anh Bảo nói giảm được. Tôi bàn với lãnh đạo Bộ Tài chính và quyết định giảm” - ông Huệ nói và yêu cầu các cán bộ cần bớt quan liêu.
Đến phút chót, không khí vẫn căng thẳng khi ông Nguyễn Lộc An đứng dậy phủ nhận thông tin doanh nghiệp lãi như ông Huệ nói. Đến lúc này ông Bùi Ngọc Bảo phát biểu lại: “Tôi thấy xu hướng giá thế giới giảm nên nói có thể giảm chứ không biết khoản lãi nào như thế”. (Năng lực cán bộ là vậy)
Ông Huệ khẳng định: “Nếu cần công bố gian lận tôi sẽ công bố các gian lận” 
   Ông Huệ yêu cầu doanh nghiệp nào không đảm bảo dự trữ lưu thông, có ý định rút khỏi thị trường vì lỗ hãy lên tiếng để Bộ Tài chính biết. Ngay cả Petrolimex nếu không thể tham gia cũng có thể lập tổng công ty khác. “Việc giảm giá là hoàn toàn đúng quy định và là cơ sở giúp CPI thấp đi, giúp giảm lãi suất, đứng về 80 triệu người dân” 

20 thg 9, 2011

Nhac sỹ Nguyễn Trọng Tạo trước bức họa của Hà Vũ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi thấy nhà thơ Huy Cận trước song sắt nhà tù
Hà Vũ trao cha bức chân dung Tướng Giáp
Tôi thấy cha con cùng rơi nước mắt
Nước mắt chân dung giàn giụa bức tranh.

Sao lại khóc?
Những con người yêu nước
Độc lập, Tự do… máu nhuộm ngàn năm
Giọt nước mắt thấm máu
Loang đỏ tuổi Một Trăm.

Bức chân dung Nhân Dân đón rước
Dậy sóng biểu tình dìm ý đồ xâm lược
Bức chân dung người lính già
Từ kháng chiến bước ra…

Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
Nhưng hãy nhớ ngã ba Đồng Lộc
Có nhiều trận thắng trên mặt đất này
Nhưng hãy nhớ trận Điện Biên Tướng Giáp

Một ngày nghìn thu
Trăm Năm thoáng chốc
Những tâm hồn vì nước đẹp như mơ
Bức chân dung theo cha ra ngoài song sắt
Người vẽ bức chân dung vẫn ở trong tù…


Hà Nội, 19.9.2011

Làm xấu hình ảnh Công an

  Chuyện xảy ra vào 22h ngày 18/9, tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội gồm CSGT, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm trên đường Xuân Thủy. Lúc này, tổ công tác phát hiện một người đàn ông đi xe máy SH không có BKS, không đội MBH. Khi lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình giấy tờ, người đàn ông này tự xưng là cảnh sát hình sự. Người thanh niên mặc áo trắng đến giải thoát cho người vi phạm GT  là CA, đá tung máy ảnh của PV.

19 thg 9, 2011

Cù Huy Hà Vũ vẽ tranh trong tù


Nguyễn Khoa Điềm
Lập thân mến,

Mình có xem bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hà Vũ mới vẽ tặng Đại tướng nhân dịp ông tròn 100 tuổi. Bức tranh đẹp, rất xúc động. Mình có làm bài thơ gửi trang mạng ” Quê …Đại tướng” của Lập.
Chúc an vui. NKĐ
(Thư gửi cho Nguyễn Quang Lập)
BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH GIÀ
Những giọt nước mắt
Thật buồn
Thật lặng lẽ
Trước bức chân dung
Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi
Của một người tù.
Trận chiến Lịch Sử
Đã phá tung mọi xiềng xích ?
Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Vẫn bình tâm
Dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính già.
                              19.9.2011
                       Nguyễn Khoa Điềm

16 thg 9, 2011

Chuyện buồn ngày xưa


Bài viết này của anh Nguyễn Trọng Tạo, tôi post lên mọi người cùng đọc để suy ngẫm một thời đã qua
NTT: Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ , Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói: “Ba thằng mày bảo được là được!”. Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bàiĐồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995 này, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.
*

ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI


Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
                                 đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
                                             dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
(1956)

13 thg 9, 2011

GS Chu Hảo nói về giáo dục (tiếp)

   Tôi biết GS Chu Hảo khi ông còn làm thứ trưởng Bộ KHCN, gần đây tôi gặp và được nói chuyện với ông khi ông chủ trì cuộc hội thảo về ông Phan Khôi ở Hội liên hiệp KH, ông Lại Nguyên Ân đề dẫn. Tôi không khỏi ngạc nhiên số khách mời toàn những nhà khoa học có tên tuổi như Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Phạm Duy Hiển Viện nguyên tử, TS Nguyễn Quang A các ông nói về thân thế sự nghiệp của ông Phan Khôi chưa thấy sách nào đưa, các ông hiểu biết rộng rãi trên mọi lĩnh vực, tôi nghĩ chỉ khi được học hành cơ bản và nghiêm túc trong công việc mới có kết quả như vậy.

GS Chu Hảo nói về giáo dục

GS Chu Hảo và GS Ngô Bảo Châu trong chuyên mục khoa học VN

12 thg 9, 2011

Tiên nữ làm nên sự tích

   Đã từ lâu người Việt Nam ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm Tháng Tám âm lịch là do phỏng theo phong tục của người Trung Quốc.
   Chuyện kể rằng thời Vua Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm Tháng Tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời rất đẹp và không khí mát mẻ. Nhà Vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà Vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà Vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong phút giây tuyệt vời ấy nhà Vua quên cả trời sắp sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà Vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà Vua còn vấn vương cảnh thần tiên rơi vào cạnh mộng du nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm Tháng Tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà Vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Không biết có phải tích này mà cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác ca khúc bất tử để mãi cho đời đó là Thiên thai

9 thg 9, 2011

Hãy nghiêm túc nhìn lại chính mình

     Cho đến nay Việt Nam tỷ lệ lạm phát đã lên tới 17,64% (kể từ đầu năm) do Tổng cục Thống kê công bố, như vậy đã “phá rào” Nghị quyết của Chính phủ đưa ra hồi đầu năm lạm phát không vượt quá 7%. Mới đây có ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đưa tin lạm phát Việt Nam lên tới 23,02%?
    Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng vừa qua được Thủ tướng ký ban hành ngày 8/9, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng như Ngân hàng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư… phân tích, làm rõ nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam.
  Có ý kiến đặt vấn đề kỳ họp thứ hai Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về lạm phát, nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam. Nhiều ý kiến đưa ra do mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số… còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc, nhất là còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
  
Nhưng có một số nguyên nhân chính rất nhiều người nhìn ra mà không thấy đưa ra đó là: Năng lực điều hành yếu kém, tham nhũng ngày càng lớn, dẫn tới niềm tin bị đánh mất.

7 thg 9, 2011

Hành Trình Về Tây Phương - Em Như Ý (tiếp)

Ác mộng

  Nam mô A Di Đà Phật, bây giờ đã qua giờ tý, ngày Ất Sửu, tháng Đinh Dậu;
  Con cúi xin trời đất, Đức Phật từ bi hỷ xả phù hộ và giúp đỡ chúng con tai qua nạn khỏi trong cơn ác mộng mà con vừa gặp.
   Lần đầu tiên con cầu mong trời đất, Đức Phật rủ lòng thương đến chúng sinh.
Hình mô tả ác mộng

5 thg 9, 2011

Hiệu trưởng như vậy nói sao được mọi người

PTT đi giữa hai hàng Hồng kỳ
    Hôm 4-9 PTT Nguyễn Thiện Nhân đến dự khai giảng tại trường THPT Việt Đức phóng viên đưa tin "Thầy giáo Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Việt Đức cho biết năm học 2011-2012, trường Trung học phổ thông Việt Đức đón 700 học sinh lớp 10, nâng tổng số học sinh toàn trường lên 2.200 em. Đã có 79,71% học sinh nhà trường xếp loại văn hóa khá, giỏi; tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 99,9%; trong đó hơn 70% học sinh đỗ đại học, cao đẳng."
    Nếu thầy hiệu trưởng mà dùng từ "xếp loại văn hóa" thì thầy nên nghỉ đi cho dân nhờ phải là xếp loại "Học lực" dù rất nhỏ nhưng thầy nói vậy, không biết giáo viên và học sinh nghĩ gì?
   Nhưng cũng xem lại cách đưa tin của phóng viên VNTTX

4 thg 9, 2011

Tham khảo về kinh tế Việt Nam

  Australia and New Zealand Banking Group (gọi tắt là Ngân hàng ANZ) là ngân hàng thương mại nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trên phương diện vốn đầu tư, số lượng khách hàng, số nhân viên và trụ sở. Trong số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng ANZ là ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất. ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam với chi nhánh đầu tiên mở tại Hà Nội vào tháng hai năm 1993 và chi nhánh thứ hai được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996.
  Đã đánh giá chỉ số giá tiêu dùng tháng 8-2011 của Việt Nam leo cao lên 23% so tháng 8/2010 từ 22,2% hồi tháng 7. Tính theo tháng, lạm phát dịu xuống ở mức 0,9%. Mức tăng giá lương thực, thực phẩm là 34,1% và đóng góp vào lạm phát tổng thể 13,6 điểm phần trăm, trong khi lạm phát phi lương thực và phi nhiên liệu chạm mức 11%. Như vậy, đà lạm phát đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp.



3 thg 9, 2011

Chống tham nhũng kiểu Chí Phèo


Vương Trí Nhàn

  Trong các chương trình địa lý bọn tôi học những năm sau hòa bình 1954 thường có câu đất nước mình rừng vàng bể bạc. Các vùng khoáng sản là cả một niềm tự hào. Tin tức về mỏ than in trang nhất trên các báo gây ấn tượng không chỉ với các đoàn xe và cần cẩu hoành tráng, mà còn hình ảnh những người thợ mỏ đi sâu vào lòng đất, khai thác khu mỏ một cách khoa học. Biểu tượng của một nền sản xuất hiện đại đấy!
Còn hiện nay, — thời của phát triển – nhớ đến các vùng mỏ là người ta nhớ tới khai thác theo lối thổ phỉ. Vài cái lều như lều vịt được dựng lên. Rồi từng bao tải con con được buộc sau xe đạp và chuyền tay từ xe nọ sang xe kia. Trên nền của một vùng đất hoang sơ, con người sao mà bé nhỏ thảm hại! Giống như những đứa trẻ nhân lúc bố mẹ đi vắng mở tủ lấy tiền ra phố chơi game, chúng ta ăn cắp của ngay quê hương xứ sở mình!
Mùa hè 2004, có dịp nghỉ ở Sầm Sơn, tôi được nghe một cậu xích lô giải thích về tình trạng đường xá ngổn ngang ổ gà khấp khểnh: “Có gì lạ hả bác, ban ngày giao thông vừa đổ cát sỏi ra đường, thì đêm dân họ ra họ hót về xây nhà xây sân, đâu mà còn vật liệu làm đường“.
Còn việc sau đây thì xảy ra ở Hải Phòng: một cây cầu mới xây ở bị bà con mình tháo nậy cả ốc vít, bù loong, để mang bán đồng nát.
Những hoạt động mang tính chất thách thức cả pháp luật như thế này rõ ràng cách phản ứng tự phát của người dân.
Ở chỗ riêng tư, ta hãy nghe họ lý sự:
– Không ăn thì mấy ông chính quyền cũng ăn.
– Các ông ấy ăn nhiều chứ mình được mấy!
Thì ra không phải là họ không hiểu rằng mình sai trái hư hỏng. Song họ vẫn làm. Họ chống tham nhũng và quản lý kém bằng cách thêm một tay đẩy nhanh cái quá trình tiêu cực ấy. Mà đây không phải chỉ là những phản ứng nhất thời. Phải xem nó – thời gian gần đây — là cả một xu thế chi phối cách sống cách nghĩ nhiều người.
Vụ thi cử nào cũng kèm theo bao tai tiếng. Dẫu vậy, trong nhận thức cuả nhiều người tôi quen, so với những vụ PMU18 hoặc Vietnam Airlines hoặc Vedan… thì những bê bối trong ngành giáo dục thường được xem là chả thấm thía gì.
Nói chung, người ta dễ thông cảm với chuyện mấy ông chính quyền địa phương dung dưỡng cho các trường “tùy nghi“ trong thi cử; người ta lại càng dễ bỏ qua cái chuyện mấy bậc cha mẹ học sinh xông vào tận trường thuê người giải bài rồi ném đáp án cho thí sinh.
Đặt những cuộc thi là cái mốc thì dễ dàng nhận ra có một sự nỗ lực liên tục trong hành xử của các bậc phụ huynh trong suốt thời gian con cái đến trường. Sự nỗ lực này kéo dài từ chuyện quà cáp cho thầy cho cô để xin điểm từ các năm tiểu học, cho tới việc chạy đôn chạy đáo xoay sở và mua chỗ cho con ở các cơ quan công sở sau khi con tốt nghiệp đại học.
Hình như trong muôn vàn thứ tội hối lộ, cái chuyện hối lộ để con cái có được mảnh bằng và chỗ làm việc là dễ tha thứ nhất.
Tại sao cách định hướng tương lai theo kiểu đó đang trở thành phổ biến?
Hãy nghĩ đến một lý do đơn giản: với nhiều người dân thường, nay là lúc hiện tượng tham nhũng đã trong tình trạng bất khả kháng.
Vậy thì chỉ có một cách tốt nhất để một người bình thường đỡ thiệt là họ cũng phải được tham dự vào cái bộ máy quan liêu đang hái ra tiền đó.
Mà làm gì có phép mầu nào khác, ngoài cách kiếm cho con cái các loại bằng cấp danh hiệu. Rồi chịu khó xuất ít vốn mua chức vụ, từ đó len dần vào bộ máy, để có cơ hội tham nhũng như ai.
Bỏ vốn ra rồi sẽ có lúc hoàn vốn, người ta ngấm ngầm rút kinh nghiệm. Không hẹn mà nên, nhiều người đã gặp nhau ở cái “ý tưởng lớn“ đó.
Đọc trên một số tờ báo, thấy nói các cuộc đình công trên toàn quốc đã lên đến con số hàng ngàn. Và trên diễn đàn Quốc hội, khi bàn về luật lao động các đại biểu có xu hướng muốn xem việc đình công này là một phản ứng tự nhiên, có sự tranh chấp không thỏa đáng thì phải có đình công, không thể vì cớ “ bảo đảm yêu cầu quản lý, yêu cầu ổn định “ mà xem cuộc đình công nào cũng là bất hợp pháp.
So với cách phản ứng trực tiếp bằng đình công của công nhân, thì cái cách bà con “nhẫn nhục chung sống với bất công” “lấy tham nhũng nhỏ để chống tham nhũng lớn” mà tôi thử miêu tả trên đây có vẻ không mấy thách thức, song chính ra nó mang lại những tai hại sâu xa và nặng nề hơn. Nói nôm na tức là cách “chống tiêu cực” ấy có vẻ Chí Phèo và nó gây hại ngay đến cả người trong cuộc, nó hạ thấp người ta xuống.
Ghi lại ở đây tôi chỉ muốn lưu ý rằng đạo đức và cách kiếm sống của con người trong xã hội là có liên quan đến nhau.
Từ những sự việc nho nhỏ hàng ngày trong lòng cộng đồng luôn luôn có sự tổng kết ngấm ngầm để biến thành “minh triết” chi phối sự tồn tại hàng ngày của mỗi cá nhân.
Trong y tế, một khi tình hình căn bệnh lây lan đã quá phổ biến, người ta gọi đó là một trận dịch. Trong sức khỏe tinh thần cũng có hiện tượng tương tự.
In lần đầu trên báo Người đại biểu nhân dân 7-2006. Bổ sung và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại, Nxb Trẻ, 2009. Hoàn chỉnh lần cuối, 8-2011.

Ghi chú ngày 12-8-11

Chí Phèo đã trở thành một thứ siêu mẫu trong xã hội hiện đại với nghĩa một cách sống trơ tráo liều lĩnh ăn vạ. Gần đây một số nhà nghiên cứu văn học có xu thế nhận ra trong nhân vật này của Nam Cao niềm khao khát lớn lao là được trở lại với cuộc sống lương thiện và xem đó chính là một điểm sáng trong hình tượng nhân vật. Song trong bài này, người viết vẫn dùng Chí Phèo theo nghĩa cũ.

Bé Như Ý 9 tuổi thuyết pháp về Tu Hành - Toàn Bộ

2 thg 9, 2011

Chào mừng năm học mới

Bài hát sống mãi với thời gian
Nhạc Bùi Đình Thảo-Thơ Minh Chính(Minh Chính đã hy sinh trong chiến trường năm 1973)
  Tốt nghiệp đại học năm 1976 cả khoa toán chúng tôi mọi người đều vui vẻ nhận quyết định đi bất cứ nơi đâu, nhiều người đi miền núi. Hơn 400 SV nhưng không một ai chống quyết định, diện tôi bộ đội trở về nên được trình bày nguyện vọng mặc dù tôi được tổ chức thông báo về SP2(Xuân Hòa)nhưng xin về quê do bố mẹ đã già. Một người bạn cùng lớp đã chép tay bản nhạc này gửi về cho tôi... Từ đó đến nay không gặp lại. Mỗi khi khai giảng tôi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa và không quên hát bài "Đi hoc".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập